Đập thủy điện đầu nguồn làm cho con sông Mekong trở nên bất hòa

Trung Quốc đã xây đến đập thủy điện thứ 9 trên thượng nguồn sông Mekong. Điều này đang dẫn đến những mối quan ngại của các nước thuộc hạ nguồn, bao gồm Lào, Campuchia và Việt Nam. Ủy ban sông Mekong đã từng đưa vấn đề này ra để bàn luận, nhưng dư luận thế giới xem là vô nghĩa, nếu không có sự tham gia của Trung Quốc. Hơn nữa, đáp trả những tiếng nói của các quốc gia thuộc hạ nguồn sông Mekong, Trung Quốc luôn lớn tiếng chối bỏ trách nhiệm. Ai sẽ có vai trò điều phối để dòng sông Mekong trở lại hiền hòa như xưa trong khi các nước có chung quyền lợi trên dòng sông đó đều né tránh anh láng giềng trơ tráo và bất trị? Có nhà học giả đề xuất ý kiến: Mỹ và chỉ có Mỹ mới làm được việc ấy.

Một số bài liên quan sự kiện thời sự về sông Mekong được công bố trên trang mạng của Đài RFI (Pháp), BVN xin cung cấp để bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo

Bauxite Việt Nam

Trung Quốc lại chối bỏ trách nhiệm làm sông Mêkông cạn kiệt

Đc Tâm

Một ngày trước cuộc Hội nghị Quốc Tế về sông Mêkông, được tổ chức tại Hua Hin, Thái Lan, đại diện của Trung Quốc hôm nay nhắc lại lập trường của Bắc Kinh, chối bỏ trách nhiệm làm cho mực nước sông Mêkông xuống thấp tới mức kỷ lục kể từ hai thập niên qua.

Hôm nay, tờ China Daily của Nhà nước Trung Quốc trích đăng phát biểu của ông Giả Kim Sinh, lãnh đạo Ủy ban Đập lớn thế giới, đồng thời là quan chức Viện Nguồn nước và Nghiên cứu thủy điện Trung Quốc. Ông Giả Kim Sinh nói rằng, các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn Mêkông không làm phân dòng chảy, đưa nước đi nơi khác.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Nguồn nước, ông Lưu Ninh, và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã có những tuyên bố tương tự.

Trong thời gian qua, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường và các hiệp hội cộng đồng dân cư sống ven bờ sông Mêkông đã chỉ trích Trung Quốc xây đập thủy điện trên thượng nguồn, làm cạn kiệt nước sông, ảnh hưởng nặng nề tới đời sống và hoạt động sản xuất của khoảng 60 triệu dân cư ở hạ nguồn Mêkông.

Theo ông Giả Kim Sinh, Trung Quốc đã xây hoặc có kế hoạch xây dựng 8 đập thủy điện trên sông Mêkông và các con đập này có tác dụng điều hòa, xả nước trong mùa khô và lưu giữ nước, giảm bớt nguy cơ ngập lụt trong mùa mưa [1].

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nguồn nước Trung Quốc Lưu Ninh bác bỏ những chỉ trích cho rằng Trung Quốc cướp đi nguồn nước trong khu vực. Vị quan chức này cho rằng Trung Quốc cần phải tiếp tục xây thêm các cơ sở hạ tầng về thủy lợi nhằm bảo đảm nguồn nước và phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Xin nhắc lại là từ ngày mồng 2 đến mồng 4 tháng Tư, Thái Lan tổ chức Hội nghị quốc tế về sông Mêkông tại Hua Hin, với sự tham gia của các nước ở hạ nguồn là Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Thái Lan, Trung Quốc, Miến Điện, đại diện một số định chế quốc tế và tổ chức bảo vệ môi trường.

Ngày mồng 5 tháng Tư, cũng tại Hua Hin, sẽ diễn ra hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mêkông.

Vẫn liên quan đến thủy điện, chính quyền Phnom Penh cho biết là lễ động thổ khởi công xây dựng đập thủy điện tại Stung Russey Chrum Krom, thuộc tỉnh Kok Kong, ở phía Đông Nam Cam Bốt đã được tổ chức, ngày hôm nay.

Dự án này có công suất 338 megawatt, với khoản đầu tư gần 500 triệu đô la của một tập đoàn năng lượng Trung Quốc.

