Lược ghi cuộc trao đổi với phóng viên Tú Anh của RFI về những sai sót của Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ và của Google

Ngày 15-4-2010, nhân Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ thừa nhận sai sót trong việc ghi chú chữ China dưới quần đảo Hoàng Sa trên tấm bản đồ thế giới do họ vừa phát hành, đài RFI đã có buổi phỏng vấn hai anh Nguyễn Hùng và Lê Quang Long là hai trong ba tác giả đã liên tục gửi nhiều thư đến Hội ấy đòi hỏi phải sửa chữa. Cùng thời gian với những lá thư của 3 người Việt này, nhóm GS Ngô Vĩnh Long và Vũ Quang Việt ở Hoa Kỳ và Nhóm khởi xướng trang mạng Bauxite Việt Nam ở Việt Nam cũng đã có thư gửi đến Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ với cùng một mục đích (tất cả những thư này đều đã được đăng trên Bauxite Việt Nam bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt). Và ở trong nước thì hầu như đã dấy lên cả một phong trào phản đối việc làm sai của cơ quan in ấn địa đồ tư nhân rất uy tín này của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, trong khi Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ có hành động sai lầm như trên bị công luận rộng rãi phản ứng thì Công ty Google cũng đã phạm một sai sót không nhỏ là cho công bố những bản đồ giữa Việt Nam và Trung Quốc với đường biên giới lệch hẳn vào trong lãnh thổ Việt Nam, mà trang mạng Bauxite Việt Nam đã kịp thời lên tiếng, kế đó bà Nguyễn Phương Nga đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức tuyên bố việc làm của họ là sai, rồi tiếp đến 3 anh Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá và Lê Quang Long lại viết thư gửi đến Google, nhưng đến nay, Google vẫn giữ thái độ im lặng.

Trong bài trả lời RFI, hai anh Nguyễn Hùng và Lê Quang Long cũng đã bày tỏ nỗi bức xúc trước thái độ im lặng khó hiểu của một cơ quan nổi tiếng thế giới như Google. Để cho tiếng nói của mình được nhiều người Việt trong nước và trên thế giới theo dõi tường tận hơn, hai anh đã văn bản hóa những lời phát biểu miệng của mình gửi đến BVN. Chúng tôi có biên tập lại ít nhiều về câu chữ và xin giới thiệu với quý bạn đọc những lời tâm huyết dưới đây của các anh cùng với lá thư các anh đã gửi cho Google và cho các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam nhân sự sai sót của Google Maps.

Bauxite Việt Nam

Phỏng vấn anh Nguyễn Hùng

Nguyễn Hùng – Kính thưa quí vị khán thính giả của đài RFI, anh em chúng tôi là Hùng, Long và Bá, một nhóm anh em người Việt ở nước ngoài. Hôm 10/03/2010 chúng tôi có gởi một văn thư cho Hội Địa dư Quốc gia Hoa Kỳ (NGS) sau khi chúng tôi được một người bạn tên Mai Nghiêm email cho biết một tin nghiêm trọng: bản đồ của HĐD của Mỹ in tên quần đảo Hoàng Sa của nước mình với tên Trung Hoa là Xisha Qundao và dưới tên này họ lại để thêm chữ China màu đỏ. Khi biết được điều đó, anh em chúng tôi rất buồn, rất bực, vội cùng nhau viết ngay một văn thư gởi đến cơ quan này phản đối việc làm sai trái ấy.

Chúng tôi liên lạc ngay với một số bạn bè người Việt đồng tâm đồng chí báo cho họ biết tin này để họ cùng góp ý vào văn bản văn thư gởi đi. Một mặt chúng tôi gởi thẳng đến cơ quan NGS, mặt khác cũng gởi cùng lúc về các cơ quan thông tin trong nước và cả Chánh phủ Việt Nam để trong nước biết và cùng phối hợp phản đối Hội Địa dư Quốc gia Hoa Kỳ. Trong quá trình biên soạn văn thư, trong khi anh em chúng tôi muốn làm liền và gửi liền thì cũng có những anh chị cho rằng phải có thời gian để chuẩn bị và tìm tài liệu. Nhưng theo quan điểm của anh em chúng tôi, việc tìm tài liệu là việc làm sau. Mình là ngưới Việt Nam, lúc trước sống tại miền Nam thì đã biết quần đảo Hoàng Sa này là của Việt Nam rồi, và Trung Quốc họ đánh chiếm từ năm 1974. Chính NGS đã đăng điều đó từ năm trước, năm nay họ lại đăng lại như trên. Đó là lý do khiến chúng tôi không chần chừ nữa mà tiến hành viết và gởi thư ngay. Khi chúng tôi chuyển những thư này về trong nước thì tin tức bùng lên. Ngay ngày hôm sau các báo chí trong nước liền đăng tải. Có một số báo chí trong nước đăng nguyên văn bản dịch tiếng Việt của lá thư bằng tiếng Anh chúng tôi gởi cho NGS. Liền sau đó trang mạng Boxitevn.net cho đăng toàn bộ văn bản cả bản dịch kèm với nguyên văn tiếng Anh, kể cả bức thư gởi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của chúng tôi. Đầu đuôi sự việc diễn ra là như vậy.

