Một bìa sách do Nhà xuất bản Giấy Vụn của nhóm Mở Miệng ấn hành. DR
Có lẽ trong lịch sửđào tạo Đại học ở Việt Nam, chưa có một luận văn thạc sĩ nào làm hao tổn giấy mực bằng luận văn thạc sĩ của giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội Đỗ Thị Thoan, nhất là kể từ cô bị thu hồi bằng Thạc sĩ. Vụ này đặt ra vấn đề về tự do học thuật ở Việt Nam, khiến nhiều trí thức trong và ngoài nước đã phải lên tiếng phản đối.
Đỗ Thị Thoan, còn được biết với bút danh Nhã Thuyên, vào năm 2010 đã viết một luận văn thạc sĩ bàn về nhóm “Thơ Mở Miệng” với nhan đề“Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Nhóm thi sĩ này gồm bốn tác giả: Khúc Duy, Bùi Chát, Lý Ðợi và Nguyễn Quán, từng xuất bản chui tập thơ Mở Miệng” vào tháng 06/2002, được phổ biến bằng cách chuyền tại nhau tại Sài Gòn, nhưng không lâu sau đã bị thu hồi và tiêu hủy.
Tuy đề tài luận văn nói về một hiện tượng rất mới mẻ của văn học đương đại Việt Nam, nhưng Đỗ Thị Thoan đã được bộ môn Lý luận văn học của khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, chấp nhận cho làm luận văn này. Luận văn của Đỗ Thị Thoan đã được chấm điểm 10, tức là điểm tuyệt đối, nhưng không hiểu sao năm ngoái trên báo chí chính thức, đã có cả một làn sóng phê phán gay gắt luận văn này, với nhiều bài viết chỉ trích cả người làm, người hướng dẫn, lẫn người chấm và cơ quan chủquản trong việc này.
Năm nay, tức là bốn năm sau khi được chấm điểm 10/10, luận văn của giảng viên Đỗ Thị Thoan bỗng bị một hội đồng khác đưa ra thẩm định lại. Kết quả là bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan bị thu hồi theo các quyết định ngày 11/03/2014 và 14/03/2014, mà tác giả luận văn và người hướng dẫn không được cho cơ hội để phản biện. Lý do dẫn đến các quyết định này cũng không được công bố, và nhất là không có bằng cớ nào chứng tỏ luận văn đã có sai phạm đáng kể về học thuật. Thành ra, nhiều người đã lên tiếng phản đối các quyết định nói trên, bênh vực cô Đỗ Thị Thoan.
Ngày 15/04 vừa qua, tờ Nhân Dân đã đăng một bài viết đả kích những người bênh vực cho Đỗ Thị Thoan. Tác giả bài báo lập luận rằng: “Sai lầm của luận văn Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm “Mở miệng” từ góc nhìn Văn hóa của Ðỗ Thị Thoan bắt đầu từđối tượng nghiên cứu của nó là nhóm “Mở miệng”, từ quan niệm của tác giả về nhóm người nhân danh tự do sáng tác, tự do ngôn luận làm ra một số sản phẩm “phản văn hóa” và nhằm vào các mục đích khác. Sản phẩm của “Mở miệng” gồm các văn bản xuyên tạc từ ca dao đến danh ngôn, sáng tác của các danh nhân được dân tộc Việt Nam tôn kính, và những văn bản với ngôn từ thô tục, nhơ bẩn, dơ dáy, có tính chất “bôi đen” xã hội…”.
Tác giả bài viết quy kết Đỗ Thị Thoan là mượn nhóm “Mở miệng”đểđưa ra các ý kiến sai trái, như: “Miền Bắc thường được cho là có quyền lực hơn, sống “gần” lãnh đạo, độc tài, cộng sản. Miền Nam được coi là không gian tự do hơn, với đô thị hiện đại sớm phát triển và sớm tiếp xúc với văn chương phương Tây và có khả năng đẩy cao những xu hướng hiện đại nếu Việt Nam Cộng hòa thắng lợi”! Bài báo kết luận rằng một bài luận văn “chứa màu sắc chính trị chống đối” như vậy, không thể coi là luận văn khoa học.
Trong trang Facebook của ông, giáo sư y khoa Nguyễn Văn Tuấn tại Úc đã phản bác những lập luận của bài báo tờ Nhân Dân. Theo giáo sư Tuấn, “đối tượng nghiên cứu, tự nó, không phải là tiêu chí đểđánh giá luận án của tác giả sai lầm hay đúng. Nhà nghiên cứu có thể chọn bất cứđối tượng nghiên cứu nào hay phương pháp nào, miễn là đối tượng đó và phương pháp đó giúp cho nhà nghiên cứu có dữ liệu để “yểm trợ” cho kết luận”. Giáo sư Tuấn khẳng định “tinh thần tự do học thuật áp dụng cho giảng viên và sinh viên. Đối với giảng viên, tự do học thuật có nghĩa là giảng viên có quyền nghiên cứu bất cứ chủđề nào mà họ quan tâm, có quyền trình bày những kết quảđó cho sinh viên và đồng nghiệp mà không chịu sựđàn áp hay kiểm duyệt của bất kỳ thế lực nào”.