Đầu tuần, một dự án thủy điện khác, cũng tại tỉnh Kok Kong, đã được khỏi công. Tổng đầu tư là 540 triệu đô la và đối tác chính vẫn là Trung Quốc.

Cam Bốt rất thiếu hụt về năng lượng. Khoảng 20% các hộ dân cư có điện. Chính quyền Cam Bốt có kế hoạch xây thêm 10 đập thủy điện trong giai đoạn 2010 – 2019.

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20100401-trung-quoc-lai-choi-bo-trach-nhiem-lam-song-mekong-can-kiet

[1] Hiện Trung Quốc đã xây con đập thứ 9, là đập Tiểu Loan, đăng ở phần cuối chùm bài này – BVN

Trung Quốc thao túng sông Mêkông, mặc kệ số phận các nước láng giềng

Thy Mi

Đời sống dân chài trên sông Mêkông. RFI ghép hình

Đời sống dân chài trên sông Mêkông. RFI ghép hình

Trung Quốc đã thao túng sông Mêkông mà chẳng cần tham khảo các nước láng giềng. Mười lăm năm qua, dòng sông Mêkông huyền thoại đã bị biến thành một nhà máy điện khổng lồ. Việc xây dựng tràn lan các đập thủy điện trên sông Mêkông có thể dẫn đến một cuộc xung đột quốc tế.

« Vi bn đp thy đin đang hot đng và bn con đp na đang còn trong d án, Trung Quc đã thao túng sông Mêkông mà chng cn tham kho các nước láng ging, và li càng không quan tâm đến vic h có đng ý hay không ». Trên đây là nhận xét của ông Carl Middleton, thuộc tổ chức International Rivers, được nhật báo Le Figaro trích dẫn.

Tờ Le Figaro dành hẳn một trang báo cho hội nghị thượng đỉnh diễn ra hôm nay tại Hua Hin, Thái Lan, giữa bốn quốc gia hạ nguồn là Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam. Tờ báo nhắc lại, dòng sông Mêkông dài đến 4.900 cây số, chảy qua sáu quốc gia, từ lâu vốn đầy bí ẩn với các nhà thám hiểm. Sông Mêkông có hơn 1.500 loài cá khác nhau, từ loại cá lóc khổng lồ, loại lươn dài đến hàng chục mét, cá đuối có gai độc nặng hơn nửa tấn… Thế mà dòng sông dài nhất Đông Nam Á hiện đang giãy chết, hệ thống sinh thái đang bị đảo lộn. Từ khi Trung Quốc nhúng tay vào, 60 triệu con người sống dựa vào dòng sông này hiện đang phải nhận lãnh bản án treo. Tờ báo nhắc lại, một báo cáo do Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc và Viện Kỹ thuật Châu Á công bố vào tháng 5/2009 đã khẳng định, các đập thủy điện Trung Quốc có nguy cơ làm cho dòng sông Mêkông vốn giàu nguồn lợi thiên nhiên bị bức tử.

Một nhà sinh thái học nhận xét: «Do không có hip ước quc tế nào quy đnh vic s dng các dòng sông xuyên biên gii, nên Trung Quc đang nm đng chuôi, vì h thượng ngun. H có th s dng tùy thích, và đương nhiên h không b qua cơ hi».

Nay thì các nước Đông Nam Á đang muốn tính sổ với Bắc Kinh, lâu nay vẫn chối bỏ trách nhiệm, thậm chí còn khoe là các đập thủy điện của họ có tác dụng tích cực đối với môi trường. Lần này Trung Quốc đã chịu tham dự hội nghị, và do lo ngại bị phản kháng, nên đã chấp nhận cung cấp các dữ liệu về mực nước.

