Đáp ứng yêu cầu của độc giả đối với người viết bài “Góp phần tìm hiểu sự thực về GS Nguyễn Lân”

Thưa quý vị độc giả kính mến,

Ngày 05/6/2014, chúng tôi đã công bố bài Góp phần tìm hiểu sự thực về GS Nguyễn Lântrên blog Quê choa và đã được đông đảo độc giả hưởng ứng. Một số độc giả cho biết rằng, sự bàn tán, trao đổi sôi nổi xung quanh bài Góp phần tìm hiểu sự thật về GS Nguyễn Lân đã khiến nhiều người chưa đọc bài ấy muốn biết đó lànhững “sự thật” gì nhưng họ rất khó tìm đọc vì số bài trên blog Quê choa tăng lên vùn vụt từng ngày nên nhiều người tìm mãi mà không được. Không ít người mong tác giả giới thiệu tóm tắt những “sự thật” ấy cho họ đọc trước đã, sau đó, khi có điều kiện hoặc thấy cần kíp thì mới đọc kỹ toàn bài. Lại có độc giả nói rằng, bài Góp phần tìm hiểu sự thật về GS Nguyễn Lân tuy là một bài lược thuật nhưng vì phải khảo chứng cặn kẽ, với nhiều chứng liệu cụ thể nên không thể ngắn gọn, mà thực tế là một bài rất dài. Theo độc giả này,người viết bàicũng nên đúc kết phần khảo chứng của mình, nhằm giúp độc giả dễ nắm bắt những ý chính trong bài.

Mới đây, ngày 23/6/2014,chủ Blog Quê choa đã chuyển cho tác gỉả mấy dòngthư của độc giả Yên Duyên Hương (địa chỉ Email: yenduyen…@gmail.com) nêu vài thắc mắc, như sau:

Cảm ơn ông Nguyễn Quang Lập. Qua Quê choa, chúng tôi mới biết được nhiều sự thật về học thuật, về tên tuổi của nhiều học giả , những Nguyễn Lân, Lê Xuân Đức, Vũ Ngọc Khánh… Vừa qua có bài Góp phần tìm hiểu sự thật về GS Nguyễn Lân. Qua Quê choa, chúng tôi xin hỏi: trong bài viết có nói: đợt phong Giáo sư đầu tiên là năm 1956, nhưng theo từ điển mở Wikipedia thì đợt phong Giáo sư đầu tiên của Việt Nam là năm 1976 (trong đó có Trần Đức Thảo). Liệu có sự nhầm lẫn nào của ông Lê Mạnh Chiến, dẫn đến việc bỏ sót tên GS Nguyễn Lân không?

Chúng tôi được biết, sinh thời GS Nguyễn Lân đã có lời xin lỗi ông Trần Đức Thảo. Vậy, thực hư chuyện này là thế nào?

Rất mong ông Nguyễn Quang Lập liên hệ với tác giả giúp chúng tôi.

Xin trân trọng cảm ơn trước.

Tác giả thấy mình có nghĩa vụ đáp ứng các yêu cầu trên đây của quý vị độc giả nên phải viết bài giải đáp này và đưa lên mạng Internet để chuyển đến các độc giả đã gửi lời yêu cầu, cùng tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng sự thật và quan tâm đến hiện trạng văn hóa – giáo dục của đất nước.

  1. Những ý chính trong bài Góp phần tìm hiểu sự thật về GS Nguyễn Lân

Trong một cuộc gặp gỡ thân mật của một nhómbạn học cũnhân dịp tết Canh Ngọ, đã diễn ra một cuộc mạn đàm nghiêm túc để tìm hiểu sự thật về Nhà giáo Nguyễn Lân. Nội dung cuộc mạn đàm này đã được lược thuật kèm theo việc khảo chứng dựa trên những sách vở do Nhà giáo Nguyễn Lân biên soạn và những tài liệu viết về ông mà hiện nay đang lưu hành, cho nên độc giả rất dễ kiểm tra. Người lược thuật chịu trách nhiệm hoàn toàn trước công chúng. Sau đây là những kết quảcủa cuộc mạn đàm, được tóm tắt theo trình tự các phần trong bài gốc, với các tiểu mục ♦I, ♦II.♦III.

♦I.Cuộc mạn đàm ngoài dự kiến: nêu nhữngtiền đề của cuộc mạn đàm: Trong vài chục năm gần đây, trên các sách báo chính thốngđã lưu hành hàng trăm bàì của nhiều người trong quần thể trí thức co danh phận ở nước ta ca tụng công lao và tài đức của NGND Nguyễn Lân. Họ chỉ nhìn thấy lớp trang sức bóng bảymà không ai biết đến thực chất những thành tích ảo của ông nên đã viết những lời tán tụng sai sự thật, tạo nên nhiều điều ngộ nhận rất tai hại. Vì vậy, đã diễn ra một cuộc mạn đàm đểtìm hiểu sự thật về Nhà giáo này, dựa trên những chứng liệu mà mọi người đều dễ dàng tìm thấy.

♦II. Trả lời một số câu hỏi thiết thực:giải đáp bốn câu hỏi, tìm ra bốn sự thật mà lâu nay hẩu như không ai nghĩ đến:

Trong các bài viết về Nhà giáo Nguyễn Lân hiện đang lưu hành trên báo chí chính thống (hơn 100 bài)các tác giả(hầu hết là những người có cương vị cao trong giáo giới) đều nhằm một mục đích là ca ngợi hết lời, chỉ cốt đểca ngợi càng nhiều càng tốt, cho nên có nhiềubài trùnglặp vớinhau cả ý lẫn lời, lại xennhiều chi tiết khác với lời kể của chính Nhà giáo Nguyễn Lân, sai sự thật. Tính xác thực của loạt bài này rất thấp, nhiều dẫn liệu khong đáng tin cậy.

