Ý kiến về Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới

Sau khi phổ biến Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới, người ký Thư nhận được nhiều hồi đáp, qua địa chỉ điện thư đã cung cấp [1].

Trong khi tuyệt đại đa số bày tỏ sự hậu thuẫn, thì có vài ý kiến tương tự như ý kiến sau:

“Thiết nghĩ, đã là các nhà khoa học thì bất cứ vấn đề gì đưa ra phải được họ nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, chứ sao lại nói sai sự thật như thế được?
Trò mạo danh người này, người khác viết “tâm thư” sai sự thật “tung” lên các trang mạng tuy không phải là mới, nhưng lâu nay vẫn được các thế lực thù địch lợi dụng để đưa tin xuyên tạc, kích động. Mong sao, các nhà khoa học không bị lợi dụng để cuốn vào ý đồ xấu xa đó
[2].

Bài báo từ mạng qdnd.vn [2] có mặt với tốc độ nhanh chóng, chỉ một ngày sau khi Thư được gửi đến lãnh đạo Việt Nam và cho phổ biến công khai.

Dù động cơ của người viết có thể khác nhau nhưng kết luận của ý kiến như trên giống nhau: 33 người ký Thư không có “thông tin hai chiều”, “thông tin trung thực”!

Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới, trên cơ sở thông tin của các cơ quan truyền thông và tổ chức nhân quyền quốc tế, nêu lên hai điểm chính:

1. Bày tỏ quan ngại cho sức khoẻ và an toàn của tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ.

2. Kêu gọi Nhà nước Việt Nam, vì quyền lợi đất nước, thực hiện đối thoại với người khác quan điểm, khác chính kiến, thay vì sách nhiễu, biến họ thành tù nhân lương tâm.

– Ở điểm (1), có ít nhất là hai nhận định gần như đối nghịch nhau về sức khoẻ và an toàn của ông Cù Huy Hà Vũ: từ Nhà nước và từ gia đình ông Cù Huy Hà Vũ.

Sự thật nằm trong giới hạn của hai nhận định này.

Theo định nghĩa quốc tế, ông Cù Huy Hà Vũ là tù nhân lương tâm, đang bị Nhà nước giam giữ [3].

Nhà nước, chứ không phải gia đình ông Cù Huy Hà Vũ, có nhiệm vụ phải đưa chứng cứ rõ ràng và vững chắc, hậu thuẫn cho nhận định của họ.

Trong thời đại tin học, thông tin từ khắp nơi trên thế giới nằm ở đầu các ngón tay, thông tin di chuyển với tốc độ nhanh hơn nháy mắt con người.

Trong thời gian qua, thông tin của Nhà nước về trường hợp ông Cù Huy Hà Vũ chưa đủ sức thuyết phục. Chứng cứ trong nhận định của Nhà nước có nhiều lỗ hổng.

Tính thuyết phục cho chứng cứ của Nhà nước có thể gia tăng, và giúp củng cố mức độ sự thật trong nhận định của họ, nếu Nhà nước đáp ứng đề nghị của nhân sĩ, trí thức đưa ra ngày 13/6/2013 [4].

Thiếu sự nghiêm túc đối thoại trước đề nghị trên, cũng như thiếu sự nghiêm túc đối thoại trước các kiến nghị hay thư ngỏ của nhân sĩ, trí thức trong nhiều năm qua về những vấn đề hệ trọng ở tầm vóc quốc gia, dẫn đến hại nhiều hơn lợi cho đất nước, và trong thời đại tin học, dẫn đến hại nhiều hơn lợi cho Nhà nước trước dư luận quốc tế [5].

– Ở điểm (2), hành động bắt giữ, kết án tù nhiều năm những người bày tỏ ý kiến ôn hoà như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tiến Trung, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, v.v. vi phạm nghiêm trọng các điều khoản quy định trong Hiến pháp Việt Nam và trong “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị” của Liên Hiệp Quốc mà Nhà nước cam kết thúc đẩy và tôn trọng khi gia nhập năm 1982.

