Chạy đua sản xuất đất hiếm
Chi Giao (theo Kitco)
Để hạn chế việc Trung Quốc “làm giá” do nước này chiếm hơn 90% lượng cung nguồn đất hiếm, nhiều công ty trên thế giới đang tăng cường chạy đua sản xuất đất hiếm.
|
Dự báo, năm 2014 – 2015, sản lượng đất hiếm sẽ dồi dào hơn, giá cả ổn định hơn.
Trung Quốc vẫn chi phối
Theo AP, sự thống trị của Trung Quốc đối với thị trường đất hiếm vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2011. Tuy nhiên, trong những năm tới, các quốc gia khác cũng sẽ bắt đầu khai thác nguồn tài nguyên đất hiếm của họ nhằm hạn chế sự chi phối của Trung Quốc đối với thị trường này.
Ông Charle Malan, nhà phân tích khai thác mỏ và kim loại cao cấp thuộc công ty đầu tư Mỹ Van Eck Global cho rằng Trung Quốc có khả năng điều khiển thị trường nếu họ muốn và trong 5 năm tới, sản lượng đất hiếm sẽ tăng trưởng mỗi năm khoảng 9% tương đương 225.000 tấn. Hiện tại, đất hiếm được cung cấp với sản lượng khoảng 125.000 tấn , trong đó Trung Quốc đã chiếm tới 120.000 tấn.
Các nhà nhập khẩu chính lệ thuộc Trung Quốc do giá “hợp lý”. Theo nhà địa chất Mickey Fulp, Trung Quốc phát triển khả năng sản xuất khoáng chất này theo cách khiến nguồn cung khác bị tụt lại phía sau nhanh chóng, chứ không phải vì đất hiếm thật sự hiếm.
Hối hả chạy đua sản xuất
“Trong năm 2012, sẽ có thêm 20.000 tấn đất hiếm từ Molycorp” – Marino G. Pieterse, nhà xuất bản và biên tập viên của ấn bản Thư vàng Quốc tế, Thư Uranium Quốc tế và Những nguyên tố đất hiếm Quốc tế cho hay.
Molycorp không phải là công ty đất hiếm duy nhất bắt đầu sản xuất đất hiếm trong vài năm tới.
“Trong năm 2013, sẽ có 3 công ty bắt đầu sản xuất đất hiếm”, Pieterse nói “Công ty đất hiếm Frontier sẽ sản xuất từ 10.000 – 20.000 tấn, Công ty TNHH Đất và khoáng sản Greenland cung cấp 40.000 tấn và Công ty TNHH Tài nguyên Đất hiếm sẽ là 20.000 tấn”.
Tập đoàn Lynas của Australia cũng bắt đầu sản xuất đất hiếm, hứa hẹn sản lượng hơn 20.000 tấn.
Những nhà phân tích cho rằng việc hướng về nền sản xuất rộng hơn có thể mang lại sản lượng đất hiếm dồi dào vào thời điểm 2014-2015, giúp ổn định giá cả.
C. G.
Nguồn: http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/Chay-dua-san-xuat-dat-hiem/20111/125993.datviet
****
Hàn Quốc khai thác đất hiếm ở VN?
Hàn Quốc, nền kinh tế thứ tư của châu Á nay vào cuộc tìm kiếm nguồn đất hiếm cả ở Việt Nam vốn đang là đề tài nóng trong quan hệ Trung – Nhật.
Theo tờ The Australian của Úc hôm 4/01/2010, Hàn Quốc cho hay ngày hôm qua 3/01 rằng nước này sẽ tìm đất hiếm ở Việt Nam, Úc, Kyrgyzstan và Nam Phi chỉ trong năm nay.
Hồi tháng 12/2010, Nam Hàn nói sẽ tìm cách nâng lượng đất hiếm và lithium tự cung ứng lên bốn lần, từ 7,3 phần trăm trong năm 2009 lên 26 phần trăm.
Nam Hàn cũng có kế hoạch tăng gấp đôi lượng cung ứng đất hiếm và các loại khoáng sản cần thiết để sản xuất các hàng điện tử.
Tháng trước, Trung Quốc cắt quota xuất khẩu đất hiếm cho nửa năm nay xuống 35 phần trăm, sau đợt cắt giảm 72 phần trăm đất hiếm xuất đi trong nửa sau của năm 2010.
Hiện Trung Quốc cung ứng trên 90 phần trăm đất hiếm bán ra thế giới.
Vụ bất ngờ ngưng bán đất hiếm từ Trung Quốc sang Nhật khiến quan hệ hai bên trở nên nóng hơn trong năm 2010.
Báo Úc cũng nói nước này có mỏ ở vùng Mount Weld, được biết là kho đất hiếm lớn bậc nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc.
Khai thác đất hiếm khá độc hại, ảnh hưởng tới môi trường
TS Nguyễn Khắc Vinh
Công ty Lynas của Úc đã ký tháng trước một hợp đồng cung ứng đất hiếm cho tập đoàn Sojitz của Nhật.
Báo chí quốc tế cũng loan báo vào tháng 12/2010 rằng công ty Toyota Tsusho Corp của Nhật sẽ khai thác đất hiếm tại Ấn Độ từ 2011 và tại Việt Nam từ năm 2013.
Hồi tháng 11/2011, một chuyên gia từ Việt Nam cho BBC hay không nên kỳ vọng quá nhiều, rằng bán đất hiếm sẽ thay đổi đáng kể nền kinh tế của Việt Nam.
Sau khi chính phủ Việt Nam vừa quyết định chọn Nhật Bản làm đối tác hợp tác trong việc khai thác đất hiếm ở Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Vinh, nói tiềm năng này tại Việt Nam chưa được khẳng định chắc chắn.
Theo ông Vinh, Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam, trữ lượng “đã được thăm dò xác định ở Việt Nam là khoảng một triệu tấn” dù rằng trữ lượng chưa được thăm dò có thể nhiều hơn chỉ khoảng 10 lần.
Ông cho hay Hoa Kỳ khai thác trong nước khá nhiều, nhưng tới khi Trung Quốc bắt đầu phát hiện ra đất hiếm ở vùng Nội Mông và khai thác bán ồ ạt với giá rẻ thì Mỹ ngừng khai thác ở trong nước.
Lý do là việc khai thác đất hiếm khá độc hại, ảnh hưởng tới môi trường.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/01/110104_skorea_rare_earths_vn.shtml