ĐẾN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỂ ĐƯA THƯ CHO HIỆU TRƯỞNG PHẢN ĐỐI VỤ TƯỚC BẰNG CỦA CÔ ĐỖ THỊ THOAN (NHÃ THUYÊN)
Chiều nay, vào hồi 14h40 đoàn chúng tôi do Nhà giáo Phạm Toàn dẫn đầu đã đem văn thư của 166 người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và văn thư của 100 người là “những người quan tâm về giáo dục Việt Nam”, chủ yếu là các học giả quốc tế gốc Việt trên khắp thế giới, đến Đại học Sư phạm Hà Nội để chuyển tới ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường này. Văn thư của 166 người trong nước là “Bản Phản đối và Yêu cầu”, nêu rõ:
1. Phản đối và yêu cầu Ông hủy Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11 tháng Ba năm 2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14 tháng Ba năm 2014, do trường Đại học Sư phạm Hà Nội ban hành, về việc không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Đỗ Thị Thoan,
2. Yêu cầu Ông minh bạch hóa toàn bộ quá trình đi đến hai quyết định nêu trên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trên tinh thần tuân thủ các quy định có hiệu lực pháp lý.
3. Trên cơ sở pháp lý và trên chuẩn mực và thông lệ học thuật, việc thẩm định Luận văn Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa đã xâm phạm thẩm quyền và quyền lợi của Hội đồng Đánh giá luận văn, của Người Hướng dẫn và Tác giả luận văn, bởi họ không hề được biết và không hề được tham gia vào quá trình thẩm định.
Yêu cầu Ông tôn trọng thẩm quyền khoa học và danh dự khoa học của Hội đồng Đánh giá luận văn, của Người Hướng dẫn luận văn và Tác giả luận văn khi có bất kỳ hành động hay quyết định nào liên quan đến Luận văn. Họ phải được tham gia vào mọi hoạt động và quyết định liên quan đến Luận văn, đúng như các quyền mà họ được hưởng theo quy định.
Đoàn gồm: Nhà giáo Phạm Toàn, TS. Đặng Thị Hảo, TS. Nguyễn Xuân Diện, HS Mai Xuân Dũng và Luật gia Nguyễn Kim Môn.
Sau khi đăng ký thủ tục vào làm việc tại thường trực, chúng tôi được Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiền, Trưởng phòng Hành chính của Trường đón tiếp tại phòng làm việc.
Mở đầu, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện giới thiệu họ tên, học vị và nơi công tác, đồng thời giới thiệu trưởng đoàn là Nhà giáo Phạm Toàn, các thành viên trong đoàn và nguyện vọng muốn gặp ông Hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh trong 5 phút để chuyển bức thư của 166 vị học giả và nhà sư phạm trong nước, 100 vị là “những người quan tâm về giáo dục Việt Nam” chủ yếu là các học giả quốc tế gốc Việt xung quanh “vụ Nhã Thuyên”.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiền cho biết hiện tại, buổi chiều, ông hiệu trưởng đang có cuộc họp (buổi sáng chúng tôi đã gọi điện cho ông hiệu trưởng, ông cho biết đang họp, xin liên hệ với văn phòng của trường). TS. Hiền muốn ghi tên của mọi người để vào sổ đăng ký gặp và sẽ xếp lịch ông Hiệu trưởng tiếp, nhưng không thể vào buổi chiều nay được.
Nhà giáo Phạm Toàn cảm ơn TS Hiền và nói đoàn được sự ủy nhiệm của các học giả, nhà giáo, nhà quản lý trong và ngoài nước gồm 266 người muốn chuyển tới ông Hiệu trưởng 2 văn thư xung quanh vụ việc cô giáo Đỗ Thị Thoan, tức Nhã Thuyên bị tước bằng một cách khó hiểu.
