Theo đường đơn thư hỏa tốc chuyển nhanh toàn cầu thì bây giờ Đơn của tôi đã ở Tòa án thành phố Hà Nội. Nó cũng chẳng còn gì là bí mật nữa.
Tôi là Phạm Văn Điệp, công dân Việt Nam thường tham gia góp ý về các chính sách, chủ trương, đường lối và chỉ trích các hành vi vi hiến của Chính phủ Việt Nam từ 2002 bằng các bài viết nêu rõ các luận cứ và quan điểm của mình. Cũng từ đó, Công an tìm mọi cách răn đe, khủng bố thanh danh gia đình người thân, bè bạn và họ vẽ vào người thận bè bạn của tôi bằng một hình ảnh về tôi là một kẻ chống phá nhà nước CHXHCN VN và phản động. Mặc dù tôi chỉ dựa theo tinh thần thói quen sinh hoạt chính trị ở Liên bang Nga về xã hội dân sự đa đảng, tự do ngôn luận và bầu cử tự do. Do tôi được ăn, học và làm việc ở Nga theo các tiêu chuẩn của người Nga nên luôn được bảo vệ khi ở Nga và phía Công n , chính quyền Việt Nam không thể vươn sang để tác oai, tác quái và trù dập. Nhưng mỗi khi tôi về thăm Việt Nam thì họ đã có các hành vi trù dập, gây thiệt hại cho tôi, mỗi lẫn đó tôi đều khiếu nại, khởi kiện và phía Tòa án Việt Nam đều không tổ chức để xét xử. Cũng may là tôi có cơ sở làm ăn ở Nga, đủ khả năng phục hồi những thứ mà tôi đã mất do Công an Việt Nam làm hại ở Việt Nam. Công việc của tôi ở Nga, không nằm trong tầm khống chế và phá hoại của Việt Nam. Vừa qua, tôi bị Công n sân bay Nội Bài không cho tôi là công dân Việt Nam nhập cảnh, tạo sự thiệt thòi, lãng phí cho tôi khoảng vài chục triệu ĐVN. Sau khi mổ xẻ tất cả các vấn đề thì hầu hết mọi người đều khẳng định tôi bị thiệt hại là do hành vi sai trái của Công an Sân bay Nội Bài và ra tòa thì phía Công An sẽ không có lý do gì để biện minh. Về Chính trị thì đây là một phiên tòa danh dự, về kinh tế thì đây là phiên tòa phục vụ cho lợi ích của người bị hại và người bào chữa không đến nỗi phải lúng túng trước các lý lẽ tự nhiên. Nhưng điều đáng nói không phải ở chỗ này, mà điều đáng nói là giới luật sư. Gi thấp nhất để luật sư nhận lời tư vấn, viết đơn, nộp hồ sơ và đến tòa tranh tụng để nhận một bản án sơ thẩm là 45 triệu ĐVN. Trong khí đó thì chính các luật sư cũng không rõ tòa án có thụ lý hay không. Từ đó, tôi liên tưởng đến các vụ án phức tạp khác, áp lực khác thì tôi cảm thấy xót xa cho những ai không có tiền và dính vào lao lý, trù dập. Bản thân tôi bị trù dập, mất vài chục triệu không phải là lớn, có bản án giải quyết hay không có giải quyết thỏa đáng chỉ là tài liệu tham khảo, chỉ phục vụ cho một trò chơi dân chủ song người khác, gia cảnh neo đơn, kinh tế thiếu thốn, công việc dở dang, thu nhập phọt phẹt thì sẽ như thế nào đây khi họ không phải có tự do như mình. Họ phải hằng ngày, hàng giờ trong giam hãm, không có tự do? Chính quyền CA thì tàn bạo, luật sư thì phải lo trả tiền, chân lý bị dập vùi. Họ có vượt qua được không đây?
Đơn kiện Công an sân bay Nội Bài không cho Công dân Việt Nam nhập cảnh
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập Tự do Hạnh Phúc
Thành phố Petrozavodsk Liên bang Nga ngày 27-7-2013
ĐƠN KHỞI KIỆN
về hành vi không cho Công dân Việt Nam nhập cảnh vào Việt Nam
Kính gửi Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội
Họ và Tên người kiện : Phạm Văn Điệp, công dân Việt Nam
Địa chỉ hiện tại ở LB Nga, Thành phố Petrozavosk,
phố Drevlanka, nhà số 22/1, Căn hộ 84,
Điện thoại : +79114039999
Địa chỉ tại Việt Nam là chỗ ở thường trú trước khi sang
Nga : Đường Nguyễn Sĩ Dũng, khu phố Thọ Xuân,
Phường Quảng Tiến. Thị xã Sầm Sơn – tỉnh Thanh Hóa
e-Mail : vietnamdoanket@gmail.com
Họ tên người bị kiện : Quách Văn Khôi, thượng tá quyền Thủ trưởng Công An
Xuất nhập cảnh sân bay quốc tế Nội Bài.
