Trung Quốc không thích – Thế giới khó bàn về biển Đông?

Tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân của TQ được đưa ra lần đầu nhân dịp kỷ nịêm 60 năm thành lập nước CHND Trung Quốc. AFP photo

Tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân của TQ được đưa ra lần đầu nhân dịp kỷ nịêm 60 năm thành lập nước CHND Trung Quốc. AFP photo

Giờ chót, hội thảo về chủ đề “Biển Đông: Những điều kiện nào để bảo đảm hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực”, do Quỹ Gabriel Peri ở Pháp, dự kiến tổ chức trong hai ngày cuối tháng 2 vừa qua, đã bị hủy. Tại sao? Mời quý vị nghe Trân Văn tường thuật.

Hủy hội thảo vì sức ép về ngoại giao?

Quỹ Gabriel Peri là một tổ chức do ông Robert Hue, đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp làm Chủ tịch.
Tổ chức này từng cho biết, họ quyết định tổ chức hội thảo về biển Đông, vì biển Đông có vai trò quan trọng cả về an ninh, kinh tế và hàng hải đối với thế giới. Khu vực này cũng là nơi đang có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa nhiều quốc gia. Đã có nhiều nỗ lực nhằm giảm căng thẳng và Quỹ Gabriel Peri mong muốn tham gia vào tiến trình đó, thông qua việc xem xét các góc độ của vấn đề chủ quyền, nhằm suy ngẫm nghiêm túc dựa trên lịch sử khu vực và luật pháp quốc tế.

Quỹ Gabriel Peri quyết định tổ chức hội thảo về biển Đông, vì biển Đông có vai trò quan trọng cả về an ninh, kinh tế và hàng hải đối với thế giới. Khu vực này cũng là nơi đang có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa nhiều quốc gia.

Theo dự kiến, hội thảo “Biển Đông: Những điều kiện nào để bảo đảm hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực”, sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và 28 tháng 2. Thế nhưng sát thời điểm khai mạc, Quỹ Gabriel Peri thông báo hoãn hội thảo vì “đa số diễn giả vướng bận, không thể nhận lời tham gia”. Gabriel Peri thông báo, họ sẽ dời hội thảo đến giữa năm nhưng chưa xác định ngày giờ cụ thể.

Bản đồ khu vực Biển Đông đăng trên Wikipedia

Bản đồ khu vực Biển Đông đăng trên Wikipedia

Trong bối cảnh báo chí Trung Quốc đồng loạt cảnh báo về “ý đồ quốc tế hóa vấn đề biển Đông” của Việt Nam, đồng thời kêu gọi chính quyền Trung Quốc nên giải quyết triệt để “nguy cơ” này, việc Quỹ Gabriel Peri đột ngột hủy bỏ hội thảo “Biển Đông: Những điều kiện nào để bảo đảm hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực”, trở thành sự kiện đặc biệt.
Đã có khá nhiều ý kiến bàn luận quanh sự kiện này. Để có thêm thông tin cả về diễn biến, lẫn chuyện hậu trường, chúng tôi phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Nhã, một trong những người đã từ Việt Nam đến Pháp để tham dự hội thảo.

Trân Văn: Thưa ông, chúng tôi nhận được tin là có một hội thảo quốc tế về biển Đông, lẽ ra sẽ diễn ra trong hai ngày cuối tháng Hai vừa qua tại Paris nhưng giờ chót thì bị hủy.

Báo chí Trung Quốc đồng loạt cảnh báo về “ý đồ quốc tế hóa vấn đề biển Đông” của Việt Nam, đồng thời kêu gọi chính quyền Trung Quốc nên giải quyết triệt để “nguy cơ” này.

Chúng tôi được biết, ông có được mời tham dự hội thảo này, ông có thể cho biết lý do tại sao mà hội thảo không diễn ra như dự kiến không ạ?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Đến nơi thì chúng tôi mới được biết là hội thảo đã bị hoãn lại. Nghe nói là do sức ép ngoại giao nào đó. Có lẽ là hội thảo về biển Đông ở Hà Nội có tác dụng rất tốt cho nên người ta không muốn để những hội thảo kiểu đó diễn ra như ở nước Pháp.

Tuy nhiên chuyến đi của chúng tôi cũng rất bổ ích. Tôi đã tiếp xúc với các Việt kiều và một số nhà nghiên cứu của Pháp.

Trân Văn: Thưa ông, phía Việt Nam có những ai tham dự và phía Việt Nam đi theo đoàn hay từng cá nhân được mời tự đi?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Hồi đầu thì đoàn gồm có ba người, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, tôi với Thạc sĩ Hoàng Việt. Nhưng sau đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã 90 tuổi rồi thành ra không đi được. Chỉ có tôi với Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Trường Luật của TP. HCM đi thôi.