TS. Nguyễn Văn Hiền nhận 02 văn bản, trên mỗi trang đều có chữ ký của Nhà giáo Phạm Toàn hoặc TS. Nguyễn Xuân Diện và làm giấy biên nhận, nội dung xem ảnh kèm theo và trao lại cho chúng tôi bản photocopy giấy biên nhận.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiền gọi một nhân viên của trường vào phòng tiếp khách để chụp hình kỷ niệm cả đoàn chúng tôi. Chúng tôi cũng chụp hình kỷ niệm cuộc thăm gặp này.
Sau khi giao và nhận xong xuôi, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiền ân cần và nhã nhặn tiễn chúng tôi ra tận sảnh lớn, và nói rằng, với Tiến sĩ thì Nhà giáo Phạm Toàn là người mà ông đã từng quen biết từ lâu.
Như vậy, chúng tôi đã hoàn thành việc thay mặt các giáo sư, học giả, nhà sư phạm, nhà quản lý từ khắp nơi trên thế giới gồm 266 người ký tên qua thư điện tử chuyển tới PGS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội xung quanh vụ tước bằng thạc sĩ của cô giáo Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên), và “cho” PGS.TS Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Bình là người hướng dẫn luận văn cho cô Thoan về hưu trước thời hạn đến 5 năm.
Một số hình ảnh tại cuộc gặp chiều nay:
TOÀN VĂN VĂN THƯ PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU
GỬI ÔNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI
_____________________________
Việt Nam, ngày 26 tháng 4 năm 2014
BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU
Kính gửi: PGS. TS. Nguyễn Văn Minh,
Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chúng tôi, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, gửi đến Ông văn bản này để bày tỏ những điều sau đây:
1. Chúng tôi phản đối và yêu cầu Ông hủy Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11 tháng Ba năm 2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14 tháng Ba năm 2014, do trường Đại học Sư phạm Hà Nội ban hành, về việc không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Đỗ Thị Thoan, bởi hai văn bản này là phi pháp và phi lý, vì các lý do:
1.1. Theo Quy chế Đào tạo Trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 28 tháng Hai năm 2011, không có cơ sở pháp lý cho việc được gọi là “thẩm định” đối với bất cứ luận văn thạc sĩ nào.
Quy chế này chỉ quy định thẩm quyền về việc thẩm định kết quả tuyển sinh (Điều 19), chứ không quy định thẩm quyền về việc thẩm định kết quả chấm luận văn hay thẩm định hội đồng chấm luận văn. Điều 26 của Quy chế đã bao hàm toàn bộ quy trình đánh giá một luận văn, trong đó có các vấn đề về thành lập hội đồng đánh giá luận văn, nhóm họp hội đồng, và tiêu chí về kết quả của luận văn, mà hoàn toàn không có khoản nào cho phép lập hội đồng thẩm định để đánh giá lại một luận văn đã có kết quả đánh giá.
1.2. Việc đơn phương ban hành hai quyết định trên mà không đưa ra các văn bản làm chứng lý theo quy trình chuyên môn phải có (quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, quyết định họp Hội đồng, bản đánh giá của từng thành viên Hội đồng, biên bản họp Hội đồng…), cũng như việc Hội đồng này không họp công khai, là vi phạm hết sức nghiêm trọng Khoản 1 Điều 26 của Quy chế nói trên.
1.3. Khoản 1 Điều 22 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo QĐ số: 33/2007/QĐ-BGDĐT, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 26 tháng Sáu năm.2007 đã quy định cụ thể năm trường hợp bị thu hồi hay huỷ bỏ văn bằng: a) Có hành vi gian lận trong học tập, trong thi cử, tuyển sinh hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ ; b) Cấp cho người không đủ điều kiện ; c) Do người không có thẩm quyền cấp ; d) Bị tẩy xóa, sửa chữa ; đ) Để cho người khác sử dụng.
Đỗ Thị Thoan không thuộc trường hợp nào trên đây, do đó thu hồi văn bằng của Bà là trái với Quy chế này.