Hầu hết mọi người lâu nay vẫn gọi ông Nguyễn Lân là Giáo sư, chính ông cũng tự xưng là Giáo sư. Một số tài liệu (ví dụ:từ điểnWikipedia tiếng Việt trước ngày 24/6/2014, hoặc bàicủaPGS Lê Khánh Bằng trong Kỷ yếu Hội thảo Nhà giáo Nhân dân Giáo sư Nguyễn Lân – cuộc đời và sự nghiệp)đã khẳng định rằng,ôngNguyễn Lân thuộc lớp người đầu tiên được phong học hàmGiáo sư, năm 1956. Sự thực thì ông là Giáo sư tự phong, chưa bao giờ được Nhà nước phong Giáo sư.

Ông Nguyễn Lân được gọi là một nhà văn, nhà thơ, nhà biên soạn từ điển mẫu mực, với 42 tác phẩm đồ sộ.Thực ra, trong số hơn 40 tác phẩm có dính tên ông, đa số lànhững tác phẩm rất nhỏ (dăm bảy chục trang) và nhỏ (dưới 200 trang), có những quyển mang tên nhiều tác giả, trong đó ông Nguyễn Lân chỉ có mươi trang, v.v. không có một tác phẩm nào ra hồn, đến nỗi năm ông tròn 90 tuổi, Nhà nước muốn trao giải thưởng cho ông nhưng không thể dựa vào một tác phẩm nào cả. Cuối cùng, ông cố cho ra một quyển khá dày là Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2111 trang, xuất bản năm 2000), trông có vẻ to vì được in bằng giấy dày, chữ to hơn và thưa hơn so với mọi cuốn từ điển thông thường, nhưng cũng không thể gọi đó là đại từ điển. Hơn nữa, quyển từ điển này là nơi tập trung tất cả mọi sai lầmtrong “sự nghiệp biên soạn từ điển” của ông, số lượng sai lẩm có thể lên đến hàngngàn, ảnh hưởng rất xấu đến việc dạy và học tiếng Việt của các thế hệ người Việt hiện tại và mai sau.

❹Mọi người chỉ nhìn thấy bề dày của cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam mà không khảo sát nó, không nhận thấy vô số sai lầmrất đáng sợ trong đónên ai nấy đều cho rằng, đó là thành quảvĩđại, là công trình sáng tạo tuyệt vời của một bậc đại trí thức siêu đẳng chỉ biết quên mình vì dân vì nước, miệt mài làm việc năm này qua tháng khác.Trên thực tế, nó chỉ là sự lắp ráp thô thiển của ba cuốn từ điển đã có sẵn. Trước hết, soạn giả lấy quyểnTừ điển tiếng Việtdày 1415 trangcủa nhóm Văn Tân (gồm 13 người, trong đó có Nguyễn Lân)làm “xương sống”,sau đó ghép thêm hai quyểnkhácchứa đựng rất nhiều sai lầm khủng khiếp, đều của Nguyễn Lân, đó làTừ điển từ và ngữ Hán Việt(866 trang) vàTừ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam(323 trang), rồicộng thêm một số từ lấyở các từ điển khác nhưng được giảng lại theo cách đoán mò và nói liều vốn là thuộc tính của soạn giả. Vì vậy, việc“biên soạn” được thực hiện rất dễ dàng.

♦III.Những sự thực đáng kinh ngạc về Nhà giáo Nguyễn Lân. Phần này cho thấynhững phẩm chất vànhững hành vi phản sư phạm của Nhà giáo Nguyễn Lân, thể hiện qua bố sự thật, với những bằng chứng cụ thể rất dễ tìm thấy:

NGND Nguyễn Lân – người đã dày công làm tổn hại tiếng Việt

NGND Nguyễn Lân được coi là người “suốt đời bảo vệ sự trong sáng của Việt”. Chính ông cũng tự khẳng định vai trò ấy của mình một cách đầy tự tin và tự hào. Để thể hiện vai trò ấy, ôngdốc sức biên soạn các thứ từ điển về tiếng Việt. Việc “chú giải từ tố” và “giải thích từ nguyên”(của các từ có gốc Hán)được ông coi là nét đặc sắc nhất, hơn hẳn các từ điển đã có từ trước.CácGiáo sưLê Trí Viễn, Vũ Khiêu, cùng vô số Giáo sư, tiến sĩ, nhà văn, nhà báo khác đều coi đây là cống hiến vô cùng to lớn và đặc sắc của ông,thể hiện tài năng, trí tuệ kiệt xuất và tâm huyết củamột vịđại trí thức đối với đất nước, đối với tiếng Việt. Nhưng, qua vô sốví dụ cụ thể, chúng tôi đã chứng minh được rằng,ông phạm quá nhiều sai lầm nghiêm trọng nhấtdo thiếu kiến thức cơ bản, do không có năng lực tra cứu, do không đọc được chữ Hán, v.v. thậm chí,không phân biệt được từ tố với âm tố và cũng chưa hiểu thế nào là từ nguyên.Ông chỉ quenđoán mò vànóiliều nên đã phạm hết dạng sai lầm này đến dạng sai lầm khác

NGND Nguyễn Lân đề ra những yêu cầu rất khắt khe đối với người thầy giáo, nhưng chính ông lại chưa nắm vững những kiến thức ở bậctrung học