Bên cạnh những phản ứng cá nhân, giới học thuật người Việt trong và ngoài nước trong những ngày qua đã đưa ra các bản phản đối, thư ngỏ về vụ tước bằng thạc sĩ của cô Đỗ Thị Thoan.
Ngày 19/04, một «Bản phản đối và yêu cầu» của những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam gởi Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã được phổ biến trên mạng để thu thập chữ ký.
Trong bản phản đối này, những người ký tên yêu cầu hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội hủy các quyết định không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của cô Đỗ Thị Thoan. Theo họ, các quyết định này là «phi pháp và phi lý», vì trái với các quy chếđào tạo thạc sĩ và quy chế văn bằng, chứng chỉ hiện hành ở Việt Nam.
Ngày 20/04, đến lượt giới học thuật Việt Nam ở nước ngoài lên tiếng về vụ này qua một thư ngỏ«Về sự vi phạm Tự do học thuật trong vụ thu hồi bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan», cũng được phổ biến trên mạng để lấy chữ ký. Bức thư ngỏ, với những chữ ký đầu tiên của các nhà trí thức người Việt ở nhiều nước như Mỹ, Pháp, Úc, Canada, Bỉ…, phản đối việc thu hồi bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan và ủng hộ các đồng nghiệp trong giới giáo dục và nghiên cứu Việt Nam trong việc đòi hủy bỏ các quyết định này.
Đặc biệt, họ nhấn mạnh rằng việc thu hồi bằng Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan/Nhã Thuyên là một sự«vi phạm nghiêm trọng» quyền tự do học thuật. Theo bức thư ngỏ, «các đại học chỉ có thểđóng góp hữu hiệu cho sự phát triển của đất nước, nếu các giảng viên và sinh viên có quyền nghiên cứu bất cứđề tài nào
Bên cạnh thư ngỏ nói trên, còn một thư ngỏ riêng của bốn nhà trí thức người Việt hải ngoại, Hồ Tú Bảo, Giáo sư Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản, Ishikawa, Nhật Bản, Ngô Bảo Châu, Giáo sưĐại học Chicago, Hoa Kỳ, Trần Văn Thọ, Giáo sưĐại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản và Cao Huy Thuần, nguyên Giáo sưĐại học Picardie, Paris, Cộng hoà Pháp.
Trong thư ngỏ riêng gởi Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, bốn giáo sư nói trên bày tỏ sư bất bình trước một sự trừng phạt “đau xót và bất nhẫn” như hình phạt mà cô Đỗ Thị Thoan và, gián tiếp, bà Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn luận án, đã phải chịu.
Họ viết: “Trong sự việc đang làm dấy lên phản ứng, chúng tôi thấy cần phải phân biệt rõ ràng hai chỗđứng khác nhau: một đằng là một hiện tượng văn học, một đằng là việc nghiên cứu hiện tượng đó. Nghiên cứu một hiện tượng không có nghĩa là người nghiên cứu đồng ý với hiện tượng ấy. Giá trị của luận văn, vì vậy, không thể căn cứ trên xét đoán chủ quan của người này người nọ về tính cách đúng sai của hiện tượng, mà chỉ duy nhất căn cứ trên những tiêu chuẩn khoa học liên quan đến công trình nghiên cứu. Và người thẩm định duy nhất về giá trị khoa học đó không có ai khác hơn là hội đồng giám khảo. Khi một hội đồng giám khảo (do nhà trường lập ra theo đúng quy trình) đã tuyên bố kết quả của việc thẩm định rồi, thì không có cơ quan nào khác có thẩm quyền truất phế kết quảấy”.
Theo bốn giáo sư tác giả thư ngỏ riêng, muốn đại học Việt Nam xứng tầm với các đại học trên thế giới tiên tiến, phải tôn trọng những nguyên tắc căn bản của đại học, trong đó phê phán chỉ có thể dựa trên những tiêu chuẩn thuần túy khoa học là một nguyên tắc tối thiểu.
Đây cũng là ý kiến của nhiều người khác, trong đó có giáo sư Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp CNRS, một trong những người đầu tiên ký vào thư ngỏ về vụĐỗ Thị Thoan, trả lời RFI Việt ngữ :
RFI :Thưa Giáo sư Phạm Xuân Yêm, với tư cách là một cựu giám đốc nghiên cứu CNRS, ông đánh giá thế nào về vụ thu hồi bằng thạc sĩ của Đỗ Thi Thoan?