Đặc phái viên của Le Figaro đã đến một làng chài Thái ở Chiang Khong, dân làng bất lực nhìn dòng sông Mêkông đang dần cạn. Chỉ có một ngư dân già nua quăng lưới, trong thuyền của ông có mỗi một con cá bé tí, nhỏ đến nỗi ông chẳng dám cho xem. Ngư dân 71 tuổi này bực tức nói : «Không có nước thì làm sao có cá ! Hi xưa, mc nước sông lên xung tùy theo mùa, còn bây gi thì tùy theo lượng nước mà người Trung Quc c. Bài xã luận trên tờ Bangkok Post cũng khẳng định: «Các đp thy đin Trung Quc giết chết dòng sông Mêkông». Montree Chantavong, một nhà sinh thái học thuộc Hiệp hội Terra đưa ra một biểu đồ, để chứng minh việc Trung Quốc bí mật điều chỉnh lưu lượng nước theo nhu cầu lợi ích kinh tế của các nhà máy thủy điện. Từ hai mươi năm qua, ông theo dõi những dao động của mực nước dòng Mêkông tại Chiang Saen, một ngôi làng ở khu vực Tam giác vàng, nơi mà lượng nước lệ thuốc vào Trung Quốc đến 95%. Ông đặt câu hỏi : «Làm thế nào gii thích được hin tượng ngay gia mùa khô, chng có git nước mưa nào mà mc nước li dâng cao, nếu không phi là do các đp thy đin Trung Quc x nước ?».

Ông Carl Middleton nhận xét, trong vòng 15 năm qua, dòng sông Mêkông huyền thoại đã bị biến thành một nhà máy điện khổng lồ. Các nhà sinh thái lo ngại không chỉ cho tương lai của các ngư dân, mà còn cho cuộc sống truyền thống trải dài theo dòng sông. Được tranh cãi nhiều nhất là hậu quả của nó trên các loài cá di cư, và các ruộng lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long – nơi tập trung hơn phân nửa sản lượng gạo của Việt Nam, nhưng lại bị lệ thuộc vào lượng nước từ các nhà máy thủy điện Trung Quốc. Còn tại Cam Bốt, người ta còn lo sợ trước nguy cơ nạn đói. Tất cả các thành phố lớn của Lào đều nằm bên sông, và thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam đang bị đe dọa do dòng chảy yếu và ô nhiễm.

Một nhà nghiên cứu về nghề nuôi cá ở sông Mêkông cho biết : «T khi đp thy đin đu tiên ca Trung Quc được xây dng, ngun cá tr nên khan hiếm, và kích c trung bình gim đi nhiu. Có 20% s loài cá đã b tuyt chng». Theo giải thích của ông, khi nhà máy thủy điện xả nước, lượng nước từ đáy hồ chứa có nhiệt độ 10 đến 15 độ, quá lạnh so với các loài cá nhiệt đới của sông Mêkông. Một thành viên của Hiệp hội bảo vệ các loại cá lóc thì khóc thương cho số phận của loài cá lóc khổng lồ pla beuk ở miền bắc Thái Lan, có thể nặng đến 350 ký và sống thọ đến nửa thế kỷ.

Nhiều dân làng sống ven dòng Mêkông đã quyết định biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok. Họ bức xúc với thái độ thiếu minh bạch, vô trách nhiệm của chính quyền Bắc Kinh. Cho dù Bắc Kinh vẫn từ chối tham gia Ủy ban sông Mêkông, nhà hoạt động Carl Middleton nhận xét, đây là một vấn đề cốt tử : «Vic xây dng tràn lan các đp thy đin trên sông Mêkông có th dn đến mt cuc xung đt quc tế». Theo ông, thật là ngược đời khi không thể nói chuyện về sông Mêkông nếu không có Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh không phải là thành viên. Và như thế, còn lâu mới có thể mơ đến việc thành lập một hệ thống đền bù cho những người dân sống ở hạ nguồn.

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100403-trung-quoc-thao-tung-song-mekong-mac-ke-so-phan-cac-nuoc-lang-gieng

Đập Tiểu Loan của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mêkông có thể tác hại nặng nề đến Việt Nam và các nước hạ nguồn

Trọng Nghĩa

Đập Tiểu Loan (Nguồn : Mekongriver.org)

Đập Tiểu Loan (Nguồn : Mekongriver.org)

Tai họa mà các con đập của Trung Quốc ở bên trên dòng sông Mêkông gây ra cho các quốc gia phiá dưới đã từng được gợi lên, nhưng lần này hiểm họa được cho là sẽ nghiêm trọng hẳn lên vì Bắc Kinh chuẩn bị cho vận hành một con đập thứ tư, lớn hơn rất nhiều so với các con đập Mạn Loan, Cảnh Hồng và Đại Chiếu Sơn đã đi vào hoạt động.

Trong tháng 07/2009 vừa qua, nhiều bài viết khác nhau đã liên tiếp được công bố nhằm đánh động công luận về các tác hại của các con đập nói chung và đặc biệt là loạt đập nước mà Trung Quốc xây dựng trên thượng nguồn sông Mêkông, đối với môi trường và đời sống các cư dân ở vùng hạ lưu là Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam.

