Ngày chủ nhật, thêm chút xíu dấm ớt gửi người Cù Không Cười:
“Giây phút khó quên” chưa từng xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa có trình độ văn hóa cao gấp triệu lần … “
Ngoài ra, chúng tôi còn định chú thích chức vụ những người được nêu tên trong bài báo, song e rằng làm như thế sẽ xúc phạm bạn đọc xã hội chủ nghĩa vốn rất chăm chú theo dõi tình hình thế giới, thậm chí có thể mê mải đến độ quên cả tình hình gần nhà mình!
P.T.
Trong lúc ông David Cameron phủi sạch vết trứng trên áo mà một học sinh đã ném vào người ông, thì chắc hẳn ông cũng tự an ủi rằng ông không phải là chính trị gia đầu tiên biết được con đường đi giao lưu với cử tri không phải lúc nào cũng theo đúng kế hoạch.
Cho tới trước khi bị ném trứng, ác mộng mà ông Cameron gặp phải khi đi vận động bầu cử là một con gà – do một nhà báo của tờ Daily Mirror ăn mặc giả trang y như là một con gà- đi theo ông như hình với bóng trong mấy ngày trời.
Hôm thứ Tư, khi chiếc áo sơ mi trắng tinh của ông bị dính vết của một trứng gà vì một học sinh ném trúng khi ông vận động bầu cừ tại Cornwall, ông đã nói đùa: “Cho tới giờ, tôi mới biết con gà có trước cái trứng, hay cái trứng có trước con gà. Dứt khoát con gà có trước cái trứng!”
Tuy nhiên, không phải tất cả các chính khách đều thấy khía cạnh khôi hài khi giáp mặt với một người dân không thân thiện với mình.
Cú đấm của Prescott
Không mấy ai có thể quên được cảnh ông John Prescott quay lại đấm một nông dân sau khi nhận được một quả trứng gà mà nông dân này ném vào ông.
Lúc đó, ông John Prescott còn là Phó thủ tướng đang đi thăm dân tại vùng phía Bắc của xứ Wales trong cuộc vận động bầu cử năm 2001.
Ngày hôm sau, Thủ tướng Tony Blair đã nói “John là John” để coi nhẹ sự cố này sau khi đoạn phim quay cảnh ấu đả này được chiếu khắp thế giới.
Nông dân Craig Evans sau đó nói rằng ông chỉ muốn phản đối Chính phủ là không hỗ trợ cho giới nhà nông đúng mức khi họ phải gánh chịu hậu quả tài chính vì dịch bệnh “Long móng lở mồm” giết hại đàn bò của họ.
Về phần mình, ông Prescott nhấn mạnh rằng ông chỉ tự vệ vì có ai đó đã ném một quả trứng gà lên đầu ông.
Các chính khách khác đã chọn “đấu võ mồm” hơn là “thượng tay, hạ chân” như ông Prescott.
Hồi năm 1970, khi Thủ tướng Anh vào lúc đó là ông Harold Wilson thuộc Đảng Lao động bị một ủng hộ viên Đảng Bảo thủ ném trứng gà vào người vì đoàn cricket danh tiếng Springboks của Nam Phi bị hủy nhập cảnh không được đến Anh quốc để đấu hữu nghị.
Ông Harold Wilson nói rằng giá sinh hoạt tại Anh không có tăng vọt phi mã như Đảng Bảo thủ đã rêu rao, vì nếu quả thật như vậy, thì dân chúng không có đủ tiền để mua trứng để ném đâu.
Ông nói: “Nếu như Đảng Bảo thủ lên cầm quyền, thì chỉ sau năm năm, không ai có đủ tiền để mua một quả trứng.”
Bị chất vấn vì trường học
Gordon Brown cũng không thiếu người chất vấn ông trong cuộc vận động bầu cử lần này. Hồi đầu cuộc vận động, ông đã bị một phụ huynh học sinh chất vấn về chỗ học tại mạn Nam của Luân Đôn.
Ông Ben Butterworth đã hỏi Thủ tướng Brown là tại sao con trai lớn của ông không có được một chỗ tại một trường nhà nước.
Nhưng ông Brown không ngừng nói với người phản đối, và sau đó, ông nói rằng ông rất “sung sướng” được trả lời các câu hỏi trong một cuộc hỏi đáp công cộng , tuy nhiên, ông không trả lời lúc đó vì ông bận đi đến một buổi tiếp dân khác.
Trái lại, người tiền nhiệm của ông có một cách trả lời khác hồi năm 2001 khi bị một phụ nữ giận dữ đã hỏi ông về chế độ chăm sóc cho người bị ung thư, cụ thể là chồng bà đang bị ung thư nhưng không hưởng sự chăm sóc đúng mức.
Ông Tony Blair đã ngừng lại để trả lời cho bà Sharon Storer khi bà chất vấn ông bên ngoài bệnh viện Queen Elizabeth ở thành phố Birmingham.
Bà Sharon Storer đã công kích ông rằng khi vận động bầu cử, ông có đưa ra cương lỉnh cho Đảng Lao động là sẽ cung cấp thêm y tá và thêm giường bệnh nhưng nay bà đâu có thấy.
Ông Blair đã chụp lấy cơ hội này để khích bác đảng đối lập: “Họ đang cố gắng làm tốt hơn chúng tôi, họ đang cố gắng.”
Trong một cung cách nào đó, ông Tony Blair đã biến sự bực tức của một người dân thành một đề tài tranh cử mà sau đó được ghi vào nghị trình chính trị của các đảng.
Không phải chỉ bị ném trứng
Robert Kilroy-Silk, lúc còn là nghị viên Âu châu (MEP), đã bị tưới nguyên cả một thùng phân chuồng lên bộ com-lê và cà vạt lụa mới tinh, khi ông đến để được một đài phát thanh tại Manchester phỏng vấn hồi năm 2004.
Người tưới thùng phân này nói rằng ông không chịu nổi một bài xã luận mà ông Kilroy-Silk đã viết về tín đồ Hồi giáo. Ông Kilroy-Silk đã phản ứng lại bằng cách ném trả phân chuồng lại vào người đã ném phân trước vào ông.
Đó là chuyện trước đây, còn bây giờ tranh luận với các đối thủ và người dân trong phòng thu hình của một đài truyền hình, chứ không còn phải tranh luận trên đường đi vận động bầu cử nữa.
Nhưng có một điều chắc chắn, là nhất cử nhất động gì của họ, cũng không qua được ống kính thu hình nếu không là chuyên nghiệp thì cũng là nghiệp dư.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/04/100422_unforgettable_encounters.shtml