2. Chúng tôi yêu cầu Ông minh bạch hóa toàn bộ quá trình đi đến hai quyết định nêu trên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trên tinh thần tuân thủ các quy định có hiệu lực pháp lý.
3. Trên cơ sở pháp lý vừa nêu, trên chuẩn mực và thông lệ học thuật, việc thẩm định Luận văn Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa đã xâm phạm thẩm quyền và quyền lợi của Hội đồng Đánh giá luận văn, của Người Hướng dẫn và Tác giả luận văn, bởi họ không hề được biết và không hề được tham gia vào quá trình thẩm định.
Chúng tôi yêu cầu Ông tôn trọng thẩm quyền khoa học và danh dự khoa học của Hội đồng Đánh giá luận văn, của Người Hướng dẫn luận văn và Tác giả luận văn khi có bất kỳ hành động hay quyết định nào liên quan đến Luận văn. Họ phải được tham gia vào mọi hoạt động và quyết định liên quan đến Luận văn, đúng như các quyền mà họ được hưởng theo quy định.
Chúng tôi mong nhận phản hồi từ Ông.
Trân trọng,
Những người ký tên:
1. Bùi Thanh Truyền, TS Văn học Việt Nam, Giảng viên Khoa Ngữ Văn, ĐH Sư Phạm Tp.HCM, HCM.
2. Bùi Trân Phượng, TS Lịch Sử, Giảng viên Đại học, TP HCM.
3. Châu Minh Hùng, TS Lý luận văn học, Đại học Quy Nhơn, Tp Quy Nhơn, Bình Định.
4. Chu Hảo, TS Vật lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh, Hà Nội.
5. Chu Văn Sơn, TS Văn học, Giảng viên khoa Ngữ Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
6. Đặng Thị Hảo, TS Ngữ văn, Hà Nội
7. Đào Tiến Thi, ThS Văn học, Nghiên cứu Văn học, Ngôn ngữ, Giáo dục; Uỷ viên BCH Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.
8. Đỗ Thị Hoàng Anh, ThS Ngữ Văn, Giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội.
9. Đỗ Hải Ninh, TS Văn học Việt Nam, Viện Văn học, Hà Nội.
10. Đỗ Xuân Khôi, TS, Giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
11. Đoàn Ánh Dương, ThS Văn học, Nghiên cứu viên Lý luận và văn học Việt Nam hiện đại, Viện văn học, Hà Nội.
12. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, nguyên giảng viên đại học, Đà Lạt.
13. Hà Thúc Huy, PGS, TS Hoá học, giảng viên đại học, Tp. Hồ Chí Minh.
14. Hồ Thị Hoà, ThS Truyền thông, giảng viên đại học, Tp. Hồ Chí Minh.
15. Hồ Tú Bảo, Giáo sư tin học, Viện John von Neumann, Đại học Quốc gia – Tp. HCM.
16. Hoàng Dũng, PGS, TS Ngôn ngữ học, Đại học Sư phạm Tp.HCM, Tp.HCM.
17. Hoàng Hưng, Nghiên cứu thơ hiện đại VN và thế giới, TP HCM.
18. Hoàng Phong Tuấn, Ths Văn học, Giảng viên Đại học Sư phạm TPHCM, TPHCM
19. Hoàng Tố Mai, TS Văn học, Nghiên cứu viên Văn học nước ngoài, Hà Nội.
20. Huỳnh Ngọc Chênh, cử nhân hoá học, cựu giáo viên trường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng, TP HCM.
21. Lê Minh Hà, PGS, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Đại học khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
22. Lê Thanh Loan, Ths Ngữ Văn, Giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội.
23. Lê Thu Phương Quỳnh, Ths Văn hoá Văn học Châu ÂU, Room to Read Vietnam, Tp. HCM.
24. Lê Tuấn Huy, TS triết học, Tp. HCM.
25. Mai Thái Lĩnh, phụ giảng Ban triết học tại trường đại học Văn khoa, Viện Đại học Đà Lạt (1970-1971), Phó hiệu trưởng trường PTTH Thăng Long (75-88), Đà Lạt.
