MẤY LỜI BÀN THÊM CÙNG KIẾN TRÚC SƯ TRẦN THANH VÂN

Trong bài “Phong Thủy và địa chính trị” [1] KTS Trần Thanh Vân đã cung cấp cho độc giả một cách nhìn vĩ mô, bao quátvề hình thể con Rồng nằm trải dài từ dãy Everest xuống tận bờ Biển Đông.Có lẽ đâylà một hướng nghiên cứutrong lĩnhvựcđịa – chính trị cần được tiếp tục tìm hiểu sâu để tranh luận và đưa ra thêm những lựa chọn tối ưu nhằm góp phần củng cố cho vị thếbền vững và thịnh vượng của Việt nam trong một thế giới đầy biến động.

Trong tầm hiểu biết còn hạn hẹp của mình, tôi chỉ xin được trình bày một vài thiển ýcó tínhchất vi mô liên quan tớiảnh hưởngPhong Thủylên những vấn đề lớn của đất nước. Cụ thể hơn, xin đượcđề cập lại và viếttiếp những ý đã nêu trong 2 bài báotừngđược đăng tải trên báo điện tử vietnamnet mấy năm trước đây [2, 3].

Vấn đề thứ nhất: Lấy lại tên Thăng Long cho Thủ đô nước Việt

Trong lần đầu tiên đề cập tới ý nghĩa Phong Thủy của tên gọi Thăng Long và Hà Nội [2] tôi đã nêu ý kiến cho rằng theo Ngũ hành thì Thăng LonghayRồng bay thuộc Thìn, tức là Thổ. Hà Nộinghĩa làbên trong sông,thuộc Thủy. Tên đất nướcViệt Namlà nước Việt ở Phương Nam, mà Nam thuộc hành Hỏa. Hỏa sinh Thổ và Hỏa khắc Thủy do đó tên thủ đô là Thăng Long sẽ tạonên cái thế tương sinh khiến mọi việc tiến triển thuận lợi, hanh thông, vận nước vững bền. Ngược lại, Thủy- Hỏa tương khắclàm nảy sinh khó khăn, cản trở, vận nước gian nan, chưa nói tới việc chiến tranh kéo dài.Quả thực,từ khi Minh Mạng đặt tên Hà Nội năm 1831 đến nay mới183 năm mà đã có tới hơn 80 năm Pháp đô hộ được đánh dấu bởi hàng loạt cuộc khởi nghĩa và kháng chiến kéo dài, gần 30 năm chiến tranhchống Mỹđể thống nhất đất nướcvà gần đây lànăm 1974 đảo Hoàng Sa bị chiếm đóng, cuộc chiến năm 1979 ở biên giới Tây namvàbiên giới phía Bắc,rồiTQ đánh Gạc Ma, Lão Sơn năm 1988…Đó là chưa kể đến tình hình Biển Đôngđang nóng lên từng ngàytiềm ẩn nguy cơ nổ ra xung đột do tham vọng thiết lập “đường lưỡi bò 9 đoạn”hiện nay củanhà cầm quyền Bắc Kinh. Trong khi đógiai đoạnhơn 380 năm thời Lý, Trần với cái tên Thăng Long lại được ghi nhận như một thời kỳ giữ được hòa bình, độc lập dân tộc vàthịnh vượng lâu dàinhất trong lịch sử nước nhà, ngoại trừ những giai đoạn binh đao không kéo dàitrong3 cuộckháng chiến vẻ vang đánh tanquân Tống – Nguyên Mông.

Hơn thế nữa,Hà Nội là địa danh có từ thời Tam quốc ở nước Thục(tỉnh Tứ Xuyên ngày nay) và bên Nhật Bản, vùng Osaka hiện nay vẫn còn thị trấn mang tên Hà Nội với lịch sử dài lâu hơn thủ đô của Việt Nam [2]. Rõ ràng cái tên Hà Nội, dù đã trở nên thân thương với chúng tanhưng dường như vẫn thiếu tính riêng biệt, độc đáo và cái khí phách hào hùng, mạnh mẽ của một conRồngđang bay lên, biểu trưng cho một đất nước đang khởi sắc.

Kể từ thời điểm sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội thì ảnh hưởng bất lợi về Phong Thủy lại càng bị khuếch đại lên do Sơn Tinh – vị thần núi trong truyền thuyết dựng nước của tộc Việt, ngụ tạingọn Tản Viêntrên đất Hà Tây nay đãvào cái thế“ bị quây bên trong sông “ dophải nằm dưới cái tên chung là Hà Nội. Nói một cách nôm na thì Sơn Tinhnay đã bị Thủy Tinh vây hãmvà trong Ngũ hànhthì Phương Bắc thuộc hành Thủy. Suy ngẫm sâu một chút mới thấy hiểm họa ngoại xâm đối với đất nước đangẩn chứa ngay trong sự sáp nhập này. Tuy nhiên nếu lấy lại tên Thăng Long (thuộc Thổ) thì Hung sẽ thành Cát và Sơn Tinh càng trở nên bề thế, vững vàng.

