Xem tận mắt bụi đỏ bô-xít quanh nhà máy ở Texas, Mỹ

Bụi đỏ là chất thải để lại sau khi alumina được lấy ra từ quặng bô-xít. Hiện các chuyên gia vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng liệu chất này có gây hại cho sức khỏe không và nếu có thì gây hại tới đâu.

Thảm họa ở Hungary cho thấy, trận “lụt bùn đỏ” diễn ra do loại bùn đặc – phụ phẩm giai đoạn đầu của quá trình sản xuất nhôm – rò rì từ các bể chứa dự trữ.

Trong quá trình sản xuất nhôm, nguyên liệu thô bô-xít, được đưa lên khỏi mặt đất và rửa qua dung dịch natri hiđroxit.

Sản phẩm thu được sau đó bao gồm alumin (sẽ tiếp tục được xử lý qua các khâu tiếp theo) và chất thải, là các chất bẩn dạng đặc, kim loại nặng, và các hóa chất sử dụng làm chất xử lý.

Khoảng 40%-45% chất thải này là sắt ôxit, khiến cho bùn có màu đỏ. Khoảng 10%-15% nữa là nhôm ôxit, cùng với 10%-15% silicon ôxit và lượng ít hơn các chất canxi ôxit, titan điôxit, natri ôxit.

Ở Texas, chưa có nghiên cứu cụ thể về tác hại của bụi đỏ, nhưng chắc chắn, cảnh quan thiên nhiên đã bị ảnh hưởng.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VNR500) giới thiệu chùm ảnh bụi đỏ bao phủ mặt đất và các toà nhà quanh khu vực nhà máy alumina Alcoa ở Point Coformt, Texas, dọc theo Vịnh Lavaca.

Toàn bộ chùm ảnh được chụp tháng 10 năm 2010.

Nguồn: http://vnr500.vn/2010-10-30-xem-tan-mat-bui-do-bo-xit-quanh-nha-may-o-texas-my

This entry was posted in Bô-xít. Bookmark the permalink.