Đáng chú ý hơn cả là bài “Đập tại Trung Quốc biến Mêkông thành dòng sông bất hòa’’ của nhà nghiên cứu Michael Richardson, thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á tại Singapore, đăng trên trang web YaleGlobal của trường Đại Học Yale (Hoa Kỳ) ngày 16/07/2009, và bài “Đập thủy điện đe dọa hàng triệu sinh linh bên dòng Mêkông’’ của Cơ quan phân tích thông tin nhân đạo IRIN thuộc Văn Phòng điều phối các vấn đề Nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, công bố ngày 22/07.

Tai họa mà các con đập của Trung Quốc ở bên trên dòng sông Mêkông gây ra cho các quốc gia phía dưới đã từng được nhiều quan sát viên gợi lên, nhưng lần này hiểm họa được cho là sẽ nghiêm trọng hẳn lên vì chính quyền Bắc Kinh chuẩn bị cho vận hành một con đập thứ tư chắn ngang sông Mêkông, to lớn hơn rất nhiều so với các con đập Mạn Loan, Cảnh Hồng và Đại Chiếu Sơn đã đi vào hoạt động.

Quang cảnh đập Tiểu Loan đang được xây dựng vào năm 2004 (Nguồn: internationalrivers.org)

Quang cảnh đập Tiểu Loan đang được xây dựng vào năm 2004 (Nguồn: internationalrivers.org)

Đó là đập Tiểu Loan (phiên âm tiếng Anh là Xiaowan), cao 292 thước, tức là gần bằng tháp Eiffel Paris, công suất dự trù 4.200 Mêgawatt, hơn gấp ba lần công suất của ba đập nước đang vận hành. Điều đáng lo ngại hơn cả là dung lượng cực lớn của hồ chứa nước của con đập Tiểu Loan, lên đến 15 tỷ thước khối, tức là gấp năm lần tổng dung lượng của ba con đập đã hoàn thành trước cộng lại.

Cơn khát năng lượng của Trung Quốc đã thúc đẩy nước này hoàn tất công trình xây đập Tiểu Loan sớm hơn một năm. Đập này đã bắt đầu lấy nước vào hồ chứa và chuẩn bị cho chạy tổ máy phát điện đầu tiên vào tháng 9/2009 !  Song song với Tiểu Loan, một con đập khác cũng đang được Bắc Kinh ráo riết thi công là đập Nọa Trác Độ (Nuozhadu), còn to lớn hơn, với hồ chứa hút tới gần 23 tỷ mét khối nước, gần gấp đôi hồ Tiểu Loan. Theo kế hoạch, con đập đó sẽ hoàn tất vào năm 2014 !

Đập càng lớn thì tác hại càng nhiều

Trả lời phỏng vấn của RFI, anh Nguyễn Đức Hiệp, chuyên viên môi trường tại Úc đã từng nghiên cứu vấn đề này xác đinh rằng đập càng lớn thì nguy hại càng nhiều : «Khi hoàn thành xong, đập Tiểu Loan là đập lớn thứ hai ở Trung Quốc sau đập Tam Hiệp ở sông Dương Tử. Với hồ chứa rộng 190 km2, Tiểu Loan có thể chứa 15 tỷ tấn nước, cho nên ảnh hưởng xuống dưới hạ nguồn rất đáng quan tâm. Trung Quốc còn dự trù thêm một con đập lớn khác, dưới đập Tiểu Loan, vì thế quan ngại về môi trường rất lớn».

Nguy cơ nước sông Mêkông bị các đập thủy điện Trung Quốc ở đầu dòng hút hết là một trong những vấn đề từng được các nhà nghiên cứu nêu bật từ mấy năm nay, với những hậu quả khôn lường đối với các nước thiếu may mắn nằm ở dưới hạ lưu trong đó có Việt Nam.

Vào tháng Năm vừa qua, một công trình nghiên cứu hỗn hợp giữa Cơ quan Bảo vệ Môi trường Liên Hiệp Quốc UNEP và Viện Công Nghệ học Châu Á AIT đã công khai cảnh cáo rằng kế hoạch xây dựng 8 con đập trên thượng nguồn sông Mêkông có thể trở thành một “mối đe dọa đáng kể” cho dòng sông và tài nguyên thiên nhiên đến từ con sông, nêu bật nguy cơ đối với Việt Nam và Cam Bốt.