Trong bức thư gửi Hội khoa học lịch sử Việt Nam trước thời điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ủng hộ ý tưởng lấy lại tên Thăng Long cho Thủ đô nước ta.  

Vấn đề thứ hai: Phong Thủy của Tòa án nhân dân Tối cao

Trong bài viết đánh giá ảnh hưởnglên môi trường xung quanhcủa Trung tâm thương mại 19/12 nằm trên phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội(trong dân gian vẫngọi là khu “chợ âm phủ”)(3) tôi đã áp dụng phương phápđịnh vị “sao bay” trong Phong Thủy(4)để tái tạo lại bức tranh tổng thể về các yếu tố đang có tác độngmạnh (cả xấu và tốt) lên một địa điểm có ý nghĩa quan trọngđối vớiquốc gia đó là Tòa án nhân dân tối cao.

Ghi chú: Tòa án nhân dân Tối cao nằm trong ô vuông ở chính giữa nơi có các con số 3,6,9.

Sơ đồ “sao bay” cho thấykhách sạn Meliađứng trấnở phía Đông của Tòa án,tại vị trí sao Thủysố 5 (là sao xấu)lại được gắn thêm khu nhà tầng để xe ô tô có dạng nhiều lưỡi dao cạo xếp song songchĩa sang Tòa án là một điều tối kỵ. Chếch về hướng Tây Bắc nơi có 2 sao xấu là số 2 (Thủy)và 5 (Sơn) lại là khách sạn Tháp Hà Nội(Hanoi Tower)với hình dạng của 2 lưỡi búa rìu nhiều cạnh (khối hình màu trắng ở góc trên bên trái hình chụp của vệ tinh do Google cung cấp).

Có thể nói việc Tòa án nhân dân tối cao bị 2 khối nhà cao tầngcó hình sắc cạnh kẹp vào giữa là một vị thế Phong Thủy rất xấu.

Trước khi đàm phán để thu nhận Hồng Kông về với Đại lục, nhằmdành thế áp đảo có lợi cho mình TQ cũng đã chủ động cho xây một cách có tính toán kỹ càngvề Phong Thủycao ốcngân hàng có hình dángchĩa cạnh vào lưng của tòa nhà Toàn quyền Vương Quốc Anh tại đây [4].

Quốc gia nào cũng vậy, luật pháp có nghiêm minh thì chính trị mới lành mạnh, kinh tếmới thịnh vượng và xã hội mới yên ổn. Trụ sở của Tòa án tối cao là biểu tượng cho kỷ cương, phép nước theo Phong Thủy. Vậy nhữngngườiđã cấp phép cho các nhà đầu tư Hồng Kông và Thái Lan (gốc Hoa?) xây 2 tòa nhà có ảnh hưởng cực xấu và nguy hiểm lên Tòa án nhân dân Tối cao liệu giờ đây có thấy tỷ lệ tội phạm trong cả nước đã tăng rất nhiều trong 20 năm qua, số vụ kiện cáo vượt cấp cũng tăng chóng mặt và số án oan sai như trường hợp ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc giang, Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải phòng và vô số vụ khác giờ đây không còn là ngoại lệ?

Tất nhiên không thể đổ tất cả cho Phong Thủy mà cần nhìn vào những bất cập của thể chế, tuy nhiên Phong Thủy có tác dụng khuếch trương cái tốt cũng như phóng đại cái xấu một cách âm thầm và bền bỉ.

Xin nhắc lại một điều mà tôi đã nêu lên trước đây [3], nếu có “diễn biến hòa bình” thì chính cuộc chiến Phong Thủy mới là hình thức diễn biến không tiếng súng nhưng vô cùng mạnh mẽ, sâu sắc, nguy hiểm và nó đã và đang diễn ra trên rất nhiều nơi ở nước ta hiện nay.

Những ai cho rằng Phong Thủy là loại hình mê tín dị đoan vẫn hoàn toàn có quyền bác bỏ những gì tôi trình bày ở đây, nhưng tốt hơn cả là đối với những gì mà khoa học chưa chứng minh được bằng lý luậnchặt chẽ thìviệc quan sát thực tiễn có ghi chép số liệu thống kê để phân tích nguyên nhân sẽ là thái độ phù hợp nhất hiện nay.

Thăng Long 26/3/2014

P.G.M.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN 

Tài liệu tham khảo

(1). https://diendanxahoidansu.wordpress.com/2014/03/26/phong-thuy-va-dia-chinh-tri/

(2). http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/suy-nghi-ve-ten-goi-thang-long-cua-thu-

do-nuoc-viet

(3).http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/anh-huong-moi-truong-cua-tttm-19-12-theo-goc-do-phong-thuy

(4). Raymond Lo.Phong Thủy và số mệnh đối với các nhà quản lý. Bản dịch của Phạm Gia Minh.NXB Tri thức. 2008

This entry was posted in Lên Tiếng. Bookmark the permalink.