Tú Anh – Thưa anh, do đâu mà Mai Nghiêm là người đầu tiên phát hiện trước vụ này và thông báo cho các bạn?

Nguyễn Hùng – Dạ, hôm 2/3 chúng tôi nhận được email của người bạn, qua người bạn đó biết được một người có tên Mai Nghiêm. Theo chúng tôi biết thì NGS đã in bản đồ này từ tháng 9/2009. Nhưng vì mình không phải là người thường xuyên đọc tạp chí của HĐDQG Mỹ thành ra không biết. May mắn nhờ người có tên Mai Nghiêm khám phá và thông báo cho biết. Thực ra, chúng tôi thường viết những văn thư gởi về Chính phủ Việt Nam và các cơ quan thông tin báo chí trong nước để báo những tin quan trọng liên quan đến Việt Nam, hoặc nhiều lần viết những thư phản đối các việc làm sai trái của nước ngoài đối với nước ta. Lần viết thư này là lần thứ 5 hay thứ 6. Lần đầu tiên chúng tôi viết văn thư gởi cho Tòa Đại sứ Trung Quốc và Tòa Đại sứ Việt Nam tại Tân Tây Lan phản đối Trung Quốc bắt giữ ngư phủ của nước mình vào tháng 9 năm ngoái. Từ đó đến giờ, anh em chúng tôi đã kết hợp làm nhiều văn thư phản đối Trung Quốc.

Tú Anh – Thưa anh Hùng, sau khi các anh gởi văn thư phản đối đến Hội Địa lý Hoa Kỳ về vấn đề quần đảo Hoàng Sa, Hội Địa lý Hoa Kỳ phản ứng như thế nào?

Nguyễn Hùng – Sau khi chúng tôi gởi văn thư này cho HĐDQGHK và những bản sao về trong nước, trong vòng 3 ngày thì anh em chúng tôi lại được tin trên RFI cho biết Hội Luật gia tại TP Hồ Chí Minh báo rằng HĐDQGHK đã đồng ý thay đổi rồi. Khi đó chúng tôi mới tìm hiểu và vội vàng viết một văn thư thứ nhì gởi cho HĐDQGHK. Chúng tôi muốn biết quyết định của Hội thực sự là như thế nào. Chúng tôi đặt vấn đề với NGS nếu có quyết định, yêu cầu xóa bỏ tên Trung Hoa Qundao Xisha hay chữ China khỏi quần đảo Hoàng Sa, nên dùng tên quốc tế Paracel Islands. Sau đó, được biết tin này thực ra không đúng. Hội Luật gia TPHCM cho tin sai. Họ đã dựa vào một bản đồ nào đó nên tuyên bố như vậy. Không biết ý đồ của Hội Luật gia TPHCM là như thế nào.

Đến ngày 17/03/2010, HĐDQGHK gởi cho anh em chúng tôi một thư thông cáo báo chí rằng ngày 15/03 HĐDQGHK đã họp và quyết định sửa lại tên gọi của quần đảo Hoàng Sa. Họ chỉ báo quyết định sẽ sửa lại trong tương lai, nhưng sửa đổi như thế nào thì họ không nói rõ ràng. Anh em chúng tôi mới lập tức viết một văn thư nữa gởi HĐDQGHK yêu cầu phải cho chúng tôi biết khi nào HĐDQGHK sẽ sửa, và chúng tôi yêu cầu nếu sừa, HĐDQGHK cần bỏ những chữ Trung Hoa, cả chữ China, và cả tên quần đảo theo cách gọi Trung Quốc phiên âm. Nếu được chỉ dùng tên Paracel Islands thôi cho các bản đồ. Vì vùng quần đảo này vẫn còn đang tranh chấp chủ quyền. Việt Nam chúng tôi vẫn đang tranh đấu giành lại quần đảo Hoàng Sa này.

Sau đó, ngày 25/03 HĐDQGHK viết thư cho chúng tôi cho biết họ có thêm quyết định mới về vấn đề này. Căn cứ theo quyết định mới này, những yêu cầu của đồng bào trong nước, của các cơ quan trong nước, của các học giả người việt khác và của cá nhân chúng tôi coi như đều được chấp thuận rất đầy đủ. Họ sẽ chỉ dùng tên Paracel Islands thôi. và với những bản đồ chi tiết họ sẽ ghi chú thêm: “Trung Quốc đánh chiếm quần đảo này và Việt Nam đang đòi lại”. Chúng tôi nhận thấy điều này rất tốt cho mục đích của chúng ta. Họ đồng thuận là Trung Quốc chiếm đóng chứ không phải của Trung Quốc. Nếu gọi là “Trung Quốc chiếm đóng” thì quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam rồi. Trong tương lai, chưa biết lúc nào, chúng ta vẫn có thể đòi lại quần đảo này.