Được coi là một nhà sư phạm mẫu mực kiêmhọc giả thông kim bác cổ, NGNDNguyễn Lân đòi hỏi người thầy giáo xã hội chủ nghĩa phải học tập, rèn luyện, phấn đấu không ngừng về mọi phươngdiện. Theo ông, ngườithầy giáo xã hội chủ nghĩa, ngoài việc học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên định lập trường cách mạng, quan điểm giai cấp, học tập tác phong, đạo đức của Hồ Chủ tịch, còn phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn của mình. Trongquyển Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa(Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960), ông viết: “Nếu dạy một mà không biết mười thì ít nhất người thầy giáo cũng phải biết hai, ba chứ dạy bài nào mà chỉ biết bài ấy thì thực là nguy hiểm, vì không những chẳng giải đáp được thắc mắc của học sinh mà lại còn dễ dàng nói sai sự thật và phản lại khoa học. Ta nên nhớ rằng mỗi lời thầy giáo nói ra là bốn, năm chục học sinh chú ý nghe; thầy dạy một điều sai là bốn năm chục bộ óc bị đầu độc; như thế thì không những đã chẳng dạy được gì thêm, lại còn khiến học sinhcó những khái niệm không đúng cần phải gột rửa đi nữa. Ngoài bộ môn mình phụ trách, người thầy giáo xã hội chủ nghĩa còn phải nắm được các bộ môn khác nữa: tối thiểu, trình độ văn hóa phổ thông của người thầy giáo, về mọi ngành tri thức, phải không được thấp hơn trình độ học sinh ở cấp mình giảng dạy. Thí dụ, một giáo viênvề Việt văn ở lớp tám ít ra cũng phải nắm được những bộ môn khoa học tự nhiên của cấp III; có như thế thì khi giảng dạy Việt vănmới có thể đưa ra những dẫn chứng cụ thể”. Cứ theo lời ông thì aicũng nghĩ rằng, kiến thức của ông sâu rộng lắm, cao siêu lắm.Khốn thay, ởquyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam (công trình của ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước),người ta dễ dàng tìm thấy ngay vài chục từ ngữ thuộccác lĩnh vực toán học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, địa lý, lịch sử, văn học được sử dụng trong chương trình trung học mà bị soạn giả Nguyễn Lân giải thích sai hết, tỏ ra khônghiểu gì cả. Kiến thức của Nhà giáo Nguyễn Lân về mọi lĩnh vực khoa học thường thức chưa đạt đến trình độ trung học, vậy thì ông không thể dạy bất cứ môn nào ở bậc trung học.

NGND Nguyễn Lân chỉ quen dạy dỗ người khác nhưng không biết chỗ yếu kém của mình nên đã sa đà vào việc “biên soạn” từ điển, đầu độc tiếng Việt.

Nhà giáo Nguyễn Lâncó những lời dạy về “đạo làm thầy”rất chí lý. Ông đã từng răn dạy con dâu:“Con làm cô giáo thì phải nhớ là dù một chữ chưa hiểucũng phải đọc, phải hỏi cho thật hiểu mới được dạy cho học trò, óc trẻ con nhưtrang giấy trắng, con vẽ sai lên đó làm sao tẩy sạch được.Con dâu của ông kể tiếp: “Rồi ba giảng giải, muốn tìm hiểu một vấn đề gì thì phải hiểu cả lịch sử, cả hoàn cảnh cụ thể của nó…. Một lần khác, ông đã căn dặn con trai (là một phó Giáo sư):“Cái khó nhất trong cách đối xử ở đời là biết mình đang ở vị trí nào. Con đừng quên rằng, một người giỏi lắm thì cũng đi sâu được một hai chuyên môn. Vì vậy, phải luôn coi người khác là thầy của mình về những chuyên ngành khác”. Trong sự nghiệp “trồng người”, hẳn là ông đãnhiều lần dạy học trò bằng những câu như thế, màta có thể quy thành nguyên tắc: Không được dạy những điều mà mình chưa hiểu rõ; muốn vậy thì phải biết rõphạm vi kiến thức của mình. Tiếc thay, ông chỉ quen dạy người khác nhưng không biết răn mình, không hề biết mình đang ở vị trí nào.Bởi vậy, mặc dầu không đọc được chữ Hán, ông vẫn tin rằng, nhờ có kinh nghiệm lâu năm nên mình thừasức hiểu hết các từ ngữ tiếng Việt có gốc Hán, thế là ông biên soạn cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt (nhưng phải tránh việc thể hiện chữ Hán), xuất bản năm 1989. Tuy dung lượng của nó chỉ bằng một phần ba so với cuốn Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (lưu hành từ năm 1932) nhưnglại chứa đựng nhiều trăm sai lầm,vậy mà được GS Lê Trí Viễnđánh giá là “một công cụ tra cứu rất quý không thể thiếu được đối với bất kỳ ai, trước hết là học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, biên soạn, khi muốn nắm được nghĩa chính xác của các từ ngữ Hán – Việt trong tiếng Việt hiện nay”.Lời ca tụng đó đãbiếnquyển từ điển tồi tệ này thành của quý,khiến soạn giả ngỡ rằng mình là người duy nhất đủ sứcđảm đương sứ mạng“gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt”. Thế là, liên tiếp trong mấy năm sau đó, ông sản xuất thêmba cuốn nữa là Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Từ điển tục ngữ thành ngữPháp Việt,Từ điển tục ngữthành ngữ Việt Pháp. Càngngày, “uy tín học thuật” của ông càng lên cao trong đám người có bằng cấp và chức vị nhưng lười đọc và ít suy nghĩ. Người ta chỉ chú ý đến tên sách chứ chẳngmấy người đọc sách và hiểu sách nên không ai biết rằng,tác giả của chúngkhông những mù tịt về Hán ngữ mà vốn liếng tiếng Việt cũng rất nghèo, thậm chí, không phân biệt được đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ.Khi đã ngoài 90 tuổi, ông bèn tập hợp tất cả mọi từ ngữ tiếng Việt trong cả bốn cuốn, gộp thêm cuốn Từ điển tiếng Việt của nhóm Văn Tân (gồm 13 người, trong đó có ông) để tạo thành cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, với hàng ngàn sai lầm thuộc mọi chủng loại: về chú giải từ tố, về giải thích từ nguyên, về thành ngữ, tục ngữ, về tri thức khoa học, về lỗi chính tả, v.v.

