Trở lại vấn đề «Thách thức hay cơ hội»

Kính gửi ông Trần Bích Đăng,

Tôi chỉ xin có vài lời ngắn tiếp theo thư ngày 8.1 của ông.

Đúng là chúng ta đang nói hai chuyện khác nhau, nhưng tôi không «tập trung phê phán thái độ của cá nhân» ông qua bài viết trước, mà chỉ nêu một nguy cơ, theo tôi là có thực, nếu chúng ta luôn để những bức xúc của mình lấn át và do đó không đủ bình tĩnh để lắng nghe những lời của người khác nói về mình.

Con đường tuần tra biên giới, nằm sát cạnh sông Ka Long (phân định biên giới Việt Trung), nối liền Thành phố Móng Cái với xã Hải Sơn, cửa khẩu Bắc Phong Sinh rồi giao với tỉnh lộ 340, nối quốc lộ 18 với cửa khẩu này. Trong "tam giác" biên giới này, Cty InnovGreen có mặt tại 2 xã Quảng Thành và Hải Sơn với diện tích được cấp phép hơn 1000ha đất rừng. Ảnh: Duy Tuấn

Con đường tuần tra biên giới, nằm sát cạnh sông Ka Long (phân định biên giới Việt Trung), nối liền Thành phố Móng Cái với xã Hải Sơn, cửa khẩu Bắc Phong Sinh rồi giao với tỉnh lộ 340, nối quốc lộ 18 với cửa khẩu này. Trong "tam giác" biên giới này, Cty InnovGreen có mặt tại 2 xã Quảng Thành và Hải Sơn với diện tích được cấp phép hơn 1000ha đất rừng. Ảnh: Duy Tuấn

Tôi không hề đánh giá thấp nguy cơ của chủ nghĩa Đại Hán, và cũng hoàn toàn không có ý «muốn “nhắn gửi” ai đó nên chú tâm “hợp tác” để phản bác lại cái “lúc nào cũng chực” đối đầu». Hai đoạn trong bài viết của tôi, từ «Bình tâm suy nghĩ thì.. .» tới «… anh hàng xóm khổng lồ mà ta chẳng thể dời đi đâu được» không «nhắn gửi» gì tới ai cả, mà chỉ để nói lên cái ý ở đoạn tiếp đó: trước «thách thức» của anh hàng xóm ấy, ta (người VN) có thể có nhiều phản ứng, nhưng không thể «thắng» nếu không nhìn lại mình, vượt qua những yếu kém của chính mình. Tôi nghĩ tới cách mà Nhật, Hàn, Singapour đáp lại thách thức đó: trở thành một nước mạnh, dân giàu, có đồng thuận xã hội thực sự do tạo ra được một xã hội dân sự thực sự… (họ không quên cảnh giác với anh bạn kia đâu !). Thực ra, đó mới là điều tôi muốn «nhắn gửi», nhưng chắc rằng viết chưa đủ rõ nên ông mới có cái giả dụ trên kia, lỗi dĩ nhiên thuộc về người viết và tôi xin cảm ơn ông đã cho tôi cơ hội nói rõ hơn điều này.

Còn «hợp tác», trong chừng mực nào đó (WTO) là chuyện không thể tránh – trừ khi xảy ra tình trạng xấu nhất, chẳng ai muốn: chiến tranh – và có lẽ cũng không nên bàn chuyện tránh, mà cần bàn chuyện nên làm thế nào. Có thể chúng ta không đồng ý về điểm này chăng, nhưng đó không phải nội dung chính trong bài «đôi điều nói thêm» của tôi.

Xin gửi ông lời chào trân trọng.

HST

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

This entry was posted in phản biện. Bookmark the permalink.