Tú Anh – Thưa anh, tiếp theo sau khi giải quyết được vấn đề bản đồ quần đảo Hoàng Sa với HĐDQGHK thì xảy ra vụ Google, nhiều địa danh ở miền cực Bắc của Việt Nam như tỉnh Lào Cai, thành phố Lào Cai chẳng hạn thông qua đường ranh do Google vẽ, rơi vào phía kia, tức là nằm về phía bên kia đường biên giới với Trung Quốc. Rút kinh nghiệm đối phó với HĐDQGHK thì các anh đối phó ra sao với Google?

Nguyễn Hùng – Thưa anh, trong lúc vụ phản đối với HĐDQGHK đang diễn tiến thì lại có tin thành phố Lào Cai bị Google cho đăng lên cho thấy đường biên giới cắt ngang thành phố Lào Cai, một phần của thành phố Lào Cai nằm sang phía Trung Quốc. Tin này anh em chúng tôi cũng đã đọc qua các trang mạng ngoại quốc. Nay tin này được trong nước phổ biến [mạng boxitvn.net khởi đầu] thành ra có tầm mức quan trọng hơn, vì từ tin bản đồ Hoàng Sa đến tin này là cả một chuỗi tác động tâm lý không hay đối với người Việt chúng ta. Dựa vào tin đó, trước mắt anh em chúng tôi không thể làm gì được, tại vì mình không có bằng chứng nào về pháp lý để cãi lại với Google. Đến ngày 20/03 Bộ Ngoại giao Việt Nam ra môt thông cáo tuyên bố là Google sai. Và một số cán bộ phụ trách vấn đề biên giới cũng nêu lên rằng Google không những sai về thành phố Lào Cai mà rất nhiều địa danh khác cũng bị sai, và đường biên giới Google dùng lại kéo sâu vào vài cây số trong lãnh thổ Việt Nam. Sau khi được tin Chánh phủ Việt Nam phản đối, chúng tôi dựa vào đó viết một văn thư gởi cho công ty Google, yêu cầu Google cung cấp cho biết tài liệu từ đâu họ có được để đưa lên những bản đồ sai trái như vậy. Về phía Việt Nam, chúng tôi có gởi về cho Chánh phủ, Đảng và Nhà nước Việt Nam một văn thư yêu cầu họ nhanh chóng phổ biến chi tiết những hiệp định, nghị định họ đã ký với Trung Quốc về đường biên giới phía Bắc. Để từ đó người dân Việt Nam mới có cơ sở chống lại những tổ chức, những cá nhân nào in sai bản đồ này.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/368876/Sai-hoan-toan-va-khong-co-gia-tri-phap-ly.html

Tú Anh – Thưa anh, đến nay Google có trả lời chưa?

Nguyễn Hùng – Dạ chưa. Bộ Ngoại giao tuyên bố ngày 20/03, chúng tôi gởi cho Google ngày 24/03. Cho đến hôm nay chưa được Google trả lời. Anh em chúng tôi theo dõi báo chí trong nước thì không thấy báo chí trong nước nói gì thêm về vấn đề này. Chứng tỏ trong nước chưa được google trả lời chính thức sai đúng như thế nào. Sau đó chúng tôi có gởi về cho Bộ Ngoại giao Việt Nam văn thư thứ nhì, hỏi họ có nhận được kết quả gì chưa, cho chúng tôi biết để chúng tôi mừng. Và mục đích thứ hai là yêu cầu họ cho phổ biến chi tiết về đường biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đó là những gì mà chúng tôi đã làm. Nếu chúng tôi không nhận được trả lời của Google, anh em chúng tôi sẽ viết tiếp lá thư thứ hai gởi Google hỏi rõ lý do, để thúc họ trả lời chính thức cho đồng bào của mình biết.

Anh hỏi nguyên nhân nào mà đối với Google, đến nay vẩn chưa có kết quả, chúng tôi xin trả lời như thế này: sau khi chúng tôi chuyển các văn thư gởi cho NGS cho các cơ quan báo chí trong nước, họ đăng liền, rất là nhanh. Nhưng với vụ Google này, những thư chúng tôi viết cho Google gởi về trong nước lại không thấy báo chí trong nước phổ biến. Như vậy hiệu quả bị giới hạn rất nhiều. Đồng bào trong nước không phản ứng thì áp lực không được mạnh. Chúng tôi rất mong các cơ quan thông tin trong nước cho phổ biến tin này nhiều hơn và thường xuyên hơn, để từ đó chúng ta mới gây áp lực với Google, trước là yêu cầu họ sửa sai nếu họ sai, sau là yêu cầu họ cho biết từ đâu mà họ được cung cấp những tài liệu sai lầm về đường biên giới giữa hai nước để công bố lên một cách hàm hồ đến thế. Đối với Chánh phủ Việt Nam, đồng bào và chúng tôi cũng rất muốn biết cụ thể bản đồ biên giới phía Bắc này mà giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã ký với nhau hơn 11 năm rồi, nhưng cho tới ngày hôm nay quốc dân vẫn không biết gì một cách chi tiết về bản đồ này là như thế nào, đường biên giới là như thế nào, chỉ biết Chánh phủ đã ký rồi, đã hoàn tất rồi. Đường biên giới vốn rất quan trong cho sự bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam đối với Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, Việt Nam luôn luôn bị Trung Quốc khống chế và xâm lược, thế mà chúng ta không biết rõ ràng đường biên giới thì làm sao chúng ta bảo vệ Tồ quốc chúng ta được. Do đó chúng tôi mong phía Chánh phủ Việt Nam sớm phổ biến đầy đủ các chi tiết này để cho đồng bào cả trong và ngoài nước biết. Đó là ý nguyện của anh em chúng tôi.