Trong lĩnh vực biên soạn từ diển, NGNDNguyễn Lân thực sự là người yếu kém nhất, với những lỗ hổng kiến thức không thể khắc phục.

Ví dụ duy nhất về “tầm cao trí tuệ” của Nhà giáo Nguyễn Lân đã góp thêm chứng cứđể khẳng định điều ngược lại.

Trong hàng trăm bài viết để ca ngợi tài năng và trí tuệ hơn người của Nhà giáo Nguyễn Lân, chỉ có một bài duy nhất (của một vị PGS TS) nêu ra một ví dụ để làm bằng chứng về cái “trí tuệ siêu phàm” ấy.Xin kể tóm tắt câu chuyện sau đây:

Tại khu mộ của Nguyễn Trường Tộ, có hai câu (người ta cho là đôi câu đối) bằng chữ Hán khắc nổi, vốn là: Nhất thất túc thành thiên cổ hậnTái hồi đầu thị bách niên thân(Nghĩa là: Một lần sẩy chân, trở thành mối hận ngàn đờiQuay đầunhìn lại, đã là cái thân trăm năm).Lâu ngày, chữ thân(nghĩa là thể xác, là thân thể) bị sứt mẻ hết nhưngnhiều người dân không biết chữ Hán vẫn còn nhớđấy là chữthân.Nhữngngười “có học” thì đoán đó là chữ cơ (nghĩa là cơ nghiệp, cơ đồ).Vị PGS TS nọ bèn thỉnh giáo Thầy Nguyễn Lân và đã được Thầy phán truyền: “Vế trên của câu đối là hận (ân hận) – một từ chỉ sự trừu tượng, thì vế dưới đối lại phải là một từ có tính chất cũng trừu tượng, cho nên dùng chữ (cơ đồ) là chuẩn xác và hợp lý hơn là chữthân (thân thể)”.Rồi ông PGS TS bình luận:Rõ là đầy sức thuyết phục. Tôi nhớ mãi câu nói cảm ơn của tôi khi đó: Thưa thầy! Đúng là nhất tự thiên kim vậy.

Người viết bài Góp phần tìm hiểu sự thật về GS Nguyễn Lân cho rằng, lý lẽ của Thầy Nguyễn Lân rất khó chấp nhận.Cái chữbị sứtkia phải là chữ thânmới hợp với ý than thân trách phậnở câu trước đó. Nhất thất túc thành thiên cổ hận Tái hồi đầu, thị bách niên thân. Nghĩa là: Một lần sẩy chân (= một lần cẩu thả, một lần hẫng hụt, một lần sa ngã) thì ôm hận ngàn đời.║Ngoái đầu nhìn lại thì mình chỉ còn cái thân già yếu.Như thế mớiđúng với tâm tư của người có hoài bão lớn nhưng “lỡ thời”.

Nếu thay chữ thân bằng chữ , nghĩa là cơ nghiệp, là sự nghiệp, thì sẽ sự thể sẽ là:Nhất thất túc thành thiên cổ hận.Tái hồi đầu, thị bách niên cơ. Nghĩa là: Một lần sẩy chân (= một lần cẩu thả, một lần hẫng hụt, một lần sa ngã) thì phải ôm hận mãi mãi.║Ngoái đầu nhìn lại thì mình đã có cơ nghiệp trăm năm. Như vậy thì cái sự “thất túc”kia không gây nên hậu quả gì ghê gớm, chẳng đáng phải mang hận ngàn đời.

Kết quả khảo cứu của chúng tôi đã xác nhận rằng, hai câu ấy phải là: Nhất thất túc thành thiên cổ hận Tái hồi đầu, thị bách niên thân. Đây là hai câu thơ cuối cùng trong một bài thơ thất ngôn bát cúcó xuất xứ khá ly kỳ, liên quan đến một số học giả nổi tiếng thời nhà Minh và nhà Thanh.

Chúng ta lại có thêm một bằng chứng xác thực cho thấytrình đô học vấn non kém và thòi quen nói liều của NGND Nguyễn Lân.

¢Trên đây là bản tóm lược 8 sự thật về NGND Nguyễn Lân mà tác giả đã khảo chứng khá kỹ càng trong bài Góp phần tìm hiểu sự thật về GS Nguyễn Lân. Hiện nay, bài này đã được đăng lại ở một số Blog khác ngoài Blog Quê choa. Quý vị độc giả nào có nhu cầu đọc toàn văn bài này, có thể tìm thấy một cách dễ dàng theo tiêu đề của bài hoặc theocác địa chỉ sau đây: lemanhchien41.blogspot.comLê Mạnh Chiến – Blogger.