26. Ngô Thị Ngọc Diệp, TS Văn học Việt Nam hiện đại, giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai, Gia Lai.
27. Ngô Văn Giá, PGS TS Lý luận Văn học, Chủ nhiệm khoa Viết văn-Báo chí, Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
28. Nguyên Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh, Hà Nội.
29. Nguyễn Đăng Hưng, GS TS KH, Cố vấn học thuật Đại học Việt Đức, Tp. HCM.
30. Nguyễn Đăng Quang, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Lý luận Ban Tư tưởng Văn hóa Trung Ương từ 1991 đến 1996, Hà Nội.
31. Nguyễn Đình Cống, GS TS, Đại học Xây dựng, Hà Nội.
32. Nguyễn Đông Yên, GS, TS KH, nghiên cứu và giảng dạy toán học, Hà Nội.
33. Nguyễn Đức Hiệp, cựu giáo viên vật lý trung học phổ thông, đã nghỉ hưu, TP HCM.
34. Nguyễn Hoài Anh, Ths Ngữ Văn, giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội.
35. Nguyễn Hoàng Ánh, PGS.TS, giảng viên trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
36. Nguyễn Hoàng Diệu Thuỷ, Ths Văn học, cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, ĐH SP Hà Nội, Hà Nội.
37. Nguyễn Huệ Chi, GS Văn học, Nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Văn học, Hà Nội.
38. Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS, TS KH, Khoa Toán, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
39. Nguyễn Mạnh Tiến, Ths Văn học, Dân tộc học, Nghiên cứu văn học, dân tộc học, Hà Nội.
40. Nguyễn Nam Hải, ThS Công nghệ thông tin, nguyên giảng viên ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
41. Nguyễn Phương Chi, nguyên Phó phòng TC Nghiên cứu Văn học, Viện văn học, Hà Nội.
42. Nguyễn Quang A, TSKH, nguyên GS Đại học Kĩ thuật Budapest, nguyên Trưởng khoa CNTT, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
43. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, phó chủ tịch Hội Cơ học Thuỷ khí Việt Nam, Đà Nẵng.
44. Nguyễn Thị Bình, PGS, TS Văn học, nguyên trưởng bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ Văn, ĐH Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội.
45. Nguyễn Thị Hương Thuỷ, Ths Ngữ Văn, Giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội.
46. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên văn hoá, TPHCM.
47. Nguyễn Thị Từ Huy, TS Văn học, cựu giảng viên khoa Ngữ Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, TP HCM.
48. Nguyễn Văn Long, PGS, Nhà giáo nhân dân, Nguyên chủ nhiệm Bộ môn VH Việt Nam hiện đại, Khoa Ngữ Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
49. Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
50. Phạm Toàn, nghiên cứu giáo dục, sáng lập viên nhóm Cánh Buồm, Hà Nội.
51. Phạm Minh Gia, TS Kinh tế, Hà Nội.
52. Phạm Quốc Lộc, TS Văn học So sánh, Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá, ĐH Hoa sen, TP HCM.
53. Phạm Thị Ly, TS Ngữ văn, Viện đào tạo quốc tế, ĐHQG Tp. HCM, Tp. HCM.
54. Phạm Thị Phương, PGS TS Ngữ văn, khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Tp. HCM, Tp. HCM.
55. Phạm Xuân Nguyên, Trưởng phòng Nghiên cứu Văn học So sánh, Viện Văn học, Hà Nội.
56. Phan Hồng Hạnh, ThS Ngữ Văn, Giáo viên THPT Chu Văn An, Hà Nội.
57. Phan Thị Hà Dương, PGS TS Toán học, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
58. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, Giảng viên Đại học, Tp. HCM.