Tú Anh – Xin cám ơn anh Nguyễn Hùng

Phỏng vấn anh Lê Quang Long:

Lê Quang Long – Là người Việt, ai ai khi thấy sự việc sai trái đối với chủ quyền của nước mình, thì người nào cũng đều thấy có trách nhiệm phải làm sao lên tiếng để cho mọi chuyện được minh bạch, cái sai phải được sửa cho đúng. Là người Việt, thấy lương tâm mình không an, chúng tôi bàn với nhau là chúng tôi sẽ viết thư phản kháng gởi HĐDQGHK. Chỉ như thế thôi.

Tú Anh – Đã hơn một tháng qua, từ ngày viết thư phản đối HĐDQGHK về vấn đề quần đảo Hoàng Sa, đến nay công việc của các anh tiến triển như thế nào thưa anh?

Lê Quang Long – Về vấn đề với HĐDQGHK, họ đã đồng ý sẽ sửa lại nghĩa là sẽ xài tên chung thôi, sẽ bỏ đi những chữ Trung Quốc ghi dưới quần đảo hoàng Sa trên tấm bản đồ do họ in. Đó lá điều mà chúng tôi thấy việc làm của chúng tôi đã không uổng phí. Và là điều chúng tôi rất mừng, được đa số người trong nước và nhiều người ở nước ngoài ủng hộ. Đó là một cách rất tốt trong nhiều cách để chúng ta bảo vệ chủ quyền đất nước của mình.

Tú Anh – Nguyên nhân sâu xa nào khiến cho anh em không tiếc công sức mà lên tiếng ngay, phản đối với các cơ quan nước ngoài như vụ HĐQGHK và sau đó vụ Google?

Lê Quang Long – Nguyên nhân chính là mình là người Việt Nam. Đó là nguyên nhân thứ nhất. Thứ hai là lương tâm của mình thúc đẩy mình làm. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, chúng tôi hy vọng tiếng nói của chúng tôi góp lại và thêm nhiều người ủng hộ, thì sẽ dẫn đến thành công sau này.

Tú Anh – Dường như sau một tháng làm việc như vậy mà kết quả với Google chưa được khả quan lắm, có phải không anh?

Lê Quang Long – Kết quả với Google, họ chưa trả lời bởi vì chúng tôi không biết Google làm bản đồ như thế nào. Trên bản đồ của Google chúng tôi thấy họ vẽ sai, và chỉ ra những điều sai đó. Phát ngôn viên Chính phủ bà Phương Nga cũng nói là sai, và nói rằng đã gởi tài liệu cho các cơ quan của Liên hiệp quốc và các cơ quan làm bản đồ ấy. Bà ấy nói như vậy mà không trưng ra bằng cớ đã đưa tài liệu cho người ta như thế nào. Chúng tôi cũng không thấy những tài liệu đó. Thật ra trong cái thỏa hiệp năm 1999, chỉ thấy rất mập mờ, thấy mô tả đường biên giới đại khái cách đỉnh núi bao nhiêu cao, con suối bao nhiêu xa, chứ không thấy ghi tọa độ như thế nào cả. Như bây giờ mình dùng GPS (định vị bằng vệ tinh thế giới) nó chỉ rất rõ ràng. Không biết thời điểm đó, người ta có dùng tọa độ để định vị chưa. http://www.biengioilanhtho.gov.vn/Media/bbg/News/Archives/vie/HiepuocVietNam-TQ-2000.pdf

Thứ hai là bản hiệp ước không có bản đồ đính kèm.

Thứ ba là người ký tên. Đại diện Chính phủ Việt Nam và đại diện phía Trung Quốc ký tên mà không biết ai là người đại diện. Văn kiện quốc tế mà lại thiếu điều quan trọng đó thì rất khó cho chúng tôi. Đối với Google, chúng tôi chỉ có thể dựa vào những gì Chính phủ Việt Nam loan báo và chúng tôi nói lại thôi. Chúng tôi không biết bản đồ mà Google nhận được, thực sự là do ai cung cấp, từ phía Chính phủ Việt Nam hay từ phía Trung Quốc? Hai loại bản đồ này khác nhau như thế nào, chúng tôi cũng không rõ. Sau khi gởi lá thư đầu tiên chúng tôi chưa nhận được thư trả lời của Google, chúng tôi mới gởi thêm cho họ lá thư thứ hai cách đây khoảng 5 ngày nhưng cũng chưa nhận được thư họ trả lời. Chúng tôi nghĩ nếu Chính phủ Việt Nam không phản đối mạnh thì họ cứ lờ đi.