GS Phạm Xuân Yêm : Dù là khoa học nhân văn, xã hội, kinh tế hay tự nhiên, ngành khoa học nào cũng vậy, nếu có sự thu hồi văn bằng đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) theo tôi thì phải tuân thủ những quy tắc phổ quát vềđạo đức và những tiêu chuẩn thuần túy khoa học. Thực ra trong môi trường đại học và nghiên cứu nói chung ở nhiều nước đã từng xảy ra sự rút lại công trình nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành bởi Ban biên tập khi họ phát hiện rõ ràng có sựđạo văn nghiêm trọng, các dữ liệu được ngụy tạo, hoặc có gian dối.
Sự thu hồi, sau bốn năm cấp phát, bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan (nhà văn Nhã Thuyên) đã phạm phải ba sai lầm nghiêm trọng: (1) vi phạm qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thu hồi bằng cấp đã phát; (2) vi phạm những nguyên tắc căn bản và đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi phải công bằng và minh bạch; (3) vi phạm quyền tự do học thuật ởĐại học, nhất là Đại học Sư phạm là nơi đào tạo giáo chức thì lại càng phải tôn trọng mẫu mực tự do nghiên cứu và giảng dạy. Đại học Sư phạm không thể phản sư phạm được.
Luận văn thạc sĩ của nhà văn Nhã Thuyên đã được hội đồng giám khảo chấm luận văn cho điểm tối đa, được đáng giá cao bởi các chuyên gia khác và những người có chuyên môn trong lĩnh vực văn học như GS TS Trần Đình Sử, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà văn hóa Nguyên Ngọc, nhà báo và bình luận gia Nguyễn Vạn Phú và nhiều người nữa, thế mà sau 4 năm, đùng một cái ai đó trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã lén lút thiết lập một Hội đồng tái thẩm định việc cấp bằng thạc sĩ cho Nhã Thuyên và quyết định thu hồi văn bằng này một cách độc đoán, phi lý và phi pháp mà không cho đương sự, giáo sư hướng dẫn luận văn (bà Nguyễn Thị Bình) và hội đồng Đánh giá luận văn được biết để phản biện, đặt mọi người vào sựđã rồi, thực là xúc phạm họ.
Luận án của Nhã Thuyên không có chuyện đạo văn, gian lận dữ liệu, nhờ người viết giùm, không vi phạm bất cứđiều gì trong Qui chế cấp bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tước bằng thạc sĩ của Nhã Thuyên chỉ vì bà đã chọn đề tài nghiên cứu là nhóm Mở Miệng. Ông Phan Trọng Thưởng, một thành viên trong hội đồng Thẩm định lại luận văn của Nhã Thuyên, cho rằng nhóm Mở miệng là một ‘’hiện tượng nổi loạn, không chính thống, một hiện tượng bên lề, một dòng ngầm không chỉ mang ý nghĩa văn chương đơn thuần mà còn mang ý nghĩa chính trị phản kháng, phản động.” Ông còn viết thêm : ‘’Luận văn lại được viết bằng một văn phong trôi chảy, có sự mở rộng trên cả hai lĩnh vực văn chương và chính trị, vì vậy, đây là luận văn nguy hiểm, cần được chỉ ra các sai sót để hạn chế các tác động tiêu cực đến xã hội và văn học.’’ ( http://vanvn.net/news/14/4614-pgsts-phan-trong-thuong–de-hieu-ro-hon-thuc-chat-cua-mot-luan-van.html )
RFI: Báo chí chính thức ở Việt Nam, như tờ Nhân Dân, cho là Đỗ Thị Thoan đã sai lầm khi chọn đối tượng nghiên cứu là nhóm Mở Miệng, một nhóm bị coi là “phản văn hóa”, “có ý đồ chính trịđen tối”. Giáo sư nghĩ sao về lập luận này?
GS Phạm Xuân Yêm: Dĩ nhiên ai cũng có quyền phê bình đề tài nghiên cứu của luận án (hiện tượng Mở miệng), nhưng giá trị tự tại và tố chất của luận án là do sự bình phẩm, đánh giá nghiêm túc của giới văn học và chuyên gia trong ngành mà trước hết của hội đồng giám khảo luận án. Đề tài luận án là một chuyện, còn nghiên cứu vềđề tài đó – theo những phuơng pháp luận thuần túy khoa học – lại là chuyện khác. Dùng quan điểm chính trị giáo điều mang nặng tư duy của thời chiến tranh lạnh để quy chụp và vu khống Nhã Thuyên trong việc chọn chủđề nghiên cứu là vi phạm nghiêm trọng tinh thần tự do học thuật. Tự do học thuật được hiểu là “sự tự do của người dạy và người học trong việc dạy, học, tìm hiểu kiến thức và nghiên cứu mà không có sự can thiệp hay giới hạn vô lý của pháp luật, nội quy hay áp lực công cộng.”