59. Phùng Hoài Ngọc, ThS Văn học, Nguyên giảng viên Đại học An Giang, An Giang.
60. Trần Đình Sử, GS TS Văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
61. Trần Đức Anh Sơn, TS Lịch Sử, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển KT XH Đà Nẵng, Tổng biên tập Tạp chí Phát triển kinh tế -xã hội Đà Nẵng, Đà Nẵng.
62. Trần Hữu Tá, PGS Văn học, Tp. HCM.
63. Trần Ngọc Vương, GS TS Văn học, Hà Nội.
64. Trần Ngọc Hiếu, TS Văn học, Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
65. Trần Quang Đức, Nghiên cứu văn học, lịch sử, Phòng Văn học So Sánh, Viện Văn học, Hà Nội.
66. Trịnh Thu Tuyết, TS Văn học, Chuyên ngành văn học Hiện đại, Hà Nội.
67. Tương Lai, Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Tp. HCM.
68. Vũ Thế Khôi, Nguyên Trưởng khoa tiếng Nga, ĐH Ngoại Ngữ Hà Nội, Hà Nội.
69. Vũ Thị Phương Anh, TS Giáo dục, Nguyên giám đốc Trung tâm khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TPHCM, Tp. HCM.
70. Phạm Văn Hội, TS, Giảng viên đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, Hà Nội.
71. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu độc lập, chuyên nghiên cứu văn học Việt Nam,Hà Nội.
72. Nguyễn Quang Lập, từng tham gia đào tạo biên kịch tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, địa chỉ nơi ở: Tp. HCM.
73. Lê Mạnh Năm, Nghiên cứu viên chính, Viện xã hội học, Hà Nội.
74. Nguyễn Anh Tuấn, PGS. TS, Giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
75. Đỗ Biên Cương, TS, lĩnh vực Công nghệ Sinh học-Thực phẩm, Bộ môn Vi sinh – Hóa sinh- Sinh học Phân tử, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.
76. Phạm Khiêm Ích-PGS Triết học, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Khoa học Xã hội, Nghiên cứu viên cao cấp Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
77. Lê Nguyên Long, ThS, giảng viên Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
78. Lương Công Trung, ThS, giảng viên Viện Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang.
79. Phạm Xuân Hoàng, ThS Luật học, hiện là giảng viên Luật, Khoa Luật Kinh tế, ĐHQG Tp.HCM.
80. Trần Trung Sơn, TS Kỹ thuật, Phó trưởng khoa Máy bay-Động cơ, Trường Sỹ quan Không quân, Nha Trang.
81. Lê Cát Tường, TS Kỹ Thuật (Aus.), nguyên giảng viên Đại học Tổng Hợp Huế, hiện sống tại TPHCM.
82. Hồ Liên, TS văn hóa học, nguyên giảng viên chính Trường Viết văn Nguyễn Du, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
83. Ngụy Hữu Tâm, TS Vật lý, nguyên cán bộ Viện Vật lý, Viện Khoa học Việt Nam, đã từng đi dạy ĐH ở Algerie, hiện sống tại Hà Nội.
84. Nguyễn Xuân Nghĩa, Tiến sĩ Xã hội học, Giảng viên đại học, Tp. HCM.
85. Nguyễn Trọng Bình, ThS Văn học Việt Nam, giảng dạy Văn học VN hiện đại, Lịch sử Phê bình văn học, Cần Thơ.
86. Đào Minh Châu, TS, cựu chuyên viên Vụ Sau đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1988-1998). Lĩnh vực nghiên cứu: chính sách công, hành chính công, Hà Nội.
87. Nguyễn Văn Tiệp, PGS.TS, khoa Nhân học, Đại học KHXH & NV, Đại học quốc gia Tp. HCM, Tp.HCM.
88. Trần Văn Tùng, PGS.TS Kinh tế, từng là giảng viên kiêm nhiệm của trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, nghiên cứu viên cao cấp của Viện kinh tế thế giới ,Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Hà Nội.