Tú Anh – Với tư cách là cựu sinh viên du học tại Tân Tây Lan, các anh đã có phản ứng đầu tiên như vậy là rất quý. Thưa anh, việc làm của các anh có tạo ra phản ứng dây chuyện trong công luận Việt Nam trong và ngoài nước không, thưa anh?

Lê Quang Long – Tại ngoài nước thì đa số anh em quen biết thân nhau họ ủng hộ rất tích cực. Trong nước thì chúng tôi không rõ lắm về vấn đề này. Cũng có một số bạn bè trong nước họ không muốn dính dáng vào chuyện chính trị nhạy cảm, vì việc đó liên quan đế sự an nguy của họ. Họ không được tự do như chúng tôi ở đây. Chúng tôi được tư do, chúng tôi có quyền nói. Nếu chúng tôi không nói thì ai nói đây. Thành ra chúng tôi bắt buộc phải nói. Chính phủ phải lắng nghe tiếng nói của người dân, đem lại tự do cho họ. Như vậy đất nước mình mới tiến lên và mạnh lên được.

Tú Anh – Thưa anh Long, trong trường hợp Google không trả lời, các anh em có dự trù phương thức nào khác?

Lê Quang Long – Nếu họ không trả lời thì anh em chúng tôi cứ tiếp tục theo dõi vụ này. Chúng tôi chưa có đối sách nào ngoài việc tiếp tục nhắc nhở Google và thúc giục Chính phủ Việt Nam sớm cho chúng tôi và đồng bào biết rõ chi tiết đường biên giới trên bộ ký giữa nước ta và Trung quốc, vì nếu chúng tôi cứ tiếp tục lên tiếng trong khi không có cái bản đồ đường biên giới để chỉ cho họ biết rằng họ sai thì không ổn. Chúng tôi nói họ sai mà không có bản đồ chính thức của Chính phủ Việt Nam đưa ra thì chúng tôi khó mà phản biện lại họ. Mục đích của chúng tôi là thúc giục Chính phủ Việt Nam sớm phát hành bản đồ rõ ràng, đề chúng tôi có cứ liệu, và dựa vào đó yêu cầu họ sửa sai. Ngoài việc đó chúng tôi chưa quyết định sẽ tiến hành thêm cách nào khác. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu.

Tú Anh – Hiện nay trên bản đồ của Google nhiều con đường của thành phố Lào Cai đã nằm phía bên kia biên giới của Trung Quốc…

Lê Quang Long – Dạ phải, dạ đúng rồi. Phát ngôn viên Việt Nam cũng đã xác nhận như vậy, nhưng lại không đưa ra bản đồ chính thức của Việt Nam để so với bản đồ của Google thì chúng tôi hay bất kỳ ai cũng không thể đối chất với họ.

Tú Anh – Xin cám ơn Kỹ sư Lê Quang Long

———————————-

Phụ lục

Thư gửi Công ty Google

March 24, 2010

Google Inc.
1600 Amphitheatre Parkway
Mountain View, CA 94043
Phone: +1 650-253-0000

Fax: +1 650-253-0001

Attn: Mr. John Hanke

Vice President, Product Management

Dear Mr. Hanke:

It has come to our attention that your maps of the border between Vietnam and China have been erroneous. The following are news reports emanating from Vietnam on March 22, 2010:

Vietnam has asked Google Inc to fix an error on its Google Maps website that appears to place parts of Vietnamese territory across the border in China, local press reported Monday.

The official Vietnam News reported that Ministry of Foreign Affairs spokeswoman Nguyen Phuong Nga had outlined the mistakes Saturday in a press conference with government-affiliated media.

In one of the errors, the border line on the website does not closely follow the river that forms the Vietnam-China border in the province of Lao Cai, placing part of the Vietnamese city of Lao Cai inside China.

The border line is similarly misplaced in the provinces of Quang Ninh and Dien Bien, placing the town of Mong Cai inside Chinese territory. Vietnam’s Ministry of Natural Resources and Environment last week said the errors involved thousands of square kilometers of Vietnamese territory.

Vietnam and China have had longstanding disputes over their border, and fought a brief but bloody war in 1979. The two countries signed a Land Border Treaty in 1999, and an agreement on border management in November 2009.

Nga said the details of the border demarcation had been supplied to UN agencies, and were available to map publishing companies…”

“Users who access Google Maps can see the service that a part of Viet Nam’s territory estimated at thousands of square kilometres is incorrectly mapped as

part of China, said Do Viet Thi, deputy Director of the Ministry of Natural Resources and Environment’ s Border Line Centre.

“It’s clear to see that the border line at the northern border from Dien Bien Province to Mong Cai City of Quang Ninh Province is in the wrong place,” he said. The degree of error is particularly noticeable at Lao Cai and Mong Cai cities, with the border line between Viet Nam and China being mapped incorrectly and encroaching on Viet Nam’s territory.”