Đối với Việt Nam, việc lưu lượng nước sông Mêkông bị giảm do bị đập nước Trung Quốc hút  từ trên thượng nguồn sẽ làm gia tăng hiểm họa vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị nước biển tràn vào, và đất đai bị hoá phèn, không trồng trọt được. Cộng thêm với nguy cơ mực nước biển dâng lên do biến đổi khí hậu, những diện tích canh tác rộng lớn có thể sẽ bị ngập lụt, buộc hàng triệu con người phải di tản. Đồng Bằng sông Cửu Long vốn là vựa thóc của cả nước, các thiệt hại sẽ cực kỳ nghiêm trọng.

Đối với Cam Bốt, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Mực nước sông Mêkông bị giảm sẽ đe doạ đến Biển Hồ, vựa cá của toàn vùng, khiến cho kế sinh nhai của hàng triệu ngư dân bên dòng Mêkông bị tổn hại. Về các tác hại nêu trên, anh Nguyễn Đức Hiệp nói rõ thêm :

Sông Cửu Long thường tải rất nhiều phù sa về vùng đồng bằng Nam bộ nhân mùa lũ. (Ảnh : Nguyễn Thạch)

Sông Cửu Long thường tải rất nhiều phù sa về vùng đồng bằng Nam bộ nhân mùa lũ. (Ảnh : Nguyễn Thạch)

«Mặc dù trên thượng nguồn chỉ có khoảng 25% tổng lưu lượng nước sông Cửu Long, nhưng đập Tiểu Loan rất lớn sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng dưới hạ nguồn.  Thay đổI về lưu lượng nước tất nhiên tác động đến mực sinh sản của các loài cá, thí dụ như loài cá trê rất lớn và cá heo nước ngọt, thường sinh sản ở hồ Tonle Sap (Biển Hồ), Cam Bốt vào muà nước lũ, và lội ngược lên thượng nguồn ở Lào…

Hơn nữa, vì rất lớn, hồ chứa của đập Tiểu Loan sẽ giữ lại rất nhiều phù sa của con sông cho nên sẽ ảnh hưởng đến hạ nguồn. Đồng bằng sông Cửu Long thường nhận được phù sa rất nhiều, lượng nước cũng khá. Nếu nước ít đi, lượng phù sa sẽ giảm, trong lúc nước biển có thể lấn sâu vào lưu vực sông Cửu Long phiá hạ nguồn».

Thực tế phản bác luận điểm của Bắc Kinh về “lợi ích” các đập nước

Lẽ dĩ nhiên là phía Trung Quốc đã nhất loạt bênh vực cho các con đập của họ, cho rằng các công trình này sẽ ảnh hưởng tích cực đến môi trường khu vực. Các hồ chứa sẽ giúp điều hoà mực nước sông Mêkông, giảm được lượng nước chẩy vào mùa mưa, giúp các nước phía dưới không bị lụt, giúp cho bờ sông không bị xói mòn. Còn trong mùa khô, nước xả ra từ các đập thủy điện sẽ giúp các quốc gia hạ nguồn không bị khô hạn.

Vấn đề trên lý thuyết là như vậy, nhưng trong thực tế, theo giới bảo vệ môi trường, thì chỉ mới có ba con đập nhỏ đi vào hoạt động mà thôi mà tác động tiêu cực đối với các nước ở phía dưới đã xuất hiện, chẳng hạn như nguồn cá đã giảm sút hẳn trong lúc hiện tượng bờ sông bị sạt lở vì xói mòn đã phát sinh từ Miến Điện qua miền Bắc Thái Lan và miền Bắc Lào. Đây cũng là ghi nhận của anh Nguyễn Đức Hiệp :

Đất lở tại Thái Lan

Đất lở tại Thái Lan

«Trung Quốc nói là nhờ đập Tiểu Loan và các đập nước khác trên thượng nguồn, có thể điều hoà được lưu lượng nước sông Mêkông, thí dụ như mùa khô thì xả nước xuống, mùa lũ thì giữ nước lại, tránh được lụt lội ở phiá hạ nguồn.Thế nhưng thực tế là trong nhiều năm không thấy có sự thay đổi nào mà nhiều khi, như năm ngoái, thình lình trong mùa lũ, nước dâng lên rất mạnh và vùng Hạ Lào và Đông Bắc Thái Lan đã bị lụt rất lớn, bờ sông bị sói mòn, nhiều làng mạc bị phá hủy.