Không những thế, hành động như trên đi ngược lại với trào lưu dân chủ trên toàn cầu, đào sâu hố ngăn cách giữa Việt Nam và cộng đồng thế giới [6]; nó hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam trong quá trình xây dựng đất nước và bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, trước mối đe dọa ngày càng gia tăng của ngoại bang [7].

Đây là thực tế, là sự thật không ai chối cãi hay phủ nhận được.

Tóm lại, trong công tác khoa học, nghiên cứu, người ký Thư luôn luôn tuân thủ nguyên tắc làm việc nghiêm túc, phản biện và lắng nghe phản biện, sẳn sàng đối thoại, trong nỗ lực tìm hiểu, phát hiện nét đặc trưng trong chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hoá, xã hội, v.v. của Việt Nam, trên nền tảng tôn trọng sự thật.

Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới, phát sinh từ tình cảm đặc biệt của người ký Thư dành cho Việt Nam, không đi ngoài nguyên tắc trên.
T.V.C.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Chú thích:

3. http://www.amnestyusa.org/our-work/issues/prisoners-and-people-at-risk/prisoners-of-conscience

4.  “Những lá thư ngỏ gửi đến một số người đại điện cơ quan quyền lực tối cao về tình trạng tuyệt thực của người tù Cù Huy Hà Vũ – những cuộc gặp trực tiếp ở Tổng cục 8 Bộ Công an – và một vài kết quả bước đầu”, Nguyễn Huệ Chi, Lê Hiền Đức, Phạm Duy Hiển, và các nhân sĩ, trí thức khác; Nguyễn Trọng Vĩnh; Trần Vũ Hải và Nguyễn Thị Dương Hà

http://boxitvn.blogspot.com/2013/06/nhung-la-thu-ngo-gui-en-mot-so-nguoi-ai.html

5. “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992”

http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/01/kien-nghi-ve-sua-oi-hien-phap-nam-1992.html

“Lời kêu gọi thực thi Quyền Con người theo Hiến pháp tại Việt Nam”

http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/12/loi-keu-goi-thuc-thi-quyen-con-nguoi.html

“Thư ngỏ của các nhân sĩ, trí thức gửi Quốc hội, Lãnh đạo Nhà nước và ĐCS VN”

http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/08/toan-van-thu-ngo-cua-cac-nhan-si-tri.html

6.  “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966”

http://hcrc.hcmulaw.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11:cong-c-quc-t-v-cac-quyn-dan-s-chinh-tr-1966&catid=6:b-lut-nhan-quyn-quc-t&Itemid=20

http://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtdsg_no=IV-4&chapter=4&lang=en

Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu về Việt Nam ngày 18/4/2013

http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/04/19/nghi-quyet-cua-quoc-hoi-chau-au-ve-tu-ngon-luan-tai-vn-ngay-1842013/

http://www.europarl.europa.eu/news/en/pressroom/content/20130412IPR07205/html/Human-rights-Vietnam-Kazakhstan-Guantanamo

Dự luật nhân quyền Việt Nam năm 2013

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/passed-hr-1897-promotes-hr-4-vn-tt-06282013123456.html

7. “Biển Đông : Bước lùi chiến thuật của Việt Nam trước áp lực Trung Quốc”, Ngô Vĩnh Long

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130624-bien-dong-buoc-lui-chien-thuat-cua-viet-nam-truoc-ap-luc-trung-quoc

“Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời phỏng vấn báo chí Indonesia”

http://dantri.com.vn/chinh-tri/chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-tra-loi-phong-van-bao-chi-indonesia-747838.htm

“Indonesia, Vietnam, Code of Conduct in South China Sea”

http://www.antaranews.com/en/news/89609/indonesia-vietnam-code-of-conduct-in-south-china-sea

 

 

This entry was posted in Lên Tiếng. Bookmark the permalink.