Google’s mapping of the border line between the two countries also put many Vietnamese border gates, such as Tan Thanh and Thanh Thuy, into Chinese territory, said Thi.

Thi said the border line between Viet Nam and China in this area follows river lines. In Lao Cai city, the border line runs along the Hong, Nam Thi and Ba Ket rivers while the border line near Mong Cai City runs along the Ka Long and Bac Luan rivers.

“There has been no change in the border line in this area since it was mapped by the two countries in the late 19th century,” said Thi.

Thi stressed that Google Maps was a free mapping service and did not have any legal value, but it could cause misunderstandings among users.”

As concerned Vietnamese, we would like to know what sources you utilized in producing the maps of the border of Vietnam and China. Additionally, please kindly let us know when you are going to fix the errors as requested by the Vietnamese government. The longer the errors stay on your maps, the more injurious to the integrity of the territory of Vietnam. As victims of China’s aggression for thousands of years, we are very sensitive to the accuracy of the border demarcation. A copy of this letter will be disseminated to the Vietnamese people to keep them abreast of our communication with your organization.

Thank you for your prompt consideration.

On behalf of concerned Vietnamese,

Ba Ngo (United States)

Email address: wissai@yahoo.com

Long Le (New Zealand)

Hung Nguyen (Australia)

List of Co-Signers:

Khoa Ba Ngo (Houston, TX, USA) Quang Long Le (Auckland, New Zealand)
Huu Han Huynh (USA) Van Tu Nguyen (Auckland, New Zealand)
Judy Huynh (USA) Dinh Lan Le (Switzerland)
Huu Kho Nguyen (Houston, TX, USA) Ngoc Bich Tran (Houston, TX, USA)
Hong Le (Sydney, Australia) Ngoc Hung Dang ( Brisbane, Australia)
Minh Triet Ngo (Los Angeles,CA, USA) Anh Tuan Mai (Canada)
Hung Nguyen (Sydney, Australia) Gia Tuyen Do (Houston, USA)
Mui Dinh (Sydney, Australia) Anh Lan Dinh (Sydney, Australia)
Thi Tan Nguyen (Sachse, TX, USA) Thi Sung Nguyen (Dallas, USA)
Thuy Mai Nguyen (Queensland, Australia) Thi Bach Linh Nguyen (Chicago, IL, USA)
Bich Lien Nguyen (Garland, TX, USA) Dinh Khai Tran (Las Vegas, Nevada, USA)
Yen Mikelis (Henderson, Nevada, USA) Van Nguyen (Las Vagas, Nev, USA)
Thi Phung Nguyen (Las Vagas, Nev, USA Hai Nguyen (Washington D.C., USA)
Mai Tran (Melbourne, Australia) Phuong Tran (Melbourne, Australia)
Hưng Nguyen (Houston, TX, USA) Thi Thuoc Nguyen (Sydney, Australia)
Peter Nguyen (Louisiana, USA) Thi Hoa Nguyen (Louisiana, USA)
Thi Chau Nguyen (Sydney, Australia) Khac Hong Do (Dussendoff, Germany)
Tracy Trang Nguyen (Sydney, Australia) Khac Tai Do (Dussendoff, Germany)
Dan Nguyen (Sydney, Australia) Thanh Nguyen (Sydney, Australia)
Julie Minh Nguyen (Sydney, Australia) Dennis Nhat Nguyen (Sydney, Australia)
Khoa Tong Ngo (Saigon, Vietnam) Khoa Bach Ngo (Houston, TX, USA)
Kim Hue Ngo (Houston, TX, USA) Phuong Mai Ngo (Houston, TX, USA)
Thi Tuyet Ngo (Houston, TX, USA) Thi Hanh Ngo (Houston, TX, USA)
Thi Guong Ngo (Houston, TX, USA) Thi Hanh Nguyen (Louisiana, USA)
Peter Binh Nguyen (Sydney, Australia) Thach Le (California, USA)
Vinh Tran (California, USA) Hong Nguyen (California, USA)
Huynh Trinh (California, USA) Huy Trinh (California, USA)
Tu Duong Tran (California, USA) Dung Trinh (California, USA)
Ngoc An Nguyen (California, USA) The Hung Nguyen (Prof, University of Danang ,Vietnam)
Thang Manh Nguyen ( Melbourne, Australia) Vo Tiep Nguyen (San Jose, California, USA)
Quoc Phan (WA, USA) Hoang Diep Do ( Thanh Tri, Hanoi Vietnam)
Quoc Ngu (Thanh Tri, Hanoi, Vietnam) Dang Dinh Dinh ( Dakrlak, Daknong, Vietnam)
The Van Phan ( Saigon, Vietnam) Truong Ngoc Tien Nguyen (Tuy an, Phu Yen, Vietnam)
Dinh Hoan (Saigon, Vietnam) Viet Ha Van (California, USA)
Duc Toan Nguyen Ngoc Huyen Vu (Hanoi, Vietnam)
Duc Thien Kieu (Hanoi, Vietnam) Thi Huyen Nguyen (Hanoi, Vietnam)
Vien Huyen Vu (Hanoi, Vietnam) Quan Van Quan (Hanoi, Vietnam)
Chau Minh Tran (Houston, TX, USA) Thieu Quang Nguyen (Sydney, Australia)