Trân Văn: Có tin cho rằng bà Nguyễn Thị Bình, cựu Phó Chủ tịch của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng sang Pháp để tham dự hội nghị này. Thông tin đó có đúng không ạ?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Đúng đấy! Chúng tôi có gặp bà Nguyễn Thị Bình trong một buổi gặp gỡ Việt kiều, cũng như là trong một cuộc tiếp xúc với các nhà nghiên cứu người Pháp.

Đến nơi thì chúng tôi mới được biết là hội thảo đã bị hoãn lại. Nghe nói là do sức ép ngoại giao nào đó. Có lẽ là hội thảo về biển Đông ở Hà Nội có tác dụng rất tốt cho nên người ta không muốn để những hội thảo kiểu đó diễn ra ở nước Pháp.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã

Trân Văn: Thưa ông, hiện nay có hai nguồn tin liên quan đến hội thảo do Quỹ Gabriel Peri tổ chức đã không diễn ra như dự kiến.

Nguồn thứ nhất bảo rằng do áp lực từ phía Trung Quốc. Nguồn thứ hai thì bảo rằng, sở dĩ hội thảo không tổ chức được là bởi vì các thành viên của đoàn Việt Nam rút lui do ngần ngại trước những phản ứng có thể xảy ra từ phía Trung Quốc. Là một thành viên trong đoàn Việt Nam, ông có thể cho chúng tôi biết ý kiến của ông về hai dư luận này không ạ?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà sử học. Photo RFI

Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà sử học. Photo RFI

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Theo tôi được biết thì có sức ép ngoại giao để hội thảo đó không thể diễn ra. Chính vì hội thảo không diễn ra cho nên các học giả quốc tế của nhiều nước đã không tham dự được. Đáng lẽ là họ có thể tham dự chứ không chỉ có các học giả người Pháp. Tôi biết rằng có một số học giả đã dự hội thảo quốc tế về biển Đông ở Hà Nội cũng có tên trong danh sách dự hội thảo lần này nhưng vì hội thảo không diễn ra cho nên các diễn giả không tới được.

Trân Văn: Các thành viên của đoàn Việt Nam có gặp khó khăn gì từ phía Việt Nam? Có nhận được khuyến cáo nào từ phía Việt Nam không?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Dạ không!

Trân Văn: Như vậy thông tin cho rằng Việt Nam tự rút lui là không chính xác phải không ạ?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Theo tôi lý do quan trọng là Ban Tổ chức đã không thể tổ chức được thôi. Đó là lý do quan trọng nhất. Thật ra tụi tôi chuyên về học thuật, cụ thể ra sao thì thật sự tôi chưa kiểm chứng được.

“Cuối tháng 11 năm ngoái, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một hội thảo quốc tế về biển Đông, với sự tham dự của khoảng 50 học giả, ở 20 quốc gia. Theo nhận định của một số chuyên gia về quan hệ quốc tế, hội thảo này là một hành động khôn ngoan, thông qua đó, Việt Nam có thể thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế”.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã

Không còn là chuyện giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trân Văn: Thưa ông, chúng tôi được biết là vào cuối tháng Ba sẽ có một hội thảo khác cũng về biển Đông tại Mỹ và hình như ông cũng được mời tham dự hội thảo đó? Ông có thể cho chúng tôi biết về hội thảo sắp diễn ra tại Mỹ không?

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Có một Trung tâm nghiên cứu ở Đại học Temple tại Philadelphia mời chúng tôi. Lãnh đạo trung tâm này đã gặp chúng tôi ở TP HCM. Chắc là hội thảo này ở quy mô nhỏ. Diễn ra ở tại nước Mỹ thì không… (cười)… Tôi nghĩ rằng là nó sẽ suôn sẻ hơn.

Cuối tháng 11 năm ngoái, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức một hội thảo quốc tế về biển Đông, với sự tham dự của khoảng 50 học giả đến từ 20 quốc gia. Theo nhận định của một số chuyên gia về quan hệ quốc tế, hội thảo này là một hành động khôn ngoan, thông qua đó, Việt Nam có thể thu hút sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề biển Đông. Hành động này của Việt Nam khiến Trung Quốc không hài lòng, bởi Trung Quốc chủ trương chỉ giải quyết bất đồng thông qua đàm phán song phương, nhằm tận dụng tối đa các ưu thế của họ.

Cũng vì vậy, những vấn đề có liên quan tới các hội thảo về biển Đông như hội thảo do Quỹ Gabriel Peri tổ chức, trở thành rất đáng chú ý. Cuối tháng 7 sắp tới, sẽ có thêm một hội thảo khác về biển Đông, do nhiều trí thức Việt Nam đang cư trú tại Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Nhật, tổ chức ở Mỹ.

Nguồn: rfa.org

This entry was posted in Hoàng Sa, Trường Sa and tagged , . Bookmark the permalink.