Dân ở những nơi đó than phiền là tai họa đến từ các đập nước trên thượng nguồn phiá Trung Quốc. Đã có những lời phản đối từ phiá Thái Lan và Lào. Trung Quốc nói là làm một việc, nhưng thực tế những gì xẩy ra lại khác.Thêm nữa là Trung Quốc hiện nay không nằm trong Ủy Hội Sông Cửu Long. Lý do có thể là vì họ muốn được làm bất cứ việc gì trên lãnh thổ của họ mà không cần quan tâm đến phía hạ nguồn».

Việt Nam bắt đầu lên tiếng lo ngại nhưng một cách gián tiếp

Vấn đề đặt ra hiện nay là những lời báo động chủ yếu đến từ xã hội công dân, từ các tổ chức phi chính phủ, trong lúc chính quyền các nước hạ nguồn sông Mêkông tránh trực diện đối đầu với Trung Quốc trên vấn đề này. Riêng phía Việt Nam, ngày 09/07/2009 vừa qua, đã chính thức lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại trước việc các đập thủy điện xây dựng trên thượng nguồn sông Mekong có thể tác hại tới dòng chảy con sông và môi trường sinh thái đặc biệt với các nước hạ nguồn. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng, chỉ tuyên bố chung chung cho rằng: “Sông Mekong là sông quốc tế, việc khai thác cần tính đến lợi ích các nước trong lưu vực, bảo vệ môi trường và dân cư sinh sống dọc sông Mekong.”

Theo ghi nhận của anh Nguyễn Đức Hiệp, dù sao thì phản ứng nói trên lần này đáng chú ý vì từ trước đến nay, chính quyền Việt Nam ít khi đề cập đến vấn đề đập thủy điện trên dòng Mêkông :

«Việt Nam ít khi lên tiếng, vừa rồi mới có phản ứng chứ mấy năm trước thì hoàn toàn im lặng. Ngay cả đối với những đập dự kiến xây ở Lào, Cam Bốt,Thái Lan…  Việt Nam cũng không lên tiếng. Trong thực tế, Việt Nam cũng có xây một cái đập ở Tây Nguyên trên sông Sesan. Đập Yali đó cũng ảnh hưởng đến mấy tỉnh Đông Bắc Cambốt. Hiện nay trong vấn đề này, Việt Nam cho là việc xây các đập trên sông Cửu Long nên được phối hợp một cách hợp pháp giữa tất cả các nước chứ không nên là chỉ một vài quốc gia tiếp tục làm như hiện nay. Nhưng mà vấn đề quan trọng hiện nay là đập ở thượng nguồn phía Trung Quốc, nước này có thể nói là hoàn toàn không tham khảo ý kiến ai về các đập đó».

Theo nhà nghiên cứu Michael Richardson, trong bài ‘’Đập tại Trung Quốc biến Mêkông thành dòng sông bất hòa’’, do việc không có một hiệp định quốc tế nào chi phối việc sử dụng các con sông liên quốc gia, Trung Quốc nước ở đầu nguồn nắm thế thượng phong, và quyền tùy nghi phát triển khúc sông trên lãnh thổ của họ : ‘’Họ đã hành động đúng như vậy mà không cần tham khảo ý kiến ai, chứ đừng nói chi đến việc xin các nước khác đồng ý’’.

Trong khu vực hạ nguồn sông Mêkông, có Ủy ban sông Mekong, một định chế liên chính phủ tập hợp 4 nước vùng hạ lưu, rất quan tâm đến vấn đề, nhưng lại không có uy thế gì đối với Trung Quốc. Michael Richardson ghi nhận là cho đến nay, Trung Quốc chỉ đồng ý làm “đối tác đối thoại” của Ủy ban sông Mêkông mà tránh không gia nhập định chế này hay tuân thủ những quy định hướng dẫn quản lý tài nguyên thiên nhiên của Ủy Ban. Theo Richardson, quy chế thành viên sẽ khiến cho kế hoạch xây đập của Trung Quốc trên thượng nguồn dòng Mêkông bị các nước Đông Nam Á ở hạ nguồn giám sát kỹ lưỡng hơn, qua đó gây sức ép buộc Bắc Kinh quan tâm đến quyền lợi của họ.