  • ♦●
  1.  Trả lời thư của độc giả Yên Duyên Hương

Trong bài Góp phần tìm hiểu sự thật về Giáo sư Nguyễn Lân, ở đoạn trả lời câu hỏi 2 (phần II. Trả lời một số câu hỏi thiết thực, hỏi về việc Nhà giáo Nguyễn Lân có được nhà nước Việt Nam phong học hàm Giáo sư hay không), tác giảđã chứng minh:NGNDNguyễn Lânchưa bao giờ được nhà nước phong chức danh Giáo sưnhư lâu nay mọi người vẫn nhầm lẫn. Mở đầu việc khảo chứng điều này, tác giả viết:

Trong Quyết định 162/CP do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 11 tháng 9 nãm 1956 về việc phong chức danhGiáo sư cho 29 Nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu (trong đó có các ông Tạ quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, v.v.), có tên những người sau đây:

Quyết định 162/CPra đời khi Nhà nước sắp xếp lại các cơ sở Đại học đã có từ trước và mở thêm một số trường Đại học mới, ban đầu, có 6 trường vàonăm 1956 (gồm có: Đại học Sư phạm, Đại học Tổng hợp,Đại học Y – Dược, Đại học Nông Lâm, Đại học Bách khoa,Đạihọc Kinh tế – Tài chính). Để trao trọng trách cho cácnhà khoa học hàng đầu trong công tác tổ chức và giảng dạy ở các trường Đại học mới được thành lập, Chính phủ đã phong học hàm Giáo sư cho 29 người kể trên. Quyết định nàyđược ký và công bố trongtháng 9 năm 1956. Đây là lần phong Giáo sư đầu tiên của Nhà nước ta. Từ năm 1980 trở đi mới có những đợt phong học hàm Giáo sư tiếp theo.

Thế nhưng, một số độc giả tra cứu trên mạng Internet (ví dụ, theo Từ điển Wikipedia tiếng Việt, tại mục từ Giáo sư Việt Nam.)hoặcnguồn tài liệu nào đó, lại cho rằng, Quyết định này được ký ngày 11 tháng 9 năm 1976 (chứ khôngphải là năm 1956như tác giảđã viết) và cho rằng, sựkhảo chứng của tác giả là “thiếu chính xác”. Từ đó, họcoi sự “thiếu chính xác” ấylà cơ sởđể đặt vần đề “nghi vấn”mọikết quả khảo chứng khác của tác giả.

Về vấn đề này, tác giả khẳng định một lần nữa:Quyết định 162/CP về đợt phong học hàm Giáo sư đầu tiên ở Miền Bắc Việt Nam được ký ngày 11/9/1956, và chỉ có thể là năm 1956 chứ không thể là 1976. Tác giả cũng không hề bỏ sót tên NGNDNguyễn Lân trong danh sách những người được phong học hàm Giáo sư, vì ông chưa bao giờ được phong Giáo sư.

Về việc các ông Trần Đức Thảo và Trương Tửu đã được phong học hàm Giáo sưtừ trước năm 1958 thì chínhNhà giáoNguyễn Lân cũng đã nói đến nhiều lần.

Trongcao trào đấu tranhchống“bọnphảnđộngNhân văn – Giai phẩm” hồi giữa năm 1958, Nhà giáo Nguyễn Lân là một người rất hăng hái, kiên định lập trường của giai cấp vô sản, có thành tích rất nổi bật trong cuộc đấu tranh quyếtliệt này. Lập trường cách mạng của ông đã thể hiện rõ trong bài Trường Đại học Sư phạm đã nhổ được hai cái gai: Trương Tửu và Trần Đức Thảo,đăng trên báo Nhân dân (trang 3) số ra ngày Chủ nhật, 18/5/1958. Trong bài báo này, ông Nguyễn Lân đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, các ông Trần Đức Thảo, Trương Tửu lúc bấy giờ là Giáo sư.

Nhà giáo Nguyễn Lân viết:

Chính vì Trương Tửu và Trần Đức Thảo có manh tâm chống Đảng, chống chế độ nên trong hai năm nay, họ đã gây nên ở trường Đại học sư phạm một không khí nặng nề, khó thở.Họ là Giáo sư, là chủ nhiệm khoa, nghĩa là những người có cương vị trong hội đồng lãnh đạo của nhà trường. Nhưng thực ra họ luôn luôn tìm cách biến những buổi họp hội đồng lãnh đạo thành những cuộc cãi vã, thành những dịp để họ công kích ban giám đốc, công kích các đảng viên. Cho nên trong các buổi họp hội đồng lãnh đạo, ít khi người ta đi đến đượcnhững kết quả cụ thể về xây dựng chuyên môn, xây dựng tổ chức, mà phần lớn thời gian chỉ là để giải quyết những vấn đề tủn mủn, vụn vặt do họ nêu lên hoặc là để họ gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ nhà trường. Có người đã cho rằng Tửu và Thảo luôn luôn dùng cái thủ đoạn đảo nghị mà nghị sĩ Pác-nen đã dùng ở nghị viện nước Anh hồi cuối thế kỷ thứ 19, để hội đồng lãnh đạo nhà trường không làm trọn nhiệm vụ mà nhân dân giao phó cho. 

Không những Tửu và Thảo chĩa mũi dùi vào các đảng viên mà họ thường mạt sát với những lời sống sượng, thô bạo, họ còn tìm cách dèm pha tất cả những người ngoài Đảng không ăn cánh với họ. Riêng đối với những kẻ nghe theo họ thì họ đề cao, tâng bốc, đòi cho được hưởng quyền lợi nọ kia. Với cái óc bè phái ấy, họ đã phá hoại tinh thần đoàn kết rất cần thiết cho việc xây dựng nhà trường. 

Thái độ hung hăng, phá phách của Tửu và Thảo ở trường Đại học sư phạm có phải là do sự bất mãn hay không? Chúng tôi thiết nghĩ họ không có lý do gì bất mãn cả, vì Đảng và Chính phủ đối đãi với họ thật là đã quá hậu. 