89. Trần Thị Thanh Vân, ThS tiếng Anh, Giảng viên đại học, Hà Nội.
90. Nguyễn Hữu Khải, PGS.TS, Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQGHN, Hà Nội.
91. Nguyễn Hồng Kiên, TS Sử học, hiện đang là cán bộ nghiên cứu ở Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm KHXH VN), Hà Nội.
92. Phạm Chi Mai, nguyên giảng viên chính môn Tiếng Nga ở Khoa Ngôn ngữ và văn hoá Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
93. Nguyễn Nguyên Khải, cựu giáo viên Toán trường THPT Thái Phiên, Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
94. Trần Minh Thế, PGS. TS, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
95. Khương Việt Hà, ThS, phòng Văn học so sánh, Viện Văn học, Hà Nội.
96. Lê Thành Trung, ThS Ngữ Văn, giảng viên đại học, Hà Nội.
97. Lê Văn Sinh, cử nhân sử học, cựu giảng viên Bộ môn lý luận sử học, ĐHKHXH & NV Hà Nội, Hà Nội.
98. Ngô Thanh Hải, ThS ngành Lý luận văn học, Giáo viên Ngữ văn THPT tỉnh Bắc Giang, Bắc Giang.
99. Nguyễn Phượng, TS Ngữ Văn, giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
100. Trần Tuấn Tú, TS địa chất, Giảng viên Khoa Môi trường, ĐH Khoa Học Tự Nhiên, TP HCM.
101. Nguyễn Thượng Long, giáo viên PTTH bộ môn Địa Lý, hiện đã nghỉ hưu. Nơi công tác cuối cùng Trường PTTH Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Hà Tây, Thanh tra giáo dục kiêm nhiệm Sở GD – ĐT Hà Tây.- Nơi ở: Hà Nội.
102. Đặng Danh Ánh, PGS.TS.Tâm lý Giáo dục Kỹ thuật, Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn KHCN, Hà Nội.
103. Hồ Thị Hồng Nhung, TS. Bác sỹ, lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu: phòng Gốc Giống và Sinh Phẩm Chẩn đoán, Viện Pasteur Tp. HCM.
104. La Khắc Hoà, PGS, TS, Nguyên cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội (đã nghỉ hưu), Hà Nội.
105. Phạm Vĩnh Cư, PGS.TS Văn học, Nguyên Hiệu phó Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
106. Đỗ Lai Thuý, PGS.TS, Nguyên Phó Tổng biên tập tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Hà Nội.
107. Nguyễn Đức Mậu, TS Văn học, Nghiên cứu Văn học- Hà Nội.
108. Trương Đăng Dung, PGS TS, Nguyên Phó Viện trưởng Viện văn học, Hà Nội.
109. Trần Khuê, nhà nghiên cứu Văn hoá, nguyên Trưởng Tiểu ban NC Trung tâm Hán Nôm (viện KHXH tại TPHCM), nguyên Giám đốc Trung tâm NC Văn hoá cổ VN-Đông Nam Á (TPHCM), Tp.HCM.
110. Vũ Xuân Túc, nguyên Tổ trưởng Bộ môn Ngữ Văn trường, THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Hà Nội.
111. Nguyễn Trọng Nghĩa, thạc sĩ vật lý, nghiên cứu viên Viện Vật lý, Hà Nội.
112. Nguyễn Hồng Duyên, ThS văn học, giáo viên Ngữ văn THPT, Hà Nội.
113. Đinh Hà Triều, ThS, giáo viên THPT, Tuy Phước, Bình Định.
114. Phan Đình Dũng, thạc sĩ văn học, CĐSP Ninh Thuận, Ninh Thuận.
115. Trần Khang Thụy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Khoa học Kinh tế (CESAIS), thuộc Đại học Kinh tế Tp.HCM, Tp. HCM.
116. Lê Văn Hưng, kỹ sư lâm nghiệp, nguyên là cán bộ nghiên cứu thực nghiệm, trạm thực nghiệm Eakmat, thành phố BMT, Đắk Lăk, Tp. Kon Tum.