Nhờ hợp tác với Mỹ, Ủy Ban sông Mêkông có thể tăng cường uy tín

Tình hình sắp tới đây có thể đổi khác với việc Hoa Kỳ chính thức đặt quan hệ hợp tác với 4 nước hạ nguồn sông Mêkông cũng như với Ủy ban sông Mêkông. Theo anh Nguyễn Đức Hiệp, sự can dự của Mỹ sẽ rất tốt cho Ủy ban sông Mekong, cả về uy thế chính trị lẫn năng lực kỹ thuật.

«Ủy hội sông Mekong không được Trung Quốc coi ra gì và thường không được Bắc Kinh tham khảo ý kiến. Được Mỹ ủng hộ và hợp tác, Ủy hội có thể nâng cao trọng lượng của mình lên rất nhiều. Thứ hai nữa, các nước hạ nguồn có thể nâng cao chất lượng hợp tác về môi trường, quản lý tài nguyên.

Thí dụ như các nước ở hạ nguồn như Lào, Cam Bốt, trong mấy năm vừa qua, đã dự tính xây rất nhiều đập và bị nhiều tổ chức phi chính phủ phản đối. Dự định xây đập Don Sahong ở Hạ Lào, giáp giới với Cam Bốt chẳng hạn, đã bị chính phủ Cam Bốt  phản đối rất nhiều vì có ảnh hưởng rất xấu về vấn đề đánh cá. Nếu có sự hợp tác của các nước với lại bên ngoài, nâng cao uy tín của Ủy hội sông Mekong, nâng cao chất lượng nghiên cứu các vấn đề về môi trường, quản lý tài nguyên thì có thể tiếp tục làm mà không sợ bị lên tiếng phản đối.

Ngoài ra, mấy năm gần đây, rất nhiều đập đang đươc dự định xây ở Hạ Lào và Cam Bốt và các công ty Trung Quốc trúng thầu rất nhiều. Nhưng vấn đề đánh giá tác động môi trường thì hầu như là không có nghiên cưú bài bản, không được quan tâm lắm vì vậy mà nhiều tổ chức phản đối. Nếu Ủy hội sông Mekong có trọng lượng, và được sự hỗ trợ của nhiều nước khác , như Úc vừa rồi có viện trợ cho Ủy hội sông Mekong một số tiền khá lớn để họ mướn nhiều nguờI hơn, làm việc một cách tốt đẹp hơn, thì vấn đề quản lý tài nguyên và quản lý môi trường sẽ được nâng cao hơn”.

Nhìn chung, tác hại của đập Tiểu Loan cũng như các con đập khác của Trung Quốc trên sông Mêkông và các nước hạ nguồn đã được nhiều công trình nghiên cứu xác định. Theo chuyên gia môi trường Nguyễn Đức Hiệp, chỉ tiếc rằng các nghiên cứu đó chưa được phổ biến rộng rãi, trong lúc giới khoa học Việt Nam lại chưa quan tâm đúng mức :

«Có một số công trình của cá nhân, của một số nhà khoa học, trên vấn đề tác động đên thủy sản, lưu lượng nước, phù sa… Các tổ chức phi chính phủ thì chuyên về tác động kinh tế, xã hội đối với cư dân trong vùng. Tác động về môi trường thì cũng có một số nghiên cưú của giới khoa học nhưng đưa đươc phổ biến rộng rãi.

Hiện nay tôi chưa thấy có nghiên cứu gọi là bài bản tại Việt Nam. Tôi nghĩ là Việt Nam nên thiết lập một trung tâm nghiên cứu về vấn đề sông Cửu Long, không những về môi trường mà về tất cả các vấn đề tài nguyên sông Cửu Long. Có thể như một số ngườI đề nghị, là nên thiết lập một Trung Tâm đó ví dụ như ở trường Đại học Cần Thơ. Một trung tâm nghiên cứu như vậy rất tốt.

RFI thành thật cảm ơn anh Nguyễn Đức Hiệp đã tham gia vào chương trình hôm nay.

Nguồn: http://www.rfi.fr/actuvi/articles/116/article_4443.asp

This entry was posted in Môi Trường and tagged . Bookmark the permalink.