Tôi, Phạm Văn Điệp xin trình bày nội dung sự việc dưới đây:
Tôi sang Nga đi du học tự túc và ở lại làm ăn từ tháng 12 năm 1992. Từ lâu đến nay tôi vẫn chưa xin nhập tịch nước khác mà vẫn giữ 1 quốc tịch duy nhất là quốc tịch Việt Nam .
Ngày 20 tháng 2 năm 2013 tôi đến Phòng lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam ở Moscow để làm thủ tục đổi hộ chiếu. Tại đó tôi được cấp Hộ chiếu số N1654563 có thời hạn đến 20 tháng 2 năm 2018.
Ngày 24 tháng 4 năm 2013, tôi đáp chuyến bay Moscow-Hà Nội để về tham gia tổ chức cho bố tôi 94 tuổi, được phong làm Tiên Chỉ của làng Cá Lập của Thị xã Sầm Sơn và nhân tiện sẽ tham gia cùng người thân góp ý, trao đổi về Hiến pháp Việt Nam.
Tại khu vực trình Hộ chiếu để nhập cảnh, Công An Xuất nhập cảnh sân bay quốc tế Nội Bài đã không làm thủ tục nhập cảnh cho tôi, họ đã đề nghị tôi viết Bản tường trình nêu rõ quan điểm, Tôi đã viết Bản tường trình và sau đó ông Quách Văn Khôi, thượng tá quyền Thủ trưởng Công An Xuất nhập cảnh sân bay quốc tế Nội Bài ngày 24 tháng 4 năm 2013 đã không cho tôi nhập cảnh vào Việt Nam. Tại sân bay, ông Quách Văn Khôi soạn ra một Biên Bản hành chính trao cho tôi với nội dung:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập Tự do Hạnh Phúc
Cục Xuất nhập cảnh
Số 365/12/BBTCNC-SNB
Biên bản vi phạm hành chính
Hôm nay hồi 8 giờ 55 phút ngày 24 tháng 4 năm 2013 tại sân bay quốc tế Nội Bài chúng tôi gồm:
Ông: Quách Văn Khôi, chức vụ Trưởng đồn Công an Xuất nhập cảnh sân bay Nội Bài Ông: Nguyễn Hữu Tiến, chức vụ sĩ quan Công an Xuất nhập cảnh sân bay Nội Bài
Tiến hành lập Biên bản vi phạm quy chế xuất nhập cảnh đối với ông Phạm Văn Điệp, sinh ngày 12 tháng 6 năm 1968, sinh tại Việt Nam, Quốc tịch Việt Nam, số Hộ chiếu 1654563 cấp ngày 20 tháng 2 năm 2013 đến sân bay Quốc tế Nội Bài trong chuyến bay SU 290, đường bay SVO-HAN, đã vi phạm quy chế xuất nhập cảnh quy định tại Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Biên bản tôi mới đọc đến đây thì họ bắt tôi ký và tôi chưa ký vì chưa đọc hết thì ông có biển hiệu Trịnh Anh Tuấn giật lấy và xé bỏ. Ông Tuấn gọi Cảnh sát cơ động theo lệnh của ông Quách Văn Khôi để cưỡng chế thô bạo: 2 CA khóa giữ tay tôi, và giữ túm ngực kéo tôi vào khoang máy bay của hãng hãng không Aeroflot để đóng cửa máy bay, khẩn cấp bay sang Nga.
Tại sân bay, mọi lời giải thích của tôi đều không có tác dụng.
Khi quay về Nga, ngày 29 tháng 4 năm 2013. Tôi đã gửi đơn khiếu nại cho Đại sứ quán Việt Nam tại Moscow Liên Bang Nga và theo dấu bưu điện vào ngày 15 tháng 5 năm 2013, văn thư Đại sứ quán Việt Nam nhận được đơn. Nhưng đến nay ngày 27 tháng 7 năm 2013 ( tức là đã hơn 72 ngày ) tôi vẫn không nhận được một hồi âm nào.
Tôi cho rằng theo điều 103 Luật số: 64/2010/QH12, Quyền khởi kiện vụ án hành chính của Luật tố tụng hành chính, tôi “đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết”.
Căn cứ theo Điều 31. Xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện.
1.Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện.
Tôi lựa chọn Tòa án Hà Nội là Tòa án có thẩm quyền để giải quyết và xét xử công khai để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tôi.
Trong sự việc trên, những quyền lợi hợp pháp của tôi bị xâm hại được liệt kê dưới đây :
A. Theo quyền ghi trong Luật Dân sự Việt Nam
1. Điều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Tại sân bay tôi bị vu khống vi phạm quy chế xuất nhập cảnh.
2. Điều 41. Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình
Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Không cho tôi vào Việt Nam về gặp cha để thực hiện các nghĩa vụ hành vi của người con.
3. Điều 48. Quyền tự do đi lại, tự do cư trú
1. Cá nhân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú.
Vi phạm Quyền đi về nhà của công dân trên lãnh thổ có chủ quyền của Việt Nam.
B. Theo quyền ghi trong Hiến pháp Việt Nam.
Điều 53
Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Họ đã cản trở chuyến về Việt Nam của tôi theo công việc này.
Điều 68 Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.