————————————-

Bản dịch ra tiếng Việt của các tác giả

24 tháng 03 năm 2010

Google Inc.
1600 Amphitheatre Parkway
Mountain View , CA 94043
Phone: +1 650-253-0000

Fax: +1 650-253-0001

Attn: Mr. John Hanke

Vice President, Product Management

Kính thưa Ông Hanke,

Chúng tôi xin nói rõ với ông những bản đồ vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc được phổ biến trên Google có nhiều sai lạc. Dưới đây là những tin tức xuất phát từ Việt Nam, ngày 22 tháng 3 năm 2010 dẫn chứng về những sai lạc này:

Một bản tin trong nước vào ngày Thứ Hai cho biết Việt Nam đã yêu cầu Công Ty Google sửa lại những sai lạc trong trang mạng Google Maps cho thấy nhiều phần đất của Việt Nam bị vẽ nằm về phía bên kia biên giới thuộc Trung Quốc.

Thông tấn Xã Việt Nam tường trình rằng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyển Phương Nga đã nêu ra những sai lạc này vào hôm Thứ Bảy, trong cuộc họp báo với các cơ quan truyền thông trong nước có liên hệ với Chánh phủ.

Một trong những sai lạc này là đường biên giới trong bản đồ được phổ biến trên mạng Google không chạy dọc theo con sông được thỏa thuận dùng làm đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tỉnh Lào Cai, mà lại chạy xuyên qua thành phố Lào Cai, làm chia cắt mất một phần lãnh thổ Lào Cai của Việt Nam cho Trung Quốc.

Đường biên giới tại các tỉnh Quảng Ninh và Điện Biên cũng bị sai lạc tương tự như vậy, khiến cho thành phố Mông Cái nằm vào lãnh thổ của Trung Quốc. Tuần qua, Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khẳng định rằng những sai lạc này ảnh hưởng đến nhiều ngàn kilo mét vuông của lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam và Trung Hoa đã và đang tranh chấp với nhau về biên giới trong thời gian khá dài và gần đây nhất là cuộc xung đột đẫm máu năm 1979. Sau đó hai nước đã ký Hiệp ước Phân định biên giới năm 1999, và một văn bản thỏa thuận về việc quản lý đường biên giới ký kết vào tháng 11 năm 2009.

Phát ngôn nhân Nguyễn Phương Nga tuyên bố rằng “Chi tiết của việc chính thức phân định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được cung cấp cho các cơ quan liên hệ của Liên Hiệp Quốc, và có sẵn cho các công ty tư nhân chuyên in và phổ biến bản đồ địa dư khi có yêu cầu”.

Ông Đỗ Việt Thi, Phụ tá Tổng Giám đốc, Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết: “Người sử dụng trang mạng Google Maps khi truy cập bản đồ vùng biên giới Việt Nam và Trung Quốc đều nhận thấy một phần lãnh thổ của Việt Nam lên đến hàng trăm ngàn kilomét vuông đã bị sáp nhập môt cách sai lạc vào lãnh thổ của Trung quốc”.

Ông Thi nói: “Chúng ta có thể nhìn thấy rất rỏ đường biên giới phía Bắc từ tỉnh Điện Biên đến tỉnh Quảng Ninh đã bị vẽ sai lạc và lấn sâu vào một phần lãnh thổ của Việt Nam. Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc do Google vẽ cũng làm cho nhiều cổng biên giới, như Tân Thanh, Thanh Thủy, nằm vào trong phần đất Trung Quốc”.

Ông Thi nói rằng đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những vùng này chạy dọc theo các nhánh sông. Tại thành phố Lào Cai, đường biên giới chạy dọc theo sông Hồng, Nam Thi và Ba Két, trong khi đó đường biên giới gần Mông Cái chạy dọc theo sông Ka Long và Bắc Luân.

Ông Thi cho biết: “Đường biên giới trong vùng này đã không thay đổi từ khi bản đồ được vẽ với sự thỏa thuận của hai nước vào cuối thế kỷ XIX”.

Ông Thi khẳng định rằng: “ Google Maps là một dịch vụ cung cấp bản đồ miễn phí không có giá trị pháp lý, nhưng nếu có sai lạc, bản đồ cũng sẽ gây ra hiểu lầm cho người sử dụng”.