117. Nguyễn Đức An, Giáo viên Ngữ Văn, Trường THPT Đông Kinh, Hà Nội.
118. Vũ Quang Chính, nhà lý luận phê bình điện ảnh, đang giảng dạy tại Khoa điện ảnh, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Hà Nội.
119. Vũ Khắc Lương, PGS.TS Y học, giảng viên đại học, Hà Nội.
120. Trần Bá Thiện, hiệp sĩ công nghệ thông tin, giảng viên đại học Văn Lang, Tp HCM, Tp. HCM.
121. Phạm Kim Chung, Thạc sĩ Ngôn ngữ học, biên tập viên, Hà Nội.
122. Trần Ban, ThS. Ngữ văn, cán bộ giảng dạy, Tp.HCM.
123. Vũ Thị Nhuận, Tiến sĩ sinh hóa tại Đại học Kyushu Nhật Bản, từng là giảng viên khoa học, Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ.
124. Đặng Thị Thái Hà, CN Văn học, Phòng văn học đương đại, Viện Văn học, Hà Nội.
125. Nguyễn Thái Nguyên, tiến sĩ kinh tế, hiện đã nghỉ hưu, Hà Nội.
126. Nguyễn Thu Nguyệt, nguyên giảng viên khoa tiếng Nga, trường Đại học Kinh tế Hà Nội và trường Đại học Bách khoa Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh.
127. Lê Dy, Thạc sỹ, nguyên trưởng bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.
128. Nguyễn Thị Như Nguyện, Tiến sỹ Ngữ văn, giảng viên đại học, Hà Nội.
129. Lê Khánh Hùng, TS Công nghệ Thông tin, Viện Ứng Dụng Công nghệ, Bộ Khoa học&Công nghệ, Hà Nội.
130. Đăng Minh Điệp, ThS, chuyên ngành tài chính ngân hàng, Đại học Công nghiệp Tp.HCM, Tp.HCM.
131. Nguyễn Đức Quỳ, nguyên chuyên viên Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường ĐH Công nghệ – ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
132. Nguyễn Thị Hậu, TS Khảo cổ học, Nghiên cứu và giảng dạy về Khảo cổ học và văn hóa tại một số trường đại học tại TPHCM, Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử VN, Tp. HCM.
133. Nguyễn Thị Thanh Thúy (BAN MAI), Thạc sĩ Văn học Việt Nam, Chuyên viên chính Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Quy Nhơn, Quy Nhơn.
134. Lê Đức Quang, Tiến sĩ chuyên ngành Lý thuyết Dịch (ĐH Charles De Gaulle – Lille 3), Giảng viên Khoa Pháp, ĐH Ngoại ngữ Huế, Biên dịch viên công chứng – Phiên dịch viên Hội nghị (tốt nghiệp Trường Biên-Phiên dịch Cao cấp Paris – ESIT-ĐH Paris 3 Sorbonne Nouvelle), Huế.
135. Nguyễn Mai Oanh, Thạc sĩ Nghiên cứu viên Nông nghiệp Nông thôn, Viện Chính sách Nông nghiệp, TPHCM.
136. Phạm Hoàng Phiệt, Giáo sư Y học đã về hưu, trước đây giảng dạy ở Bộ môn Ngoại khoa Trường Đại học Y Hà nội và Bộ môn Miễn dịch Sinh lý bệnh Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Tp HCM.
137. Nguyễn Trường Lưu, hiệu trưởng Trường tiểu học Pró- Đơn Dương – Lâm Đồng.
138. Nguyễn Kim Thảo, ThS Quản trị kinh doanh, Giảng viên Đại học, TP HCM.
139. Nguyễn Thị Bích Hợp, Ths Ngữ văn, hiện đang là Nghiên cứu sinh Ngôn ngữ tại ĐH Sư phạm Hà Nội, Tuyên Quang.
140. Trần Phúc Hoà, cử nhân toán, giáo viên toán trường THPT Kiệm Tân, Đồng Nai, Đồng Nai.
141. Vũ Quang, Tiến sĩ Vật lí, Phó giáo sư Giáo dục học, từng công tác tại ĐHSP Hà Nội1, Viện Khoa học giáo dục Việt nam Thành phố Hà Nội .