Nhiều người đã ngạc nhiên khônghiểu vì sao Trương Tửu mà có thể là Giáo sư đại học được. Không những y có cái quá khứ chẳng hay ho gì, mà ngay đến cái vốn tri thức của y cũng rất là nông cạn, nhưngười ta đã phân tích nhiều lần trên báo chí. Ấy thế mà Tửu vẫn được làm Giáo sư trường Đại học sư phạm thì còn bất mãn nỗi gì?

[]

Phải chờ đến khi đã học tập, anh em các tổ được giác ngộ, yêu cầu Tửu và Thảo phải kiểm thảo, rồi anh em góp thêm nhiều hiện tượng, chúng tôi mới hiểu được rằng Trương Tửu và Trần Đức Thảo không phải chỉ là những người trí thức bất mãn mà rõ ràng là những kẻ có mưu đồ xấu xa về chính trị. Trước những hiện tượng cụ thể anh em nêu lên mà Tửu và Thảo không thể chối cãi được, chúng tôi mới thấy được những tư tưởng phản động có thể hạ phẩm giá con người đến mức độ nào. Một số sự việc đã khiến chúng tôi phải sửng sốt không ngờ những người vẫn mệnh danh là đại trí thức như Tửu và Thảo mà có thể ti tiện, đê hèn như thế.

Quả đợt học tập hai văn kiện là một cơn gió lành mạnh đã thổi bạt được những rác rưởi của chủ nghĩa xét lại, đã lật được mặt nạ một số người trước đây người ta vẫn cho là thượng lưu trí thức, và riêng đối với trường Đại học sư phạm, đã nhổ được hai cái gai gây ra bao nhiêu vướng víu trong việc xây dựng nhà trường. 

Gai đã nhổ rồi, không khí trường Đại học sư phạm trở nên khác hẳn: mọi người, mọi thành phần, sau đợt học tập, đã cùng đứng trên một lập trường, cùng thống nhất một ý chí, nên tình đoàn kết càng ngày càng chặt chẽ. Trên cơ sở của mối đoàn kết đó, mọi công tác của nhà trường như tổ chức, giảng dạy, học tập, lao động… đều tiến hành được đều đặn, với một đà phấn khởi chưa từng có. 

Từ nay nhà trường như một thân thể đã cắt được cái ung thư trở nên lành mạnh, khỏe khoắn. Nhất định trong một tương lai ngắn, trường Đại học sư phạm của chúng ta sẽ xứng đáng là một trường Đại học xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với nhiệm vụ đào tạo những người giáo viên tốt cho nền giáo dục phổ thông đương một ngày một vươn lên mạnh mẽ.

Sau cuộc đấu tranh sôi sục, thực chất lànhững đợt đấu tố khốc liệtmànhững ngưởi bị đấu tố không được mở miệng, kết cục là, các Giáo sư Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường đều phải vĩnh viễn rời khỏi bục giảng các trường Đại họcvà sống tiếp vài chục nămcho đến hết đời trong cảnh cùng quẫn và tủi nhục, luôn luôn bị theo dõi, rình rập.

Năm 1976, các ông Trần Đức Thảo và Trương Tửu vẫn còn bị theo dõi, giám sát nghiêm ngặt. Tình trạng đó cònkéo dài thêm hơn mười năm nữa mới chấm dứt.Câu chuyện sau đây doGiáo sư Trương Tửu (1913-1999) kể lại cho chúng tôi đã chứng tỏ điều đó.

Khi công cuộc “Đổi mới” diễn ra đi đôi với việc “cởi trói”, sự đối xử với các“phần tử Nhân văn Giai phẩm” bắt đầu bớt nghiệt ngã. Trước đó, đại đa số học trò cũ vànhững người quen biết đều không dámliên hệ với họ vì ai cũng sợ mang tai họa vào thân. Năm 1987, khi thấy việc tiếp xúc với các “thầy giáo Nhân văn Giai phẩm” không còn nguy hiểm như trước nữa, Giáo sư Nguyễn Đình Chú (là học trò cũ của các thầy Trương Tửu, Trần Đức Thảo) bèn đứng ra tổ chức cuộc họpđồngmôn đểkỷ niệm 30 năm ngày ra trường (1957-1987) vàkính mời các thầy đến dự, trong số đó, không thểthiếu các Giáo sư từngmắc đại nạn trong cuộc “đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm”. Thế nhưng vẫn có một học trò cũlúc bấy giờ (năm 1987) cũng là Giáo sư về Văn học Việt Nam hiện đại đã vội vã đi báo cáo với công an, đòi ngăn chặn cuộc gặp gỡ này.Tuy nhiên, tình hình bấy giờkhông còn căng thẳng như trước,công an không đểý đến “nguồn tin”mật báo này nữa.Cuộc họp đã diễn ra một cách tốt đẹp, đầy xúc động. Đươngnhiên là vắng mặt ông Giáo sưkia.

Việc các ông Trần Đức Thảo và Trương Tửu đã được Nhà nước phong chức danh Giáo sư đại học hẳn là không có gì phải nghi ngờ. Sau khi cả hai ôngbị đuổi khỏi trường Đại học từ giữa năm 1958 cho đến ngày qua đời, chưa có một chỉ thị nàoxóa bỏ bản án quá nghiệt ngã và oan trái đối với họ.Cả hai ông Trấn Đức Thảo và Trương Tửu bị coi là những tên tội phạm nguy hiểm. Cho đến những ngày diễn ra công cuộc “Đổi mới”kèm theo việc “cởi trói”ở nước ta, tình trạng đó mới được nới lỏng. Vậy,không có lý do gì để tin rằngcác vị Trương Tửu, Trần Đức Thảo đượcNhà nước Việt Nam phong học chức danhGiáo sư vào năm 1976.Quyển sách GIÁO SƯ VIỆT NAMcủa Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước(Nxb Khoa học Xã hội ấn hành năm 2004)đã ghi nhận rằng,trước năm 1980 việc phong chức danhGiáo sư chỉ được thực hiện một lần duy nhất, có 29 người được phong Giáo sư trong lần này. Bởi vậy, nếu căn cứ theo Từ điển Wikipedia tiếng Việthoặc một tài liệu nào đó để tin rằng đợt phong Giáo sư đầu tiên diễn ra năm 1976 là hoàn toàn sai lầm.