Là những người Việt quan tâm, chúng tôi xin ông vui lòng cho chúng tôi biết từ những nguồn tài liệu nào mà quý cơ quan đã dựa vào để vẽ đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc cho những bản đồ này. Thêm vào đó, xin ông cho chúng tôi biết khi nào Google Maps sẽ sửa lại những sai lạc mà Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu. Xin ông nhớ cho, những sai lạc này tồn tại càng lâu, càng làm tổn hại đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Là nạn nhân xâm lược của Trung Quốc trong nhiều ngàn năm qua, người dân Việt Nam chúng tôi rất nhạy cảm với sự trung thực trong việc phân định đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Bản phỏng dịch tiếng Việt của lá thư này sẽ được phổ biến rộng rãi trong và ngoài nước đễ những người dân Việt quan tâm thấu rõ sự trao đổi giữa chúng tôi với ông.

Cám ơn sự lưu tâm cứu xét của ông.

Thay mặt những người Việt quan tâm

Lê Quang Long (NZ), Ngô Khoa Bá (USA), Nguyễn Hùng (Australia)

Thư gửi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam

Ngày 25 tháng 03 năm 2010

Kính gi:

Tng bí thư Nng Đc Mnh

Ch tch Nhà nước Nguyn Minh Triết

Th tướng Nguyn Tn Dũng

Ch tch Quc hi Nguyn Phú Trng

Nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam

Emai: vpcp@chinhphu.vn , webmaster@qh.gov.vn , dangcongsan@cpv.org.vn

Đ mc: Đường biên gii gia Vit Nam và Trung Quc trên các bn đ trong Google Maps.

Kính thưa Ông Tổng bí thư, Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội:

Trong thời gian gần đây, sau việc phản đối Hội Địa dư Hoa Kỳ phổ biến sai lệch bản đồ khu vực quần đảo Hoàng Sa, người dân trong và ngoài nước lại khám phá ra các bản đồ của toàn bộ vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đang phát tán trên trang mạng Google Maps ghi rõ đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc lấn sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể nhất là tại thành phố Lào Cai, đường biên giới đã cắt ngang thành phố này và hậu quả là một phần của thành phố trở thành lãnh thổ Trung Quốc.

Đối với Hội Địa dư Quốc gia Hoa Kỳ, người Việt trong và ngoài nước đã lên tiếng chính thức phản đối vì chúng tôi biết chắc chắn quần đảo Hoàng Sa trước kia thuộc chủ quyền của Việt Nam và bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực từ năm 1974.

Sự sai lạc của Google Maps với những bản đồ vùng biên giới Việt Nam và Trung Hoa, người Việt trong và ngoài nước không có bằng chứng cụ thể pháp lý nào để có thể căn cứ vào đó phản bác với Google Maps.

Sau khi nhận được tin Chính phủ Việt Nam phản đối với công ty Google qua lời tuyên bố của phát ngôn viên Chính phủ Bà Nguyễn Phương Nga của Bộ Ngoại giao, chúng tôi mới có thể dựa vào đó mà viết thư đến Công ty Google chỉ để bày tỏ nguyện vọng của người dân Việt Nam đối với đường biên giới trên Google Maps. Bản sao lá thư gởi Công ty Google và bản phỏng dich sang tiếng Việt được đính kèm.

Việc thương thảo và ký kết các văn bản thỏa thuận về đường biên giới trên đất liền giữa Đảng và Nhà nước Việt Nam với Trung Quốc đã hoàn tất từ năm 1999. Nhưng cho đến nay, sau hơn 10 năm, chi tiết thỏa thuận về đường biên giới vẫn chưa được Đảng và Nhà nước chính thức phổ biến rộng rãi cho công luận trong và ngoài nước biết.

Trên nguyên tắc chung của tất cả các nước trên thế giới, sau khi việc thương thảo kết thúc, toàn bộ chi tiết các văn kiện phải được Quốc hội cứu xét và thông qua trước khi chính thức ký kết và sau đó Chính phủ có trách nhiêm phải nhanh chóng thông báo và phổ biến cho toàn dân biết sự kiện trọng đại này.

Đảng và Nhà nước Việt Nam cho đến ngày hôm nay vẫn chưa thi hành trách nhiệm thông báo và phổ biến sâu rộng trong nước cho toàn dân rõ và ngoài nước cho thế giới hiểu biết để họ có tài liệu sử dụng. Việc Google Maps phổ biến sai lầm bản đồ vùng biên giới Việt Trung có thể đưa đến sự thiệt hại chủ quyền Việt Nam là hậu quả của sự trì trệ của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Người Việt trong và ngoài nước yêu cầu Đảng và Nhà nước cùng Quốc hội nhanh chóng chỉ thị các cơ quan liên hệ phổ biến rộng rãi cho đại chúng qua phương tiện thông tin báo chí và trang mạng trong nước cũng như hải ngọai, để toàn dân Việt nắm biết chi tiết lãnh thổ quí báu Việt Nam mà tổ tiên chúng ta đã dày công xây dựng hơn bốn ngàn năm và để từ đó có cơ sở pháp lý đấu tranh chống lại mưu đồ của kẻ xấu.

Trân trọng

Thay mặt những người Việt quan tâm

Lê Quang Long, Ngô Khoa Bá, Nguyn Hùng

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

This entry was posted in biên giới and tagged , . Bookmark the permalink.