Quyền đi về nhà của tôi là công dân bị xâm hại trên lãnh thổ có chủ quyền của Việt Nam.
Điều 71
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.
Khi tại sân bay họ vu khống cho tôi đã vi phạm quy chế xuất nhập cảnh và tổ chức cưỡng chế thô bạo, ôm giữ, lôi kéo bạo lực đẩy tôi vào máy bay.
Điều 72. Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật .
Công an do thượng tá Quách Văn Khôi chỉ huy khoảng hơn 10 người đã đối xử với tôi như một người bị mất quyền công dân đang chịu hình phạt trước hàng ngàn người Việt Nam và người nước ngoài tại sân bay Quốc tế Nội Bài.
C.Theo quyền ghi trong Công ước Quốc tế mà Việt Nam cam kết thực hiện .
Căn cứ vào Công ước Quốc tế về quyền chính trị và dân sự 1966 điều 12:
4) Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình.
Căn cứ vào Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 Điều 13:
Ai cũng có quyền hồi hương.
Tôi cho rằng phía thượng tá Quách Văn Khôi Công an Xuất nhập cảnh Bộ Công an Việt Nam đã thô bạo vi phạm quyền trở về nước của tôi.
Ngoài ra, tôi còn phát hiện thêm hành vi không tôn trọng Nghị định số 136/2007/NĐ-CP Điều 3.
1. Công dân Việt Nam mang hộ chiếu quốc gia nêu tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này được xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu của Việt Nam.
Do tôi không thể vào được Việt Nam nên tôi phải nhờ người đại diện theo ủy quyền ở Việt Nam để làm đại diện tham gia tố tụng.
Căn cứ theo Điều 49. Quyền, nghĩa vụ của đương sự khoản 8. Ủy quyền bằng văn bản cho luật sư hoặc người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng. Điều 54. Người đại diện 3. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản.
Tôi nhờ người đại diện theo ủy quyền là công dân Việt Nam Phạm Văn Hưng (có Giấy ủy quyền có chữ ký của tôi gửi kèm cùng Đơn khởi kiện này).
Ngoài ra do tôi không thể vào Việt Nam để trực tiếp đến Tòa án nộp đơn nên tôi phải sử dụng Điều 106. Gửi đơn khởi kiện đến Toà án
1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
b) Gửi qua bưu điện.
Dựa theo những cơ sở và hoàn cảnh trên, tôi đề nghị Tòa án hành chính Hà Nội xem xét và phục hồi quyền lợi cho tôi, hủy bỏ các quyết định, biện pháp hay hành vi liên quan đến việc cản trở tôi nhập cảnh về Việt Nam, bắt buộc Ông Quách Văn Khôi, chức vụ Trưởng đồn Công an Xuất nhập cảnh sân bay Nội Bài, người có thẩm quyền có hành vi hành chính sai phạm phải bồi thường 30 600 000 ĐVN bao gồm các thiệt hại:
1. Giá trị vé máy bay Moscow-Hanoi-Moscow cho mục đích chuyến đi về VN cho công việc của mình là 23 923 rup. Gía trị vé tàu hỏa Petrozavosk-Moscow-Ptrozavodsk là 1640, 3 rúp +2251,8 rúp = 3892,1 rúp. Gía trị Metro-express là 640 rúp. Tổng 28 163 rúp, Tương đương 19 500 000 đồng Việt Nam .
2. Bồi thường về nhân phẩm của một công dân Việt Nam bị hành xử như một người nước ngoài trị giá 100 000 đồng Việt Nam. Thiệt hại tinh thần do không được dự ngày vui của cha mình 10 000 000 đồng Việt Nam. Thiệt hại tinh thần do không được bàn thảo với bè bạn Hiến Pháp Việt Nam trị giá 1 000 000 đồng Việt Nam. Tổng cộng 11 100 000 đồng Việt Nam.
3. Phải chịu thanh toán toàn bộ các chi phí phát sinh, lệ phí tòa án, lệ phí đi lại để tham gia tố tụng liên quan đến việc kiện này sẽ được trình cho Tòa án sau khi kết thúc vụ kiện.
Hồ sơ gửi kèm:
1. Photocopy Đơn khiếu nại đã gửi cho Đại sứ quán Việt Nam ở Moscow (tờ 1 và 2).
2. Photocopy Phiếu bưu điện chuyển đến văn thư ĐSQ 14.5.2013 (tờ số 3).
3. Photocopy Hộ chiếu ( tờ số 4).
4. Photocopy các vé tàu hỏa ( tờ số 5).
5. Photocopy vé máy bay điện tử (tờ số 6).
6. Photocopy Biên bản Công An sân bay Quốc tế Nội Bài trao cho Tổ bay hãng hàng không Aeroflot ngày 24.4.2013. (Tờ kèm số 7).
7. Giấy ủy quyền cho công dân Phạm Văn Hưng là người đại diện theo ủy quyền.
8. Đơn đề nghị xét xử vắng mặt trong trường hợp người được ủy quyền đại diện bị Tòa án phủ nhận giá trị Giấy ủy quyền do tôi ký.
Người khởi kiện ( đã ký) Phạm văn Điệp
P.V.Đ.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN