China’s quasi-superpower diplomacy: prospects and pitfalls
Willy Lam 9/2009
NTQ chuyển ngữ, Bauvinal hiệu đính
Giáo Sư Willy Lam là một chuyên gia về Trung Quốc hiện đại, với bài viết này ông nêu lên những điểm mạnh-yếu của TQ trong một tình hình quốc tế rối rắm sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 với nhiều cảnh giác về mối hiểm họa Trung Quốc không những đối với các nước láng giềng mà còn có khả năng thay đổi cán cân tương quan lực lượng giữa nước này và khối đồng minh Nhật-Hàn-Mỹ, Mỹ-Đài Loan ở khu vực Châu Á-TBD khi TQ trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế và quân sự. Với cái nhìn đa chiều và kiến thức khá uyên bác, nhất là hiểu thấu tình hình nội trị và cơ chế đầy mâu thuẫn của Trung Quốc, Willy Lam đã cung cấp cho chúng ta một bức tranh khá đầy đủ về “triển vọng và khó khăn chực chờ” của TQ trong những năm tới. Bài viết này có nhiều phiên bản (xem phụ lục), tuy nhiên bản được chuyển ngữ này tương đối đầy đủ nhất, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Biên tập Bauvinal
Mục lục
I. Tóm tắt các điểm chính
II. Những tìm kiếm chìa khóa và cột mốc chủ yếu đi đến tương lai
III. Căn nguyên của chính sách ngoại giao cận-siêu-cường của Trung Quốc
IV. Triển khai sức mạnh cứng rắn không gì ngăn cản được – Nhiệm vụ mở rộng của Quân đội giải phóng nhân dân
V. Mối liên hệ mới với Mỹ: Hợp tác và ganh đua trên một nền tảng ngang bằng
VI. Triển khai sức mạnh tài chính
A. Khiêu khích sự ngự trị của đồng đô la và những sáng kiến táo bạo khác
B. “Chính sách vươn ra” trong việc Thâu tóm các Tài sản ở Nước ngoàiVII. Những đột phá chủ yếu của chính sách ngoại giao cận-siêu-cường của Trung Quốc
A. “Chính sách ngoại giao khoanh đỏ”
B. Bước nhảy vọt vĩ đại của Trung Quốc: Sự triển khai Nhu Lực không mệt mỏiVIII. Các trở ngại trong chính sách ngoại giao cận-siêu-cường của Bắc Kinh và sự triển khai sức mạnh
A. Các tranh chấp chủ quyền trong vùng biển Nam và Đông Trung Hoa – và căng thẳng tăng cao giữa Trung Quốc với ASEAN, Nhật Bản và Ấn Độ
B. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với “Xung đột các nền văn minh”
C. Chính trị nội bộ Trung Quốc trong vai trò thúc ép phải có bước nhảy vọt vĩ đạiIX. Kết luận: Trung Quốc và thế giới phải học cách tự điều chỉnh cho phù hợp nhau
Về tác giả
I. TÓM TẮT CÁC ĐIỂM CHÍNH
Năm 2009 sẽ đi vào lịch sử như một bước ngoặt trong việc đánh dấu thời kỳ mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc. Với đỉnh cao biểu đồ tăng trưởng kinh tế ở mức 8% mặc cho khủng hoảng tài chính thế giới, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (PRC) được xem như là một đầu tàu xuất sắc trong việc phục hồi kinh tế toàn cầu. Quân đội Giải phóng nhân Dân (PLA) đang đóng tàu ngầm và hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân, và phi hành gia trong nước đầu tiên sẽ đặt chân lên mặt trăng trước năm 2015. Lợi dụng những thiệt hại mà cuộc khủng hoảng kinh tế đã giáng xuống hệ thống thao túng (về tài chính) của Mỹ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) tiến hành truy lùng một cấu trúc tài chính quốc tế mới, hoặc một cái gì đó mà không bị Mỹ thống trị.
Bài viết này khảo sát mục tiêu Trung Quốc đang tích cực theo đuổi về sức mạnh cứng lẫn mềm, đặc biệt là những cách thức mà Bắc Kinh đang tiến hành chính sách ngoại giao cận-siêu-cường để bọc lót cho việc bắt đầu vươn lên của đất nước trong trật tự thế giới mới. Những quan hệ mật thiết về ngoại giao và địa chính trị của Trung Quốc trong sự bật dậy này sẽ được đánh giá toàn diện.
Trong lúc Bắc Kinh kết bạn và phe phẩy cờ hiệu tại các vùng xa xôi như Châu Phi và Mỹ La tinh, họ cũng cảnh giác trước những thách thức chưa từng có ở đâu đó. Vướng vào các mối liên kết cộng sinh về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc, một siêu cường đơn độc của thế giới và một cận-siêu-cường đang tiến nhanh ghìm nhau để nâng cao hợp tác trên mặt trận tài chính và kinh doanh. Song hai “đối thủ cạnh tranh chiến lược” này đang mong có lúc so kiếm nhau ở một số mặt đối đầu về an ninh và ngoại giao. Quan hệ của Trung Quốc với những láng giềng quan trọng như Nhật Bản và Ấn Độ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tiếng đồn đang lan nhanh về một lập luận về “mối đe dọa Trung Quốc”. Sự cọ xát giữa một bên là Trung Quốc và một bên là các nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Malaysia và Philippines đã căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền trên mười mấy đảo nhỏ trong vùng biển Nam Trung Hoa. Cũng có những dấu hiệu cho thấy các nước Úc, Ấn Độ, Nhật và Hàn Quốc có thể cân nhắc đến lợi thế của họ khi bắt tay với Mỹ để kìm hãm bớt uy thế của Trung Quốc. Do đó, mặc dù đang có thành tích đáng kể về kinh tế và quân sự, giới lãnh đạo CCP đã trở nên nóng ruột hơn bao giờ hết về sự bực dọc đối với một “chính sách ngăn chặn chống lại Trung Quốc” do Mỹ dẫn đầu.