Đến đây, chúng tôi đã trả lời xong hai điều thắc mắc trong thư của độc giả Yên Duyên Hương, cụ thể là: uĐợt phong học hàm Giáo sư đầu tiên diễn ra năm 1956 chứ không phải năm 1976 như một số tài liệu đã viết sai. v Chúng tôi cũng không “bỏ sót tên ông Nguyễn Lân” khỏi danh sách những người được phong học hàm Giáo sư, vì ông chưa bao giờ được phong Giáo sư mà chỉ là Giáo sư tự phong.

Độc giả Yên Duyên Hương còn đặt cho chúng tôi một câu hỏi khác nữa: Chúng tôi được biết, sinh thời GS Nguyễn Lân đã có lời xin lỗi Trần Đức Thảo. Vậy, thực hư chuyện này là thế nào?

Tác giả xin phép mượnmột bài của nhà báo Phú Cường, trong đó nói về điều “ân hận”của Nguyễn Lân đối với Trần Đức Thảo để trả lời câu hỏi này củaquý vị.

Trong bài Chuyện giờ mới kể về GS NGND Nguyễn Lân (trên báo điện tử Vietnamnet,tại địa chỉ http://vnn.vietnamnet.vn/vanhoa/2003/9/30157/) của nhà báo Phú Cường viết nhân 49 ngày mất của GS NGND Nguyễn Lân, có đoạn cuối cùng mangtiêu đề là Tôi có hai điều ân hận, như sau:

Sống một cuộc đời trong sáng, không màng công danh, phú quý, dồn hết tâm trí vào việc trồng người, GS NGND Nguyễn Lân được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý, hàng năm nhân dịp Tết cổ truyền, ngày Nhà giáo Việt Nam, các vị lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước đều đến thăm và tặng quà cụ. Cụ có lần tâm sự:

Cả đời tôi sống thanh bạch, không làm điều gì để trái với lương tâm, chỉ có hai điều tôi cứ ân hận mãi. Một là tôi được các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến tận nhà thăm hỏi, nhưng do tuổi cao, đi lại không thuận tiện nên chưa lần nào đến nhà đáp lễ được. Điều thứ hai là, năm 1957, hồi tôi là Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục, được tổ chức phân công cuộc họp phê phán ông Trần Đức Thảo, một nhà triết học rất uyên bác. Là nhiệm vụ trên giao, tôi không thể không thực hiện, mà trong lòng thấy ân hận vô cùng. Rất mừng, năm 2000 các công trình nghiên cứu của GS Trần Đức Thảo được Đảng và Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

Bây giờ hai cụ đều ở cõi vĩnh hằng, chắc rằng hai nhà trí thức lớn của nước nhà đều cười vui, thông cảm trong niềm kính trọng nhau.

Đọc những lời “gan ruột” của Nhà giáo Nguyễn Lân, thoạt tiên chúng tatưởng nhưđó là biểu hiện tấm lòng trung thực của một người “trót vì tay đã nhúng chàm”, nay lương tâmcắn rứt nên đãdũng cảm, thẳng thắn thừanhận những lỗi lầmmà trước đây mình đã phạm phải. Thế nhưng, tinh ý một chút thì sẽ thấyrằng,trong sự ân hận quá muộn màng này vẫn lấp ló sự thiếu chân thành nênôngvẫncố đổ lỗicho hoàn cảnh khách quan. Hơn nữa, trong hai điều “ân hận mãi”ấy, điều“ân hận”thứ nhất là ở chỗ, do tuổi cao, đi lại không thuận tiện nênchưa lần nào đến nhà đáp lễcác vị lãnh đạo Nhà nước từng đến nhà thămhỏiông;rồi sau đó mới đếnđiều “ân hận”thứ hai, do phảihết lòng “phục tùng tổ chức” (phải dùng lời lẽ đao búa để xỉa xói, nhục mạ người bị đấu tố)nên phải lậpthành tích xuất sắc trong việc kể tội và luận tội các ông bạn đồng nghiệpvốn có địa vị cao hơn mình. Điều “ân hận” thứ nhất thực rachỉ nên gọilà sự áy náy, băn khoăn về tình cảm, nhưng đã được ôngnâng lên thành điều “ân hận”cao hơn hẳnsự dày vò, cắn rứt vàhổ thẹn màmọi người có lương tâm đều không thể tránh khỏi khi nghĩ đến thành tích đổ dầu vào lửa trong cuộc hãm hại đày đọa những người lương thiện.Về thực chất và sức tác động, những lời buộc tội của chứng nhân kiêm quan tòa Nguyễn Lân chẳng khác gì những nhát gươm haynhững mũi tên tẩm thuốc độc để hạ gục nạn nhân. Vậy mà trong hai đồng nghiệp vô tội từng bị ông coi là kẻ thù phải trừng trị đích đáng, sau khihọ đã mất hết tất cả mọi chỗ bấu víu về tinh thần và vật chất,phải nếm đủ mùi đắng cay, tủi hận suốt30-40 năm rồi ngậm ngùi về nơi chín suối, chỉ cómột người vừa được tuyên dương (coi như được minh oan) thì được ông nghĩ lại rồi lặng lẽ nói riêngvớimột nhà báo, tỏ ý“ân hận”sau khi người đó qua đời gần một chục năm.Còn đối với người đồng nghiệp vô tội nhưng không (hay chưa) được tuyên dương thì ông không hề“ân hận”.