Đó là một nguyên tắc không nên được rút gọn bởi những cân nhắc chính trị. Như nhà bình luận Nguyễn Vạn Phú viết : hận cá (Mở miệng) mà chém thớt (Nhã Thuyên và gián tiếp bà Nguyễn Thị Bình)! Thay vì ném sự phẫn nộ của họ vào nhóm Mở Miệng họ lại chĩa mũi dùi vào người nghiên cứu nó, đi phê bình một luận văn thạc sĩ của một trường đại học, mà không nói gì đến phương pháp luận, tính khoa học, cách thể hiện của luận văn, mà chỉ tìm những câu trích phục vụ cho việc phê phán nói trên. Một giấu ngoặc: Nhà xuất bản Giấy vụn của nhóm Mở miệng đã ấn hành chui 40 tác phẩm chất lượng, trong đó có cuốn ‘’Mekong, dòng sông nghẽn mạch’’ của tác giả Ngô Thế Vinh.
Vì vậy tôi cho rằng điều này vi phạm nghiêm trọng tinh thần tự do học thuật, sự vụđã bị chính trị hóa theo quan điểm của nhà cầm quyền. Chính vì vậy chúng tôi đã soạn thảo lá Thư Ngỏđểủng hộ các đồng nghiệp trong cộng đồng giáo dục và nghiên cứu sinh hoạt ở trong nước, chia sẻ những bức xúc với các đồng nghiệp trong và ngoài nước, phản đối sự vi phạm nghiêm trọng tinh thần tự do học thuật, phản đối sự chính trị hóa công việc giảng dạy và nghiên cứu trong nhà trường.
Chúng ta nói nhiều, bàn nhiều vềđổi mới và cải cách toàn diện nền giáo dục nước nhà, nhưng điều này chỉ có thể nếu những nhà chức trách nhận thức rõ tầm quan trọng của tự do học thuật, và tôn trọng các nguyên lý của chúng.
RFI :Tại Pháp, theo ông biết, trong những trường hợp nào có thể rút bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ?
Giáo sư Phạm Xuân Yêm : Nói chung, việc thu hồi bằng cấp đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) tôi chưa hề biết một trường hợp nào đã xảy ra, ít nhất là trong môi trường đại học và nghiên cứu ở Pháp. Việc thu hồi văn bằng thạc sĩ, tiến sĩ theo tôi hiểu chỉ có thể nếu phát hiện rõ rằng trong luận án có sựđạo văn nghiêm trọng, hoặc các dữ liệu trong luận văn được ngụy tạo, có sự gian dối của tác giả luận án. Việc xem xét để rút bằng phải tuân thủ các qui trình công khai, minh bạch, công bằng và tất cả những người liên quan đến văn bằng được phản biện.
RFI : Mục đích của bức thư ngỏ phải chăng là đểđòi hỏi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do học thuật, tự do nghiên cứu nói riêng và tự do tư tưởng nói chung?
GS Phạm Xuân Yêm : Nhưđã nói ở trên, mục đích chính của Thư Ngỏ là để chia sẻ những bức xúc của các đồng nghiệp trong nước, tán thành ủng hộ họ, đồng thời phản đối sự vi phạm nghiêm trọng nguyên lý tự do học thuật, phản đối chính trị hóa mọi công việc nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường.
Theo tôi, rõ ràng có sự can thiệp với động cơ chính trị từ cấp cao mà trường Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ là đơn vị thừa hành. Hành động phi học thuật, phản khoa học, phản dân chủ này có mục đích ngăn cấm tự do nghiên cứu và tự do tư tưởng, răn đe những người làm luận văn thạc sĩ hay tiến sĩ trong tương lai không được chạm vào những đề tài ‘’nhạy cảm’’. Đây là một bước thụt lùi lớn trong tiến trình hội nhập thế giới văn minh, nhất là khi các nhà lãnh đạo luôn luôn nhắc nhở giáo dục đại học phải nỗ lực đạt “đẳng cấp quốc tế’’.
Để kết thúc, xin kể một câu chuyện có thực, nhà vật lý học Albert Einstein vinh tặng nhà toán học Kurt Goedel huy chương Einstein đợt đầu tiên với một câu đại khái như sau: bạn đâu cần gì huy chương này, nhưng nó lại rất cần uy tín của bạn cho những đợt sau.
Theo tôi, Nhã Thuyên đâu cần bằng thạc sĩ của Đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng nếu trả lại văn bằng cho Nhã Thuyên thì danh tiếng của trường tăng lên gấp bội trong lòng dân tộc vì đã dám phá rào.
RFI :Xin cám ơn Giáo sư Phạm Xuân Yêm.
T.P. – P.X.Y.
Nguồn:
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140428-tu-do-hoc-thuat-qua-vu-do-thi-thoan