Tài liệu này sẽ xem xét vấn đề liệu rằng những điều kiện bất lợi này cứ tiếp diễn, giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ đủ khôn ngoan và sáng tạo để thuyết phục các thế lực hiện nay là sự bật dậy của mình sẽ không làm rối loạn trật tự thế giới hoặc báo hiệu cơn thảm họa đến cho từng nước riêng lẻ. Để làm cùn đi học thuyết “hiểm họa Trung Quốc”, Bắc Kinh phải làm nhiều việc để đẩy mạnh sức mạnh mềm của họ bằng cách đóng trọn vai trò tốt đẹp – và được chấp nhận ở mọi nơi – các giá trị của một Trung Quốc mẫu mực. Hơn thế nữa, trong khi đang phải tiếp tục duy trì quan hệ thân thiết với các thể chế độc ác như Miến Điện và Zimbabwe, giới lãnh đạo Trung Quốc phải cố gắng thật nhiều để trở thành một “nhà cái có trách nhiệm” trong cộng đồng thế giới bằng cách, thí dụ như, chủ trì cuộc đối thoại 6 bên về vấn đề hạt nhân ở Bắc Triều Tiên và nhiệt tình nhận phần trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Châu Phi do Liên hiệp quốc ủy nhiệm. Bắc Kinh cũng đã chơi trò “lá bài kinh tế” bằng cách cho các nước láng giềng – đặc biệt là các nước thành viên của ASEAN – có được các thặng dư mậu dịch đồ sộ.
Tuy nhiên, Chính phủ Hồ Cẩm Đào đã cứng rắn từ chối cải tạo ý thức hệ và các định chế chính trị lạc hậu của Trung Quốc.
Sự thật là hệ thống cầm quyền độc đoán của Trung Quốc không hòa nhịp với các lực lượng toàn cầu hóa, việc giới lãnh đạo Trung Quốc từ chối thực hiện cải cách chính trị có thể làm suy yếu sự vươn ra quốc tế của họ. Chủ tịch Hồ đã nhắc lại là CCP sẽ “không bao giờ đi vào bước đường sai lầm” của các tư tưởng chính trị phương Tây. Trong thời đại toàn cầu hóa và kỹ thuật tin học thống trị nền kinh tế, Bắc Kinh vẫn bám chặt vào lý thuyết chủ quyền bất khả chia cắt – và lý thuyết không một quốc gia nào có thể xen vào công việc nội bộ của các nước khác. Hơn nữa, ngay cả khi CCP dùng những thủ đoạn chưa từng thấy để bóp nghẹt các bất đồng, nó cũng đang cố gắng chống đỡ cho tính chính đáng của mình bằng cách khêu gợi những tình cảm dân tộc chủ nghĩa đặc biệt là trong giới trẻ. Trong khi giới lãnh đạo dành hàng chục tỷ đô la để triển khai cái gọi là “sức mạnh mềm” của người Trung Quốc, việc theo đuổi những tiêu chuẩn cận-chủ nghĩa Lê Nin của họ sẽ chứng minh ngược lại, cho thấy khát vọng của họ trong việc biến thành một siêu cường trong vòng một hai thập niên tới.
Sẽ tùy thuộc rất lớn vào thế hệ lãnh đạo thứ tư của CCP mà người dẫn đầu là Chủ tịch Hồ có đủ ước muốn và khả năng hay không để thực hiện những thay đổi cần thiết cả về mặt chính trị nội bộ lẫn mặt ngoại giao nhằm thuyết phục các đối tác chủ chốt trên trường quốc tế rằng một vai trò nâng cao nhờ vào sự trỗi dậy nhanh chóng một cận-siêu-cường sẽ hứa hẹn mang đến lợi ích cho họ. Bài viết này sẽ chỉ rõ những lĩnh vực Bắc Kinh cần phải hành động khẩn cấp để đáp ứng cho ủy nhiệm thác toàn cầu – và đạt được mức độ để giới lãnh đạo CCP có thể hoàn thành nhiệm vụ trọng đại này. Sự thành công trong chính sách ngoại giao cận-siêu-cường của Bắc Kinh tùy thuộc vào mức độ mà Bắc Kinh có thể tái đoan chắc với những người theo chủ nghĩa hoài nghi là sự nâng cao mức độ tham gia của mình trong các công việc quốc tế sẽ đưa đến tình thế đôi bên cùng có lợi. Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh ra sao để đáp ứng sự mong đợi của thế giới – và nhữnng nhà cái trên toàn cầu sẽ thích nghi những khát vọng của một cận-siêu-cường ra sao – sẽ tạo thành một câu chuyện trọng đại trong nửa đầu thế kỷ này.
Bauxite Việt Nam mời bạn đọc xem tiếp tài liệu dài 40 trang qua file PDF đính kèm dưới đây.