Cũng không khó nhận ra trò ngụy biện của ông Nguyễn Lân. Bởi vì,với tư cách “Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục, được tổ chức phân công cuộc họp phê phán ông Trần Đức Thảo […] Là nhiệm vụ trên giao, tôi không thể không thực hiện” nếu ông Nguyễn Lân thực sự là một con người nhân hậu và hiểu biết lẽ phải thìông sẽ làm nhiệm vụ “trên giao” đó một cách “cầm chừng”chứ không thểhăng hái “toàn tâm toàn ý”đấu tố đồng nghiệp với những lời chửi rủa, nhục mạ nặng nề như vậy. Trên thực tế, hồi bấy giờ không phải chỉ có một mình ông Nguyễn Lân phê phán các ông Trương Tửu và Trần Đức Thảo.Nhưng có lẽ chỉ những lời lẽ đấu tố cay độc của Nguyễn Lân mới trở thành “áng văn bất hủ”mà đến đến tận bây giờ đọc lại, ai nấy đều rùng mình ghê rợn.

Nếuquả thật ông Nguyễn Lân thấy lương tâm cắn rứt, ân hận thì hẳn làông phải viết bàicôngkhainói lên điều đó hoặc chính thức xin lỗi trướcmặt Trần Đức Thảochứ không phải đợi đến khi ông này qua đời gần muời nămvà được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Cho nên chúng ta không lấy gì làm lạ khi Nhà giáo Nguyễn Lân không hề ‘ân hận’ về việc đấu tồ, nhục mạ ông Trương Tửu. Khi ông Trần Đức Thảo còn sống vả còn mang thân phận một công dân hạng bét thì NGND Nguyễn Lân không có gì ân hận về việc làm thất đức và tàn nhẫn của mình. Chỉ sau khi ông Trần Đức Thảo qua đời gần 10 năm và trở thành người có địa vị cao hơn hẳn (là Giáo sư thật, được trao giải thưởng cao nhất, còn ông Nguyễn Lân thì vẫn là Giáo sư tự phong và được trao giải thưởng thấp hơn) thì ông Nguyễn Lân mới “ân hận”. Còn ông Trương Tửu thì chỉ mới thoát khỏi thân phận công dân hạng bét để gia nhập đội ngũ “phó thường dân” nên ông Nguyễn Lân không cần phải bận tâm về việc làm độc ác năm xưa.Nếu cùng lúc, cả Trần Đức Thảo lẫn Trương Tửu đều được Nhà nước trao giải thưởng hoặc được tôn xưng thì cái điều“ân hận”thứ hai của Nhà giáo Nguyễn Lân hẳn sẽ khác hơn.

Ông Nguyễn Lân không “ân hận” đối với ông Trương Tửu mà chỉ “ân hận” đối với ông Trần Đức Thảo vì về sauông Trần Đức Thảo trở lại địa vị cao hơn mình, chứ không phải vì kính trọng người tài cao học rộng. Mà địa vị hay “trọng lượng” của ông Trần Đức Thảo (nếu ông còn sống) thì chẳng thấm vào đâu so với các quan chức từ thứ trưởng trở lên. Bởi thế, đối với ông Nguyễn Lân, cái “lỗi”xúc phạm, chà đạp danh dự và nhân phẩm của ông Trần Đức Thảo còn nhẹ hơn nhiều so với cái “lỗi” chưa đi thăm đáp lễ các vị lãnh đạo cấp cao.

Trở lại câu hỏi của độc giả Yên Duyên Hương: Chúng tôi được biết, sinh thời GS Nguyễn Lân đã có lời xin lỗi ông Trần Đức Thảo. Vậy, thực hư chuyện này là thế nào?, tác giảcoi việc lý giảihai điều “ân hận”của NGND Nguyễn Lân đã là lời giải đáp cho câu hỏicủa quý vị:Ông Nguyễn Lân chỉ “ân hận” vì sự “thất lễ” đối với những ngườibề trên, những người có ngôi vị cao hơn mình.Bởi vậy, sinh thời, GS Nguyễn Lân không bao giờ có lời xin lỗi ông Trần Đức Thảo, cũng như ông đã không hề “ân hận” đối với ông Trương Tửu. Đó là một sự thật hiển nhiên.

  • ♦●

“Trải qua một cuộc bể dâu”,nhân cách và tài năng của các Giáo sưTrần Đức Thảo và Trương Tửutuy bị chà đạp và vấy bẩn suốt ba chục năm nhưng đến nay vẫn được người đời trân trọngvà biểu dương.Họ vẫn để lại hình ảnh đẹp trong lòng mọi người Việt Nam có hiểu biết, có lương tri. Còn NGND Nguyễn Lân–ngườiluôn luôn hãnh diện vớicái hư danhGiáo sưtiếm xưng và đắc ý tự hào về những cuốn từ điển từng làm lóa mắthàng loạt trí thức lười học và ítsuy nghĩ,nhưng lạiđầy rẫy những sai sót“để đời”,làm méo mó tiếng Việt, rất độc hại đối với tiếng Việt –nayđã bắt đầu được người đời phán xét với đầy đủ tang chứng cụ thể để cảnh cáo và tẩy độcnhằm trả lại vẻ đẹp hồn nhiên cho tiếng Việt và ghi nhớ một giai đoạn suy đồi của nền văn hóa – giáo dục Việt Nam.

Lê Mạnh Chiến

Email: lemanhchien41@yahoo.com

 

This entry was posted in Lên Tiếng. Bookmark the permalink.