142. Hoàng Thanh Thuỷ, thạc sĩ Văn học phương Tây, nguyên sinh viên khoa Ngữ Văn – trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
143. Phạm Huy Thông, TS Triết học, nguyên là giảng viên trường Đại học Đông Đô, hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ĐKCG Tp Hà Nội, nghiên cứu khoa học về tôn giáo học, Hà Nội.
144. Bùi Thanh Xuân, Thạc sĩ Giáo dục học, Trưởng phòng Nghiên cứu Các vấn đề chung, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính qui, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Cựu sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội I K41, Hà Nội.
145. .Phùng Hồ Hải, GS-TSKH Toán học, Phòng Đại số, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.
146. Nguyễn Quang Tiến, TS Ngữ văn Anh, Khoa Ngữ văn Anh, ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia Tp.HCM.
147. Nguyễn Thị Hương Giang, Thạc sỹ, Giảng viên Lý luận văn học, Khoa Xã hội – Du lịch. Đại học Hoa Lư, Ninh Bình.
148. Đinh Gia Hưng, Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh, giảng viên đại học, TP Đà Nẵng.
149. Bùi Thanh Hoa, Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La.
150. Nguyễn Thị Lý, Thạc sĩ Văn học Việt Nam, TP. Đà Nẵng.
151. Doãn Minh Đăng, Tiến sĩ điều khiển tự động, Cần Thơ.
152. Đỗ Thị Bình, Tiến sĩ ngôn ngữ học, Giảng viên, trường ĐH Quốc gia TP.HCM, TP HCM.
153. Phạm Minh Hoàng, nguyên giảng viên Toán ứng dụng Đại Học Bách Khoa TPHCM, TP HCM.
154. Nguyễn Thị Thu Dung, Giảng viên môn Vật lý, Hà Nội.
155. Phí Mạnh Hồng, PGS, TS. Kinh tế học, Hà Nội.
156. Chu Mạnh Chi, Hiệu trường THCS-THPT Tân Hòa, Tp. Biên Hòa, thường trú tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
157. Chu Trọng Thu, cựu giảng viên ngành Hán Nôm, Khoa Ngữ Văn, ĐHSP TP HCM, tp HCM.
158. Nguyễn Ngọc An, Cử nhân Công nghệ thông tin Phòng Ngoại ngữ-Tin học, Trung tâm GDTX tỉnh Tây Ninh, Tây Ninh.
159. Huỳnh Hữu Tuệ, GS TSKH, chuyên gia về xử lý thông tin, Đại học quốc tế, VNU-HCM.
160. Tào Văn Ân, Tiến sĩ lí luận văn học, Giảng dạy môn lí luận văn học,Văn hoá học, Đại học Mở, TP HCM.
161. Võ Đức Phương, ThS Tâm lý học, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau, cựu sinh viên và học viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
162. Nguyễn Xuân Trình, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp Chí Quản lý Kinh tế.
163. Nguyễn Đức Thành, TS. Kinh tế học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
164. Trần Trọng Đức, Tiến sĩ Xã hội học, phó trưởng khoa, học viện Hành chính quốc gia, TP HCM.
165. Đỗ Đình Oai, Thạc sĩ toán học, Giáo viên THCS, Quảng Ngãi.
166. Nguyễn Vũ Ngọc Tùng, giảng viên ĐH Hoa Sen, TP HCM, NCS Tin học, ĐH Bordeaux.
___________________
Tin: Nguyễn Xuân Diện. Ảnh: Mai Xuân Dũng
Nguồn: http://xuandienhannom.blogspot.com/2014/04/en-h-su-pham-hn-chuyen-thu-toi-ong-hieu.html