Bài học nào từ tai họa nguyên tử Fukushima?

[youtube=https://docs.google.com/file/d/0B0b1-4I5N1iYYjFwWU5tR3o4b3M/edit?pli=1]

https://docs.google.com/file/d/0B0b1-4I5N1iYYjFwWU5tR3o4b3M/edit?pli=1

[youtube=https://docs.google.com/file/d/0B0b1-4I5N1iYYjFwWU5tR3o4b3M/edit?pli=1] 

Vào ngày 11/3/2011, cơn động đất nối tiếp với sóng thần đã biến nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi thành trái bom kinh hoàng không chỉ đối với nước Nhật mà còn cho hàng trăm triệu dân chúng ở các nước trong vùng.

Dù với trình độ công nghệ cao, đội ngũ kỹ sư và công nhân chuyên nghiệp, tiến trình xây dựng kỹ lưỡng, và nhiều biện pháp phòng ngừa đã được áp dụng, nhưng sức mạnh của thiên nhiên vẫn vượt quá mọi trù liệu của con người.

Sau đây là cuốn phim của đài PBS, Hoa Kỳ ghi lại những giờ phút căng thẳng nhất và các hệ quả tại vùng Fukushima mà nhiều thập kỷ nữa vẫn không dứt.

Đến nay, gần 3 năm sau ngày xảy ra tai họa, chính phủ Nhật vẫn đang bị thế giới chỉ trích vì các rò rỉ phóng xạ vẫn đang chảy ra biển. Một vùng rộng lớn quanh nhà máy phải bị bỏ hoang khoảng nửa thế kỷ trước mặt. Một số căn bệnh lạ cũng đã bắt đầu xuất hiện.

Tại Việt Nam, với hiện tượng công trình xây dựng luôn bị rút ruột; với đội ngũ kỹ sư và công nhân chuyên ngành nguyên tử lực gần như ở số không; với sự pha trộn kỹ nghệ tứ phương từ Nhật, Nga, Tàu, Mỹ; và các dẫn chứng điều hành vô trách nhiệm đang thấy khắp nơi như qua các vụ xả lũ đập thủy điện, v.v. đâu là những điều rất đáng lo âu cho người Việt Nam trên cả nước và các dân tộc trong vùng Đông Nam Á trước dự án xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận?

Bên trong biến cố nóng chảy nguyên tử tại Nhật Bản“, một bộ phim tài liệu nói về thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima đáng để mọi người suy ngâm

Xin mời quí bạn theo dõi.

Nhà báo Trần Quang Thành

Nhà báo Trần Quang Thành gửi trực tiếp cho BVN

This entry was posted in kinh tế, Môi Trường. Bookmark the permalink.