Category Archives: Sử Liệu

Sách Việt kiệu thư trong con mắt giới sử học đương đại

Bài viết của tôi đăng trên tạp chí Diễn đàn có nhan đề Tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam: Thủ đoạn của Minh Thành Tổ trong cuộc chiến tranh xâm lược 1406-1407 (http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/thu-doan-tieu-diet-tan-goc-van-hoa-viet-nam-cua-minh-thanh-to) sau đó đăng lại trên mạng BVN với nhan đề có thay đổi chút ít: Thủ đoạn tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam của Minh Thành Tổ trong cuộc chiến tranh xâm lược 1406-1407 (http://www.boxitvn.net/bai/19482), thật ra vẫn chỉ là một phần trích từ thiên khảo luận Cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược Minh và văn học yêu nước thế kỷ XV cùng những bước nối tiếp về sau, được viết từ năm 1980 (không phải viết năm 2000 như ông Hồ Bạch Thảo nói) và in trong cuốn Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược do NXB Khoa học xã hội công bố năm 1981, gần đây in lại trong sách Văn học Cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật, NXB Giáo dục, 2013. Cũng vì thời gian cách nay đã trên 30 năm, bấy giờ mạng internet chưa ra đời, nên lúc viết tôi không có điều kiện tìm tòi thêm tư liệu khác của Trung Quốc. Continue reading

Posted in Sử Liệu | Leave a comment

Vụ án Xét lại (phần 2 và phần 3)

Ông Lê Hồng Hà là một cán bộ công an cao cấp lúc ấy là Vụ trưởng Vụ Tổng hợp thuộc Bộ Công an. Năm 1967 khi xảy ra vụ án xét lại chống đảng thì ông không có trách nhiệm điều tra hay phá vụ án này. Lúc ấy ông chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp của Bộ Công an, tuy không tham gia phá án nhưng ông biết diễn biến của nó.
Theo ông Lê Hồng Hà kể với chúng tôi thì thời gian sau này vào năm 1993, ông Nguyễn Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Bảo vệ Đảng của Ban Tổ chức Trung Ương nhận thấy sự oan ức của những người bị bắt và cảm thấy hối hận vì đã im lặng nên đã tới gặp ông Lê Hồng Hà và bàn bạc nên đem vụ này ra Trung ương để cứu xét lại cho các nạn nhân bị bắt, tuy nhiên Lê Đức Thọ đã cương quyết không chấp nhận. Continue reading

Posted in Sử Liệu | Leave a comment

Tướng Giáp

Mưu lược và quyết liệt không chỉ trong những cuộc chiến quy ước như Điện Biên Phủ, năm 1946, khi Hồ Chí Minh đi Pháp nhân Hội nghị Fontainebleau, ở Hà Nội, Tướng Giáp đã cùng với Trường Chinh thanh trừng đối lập gần như triệt để. Nhưng trước những đối thủ chính trị nhân danh Đảng, tướng Giáp trở nên cam chịu và thụ động. Có lẽ lòng trung thành với tổ chức và ý thức tuân thủ kỷ luật đã rút đi thanh gươm trận của ông. Continue reading

Posted in Sử Liệu | Leave a comment

Thủ đoạn tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam của Minh Thành Tổ trong cuộc chiến tranh xâm lược 1406-1407

Thử lần tìm cái động cơ chính ẩn trong đạo sắc văn này. Tên vua Minh nói: tất cả những gì thuộc nền văn hóa chính quốc Trung Hoa, kể cả sách kinh của Phật và Lão, đều được giữ lại đầy đủ. Trái lại, bao nhiêu trước tác thuần túy Việt Nam thì đều phải phá hủy. Vậy ra, sự lựa chọn của y chẳng phải là đạo Nho hay một hệ tư tưởng chính thống nào cả. Đối với người Giao Chỉ cũng như các dân tộc bị y xâm lược, y chỉ cần một sự lựa chọn đơn giản, mà lại thực dụng hơn nhiều: hãy bắt họ từ bỏ tất cả những gì sinh ra trong đầu óc của chính dân tộc họ kể cả trong quá trình tiếp nhận những gì là vốn liếng tinh thần của “nước mẹ Đại Minh”. Ý hẳn Hoàng đế nhà Minh muốn bắt các dân tộc thôi đừng có tự mình tư tưởng nữa. Mà không tư tưởng, thì có nghĩa là… không tồn tại. Continue reading

Posted in Đảng CSVN, Sử Liệu, Trung Quốc | Leave a comment

Phản biện lập luận của nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa

Người đọc sách luôn luôn kính trọng các nhà biên khảo đã ra công tham khảo nhiều thư tịch, cung cấp tài liệu chính xác, dựa vào chính luận để hướng dẫn độc giả thấy được sự thực. Ngoài ra cũng có những tác giả với ý đồ xấu, cũng tham khảo nhiều tư liệu, nhưng nhằm mục đích tung lên trái hỏa mù, lập luận giả thực lẫn lộn; nhắm lôi kéo độc giả hiểu theo điều mình muốn, những người này bị các nhà Nho xưa chê là “đa thư loạn tâm.” Continue reading

Posted in phản biện, Sử Liệu | Leave a comment

Tìm hiểu các mô hình mốc giới được cắm trên đường biên giới Việt Trung theo các công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895

Những ngày vừa qua, trên một số trang blog và báo chí, có đăng tải một số hình ảnh và phụ chú theo đó phía Trung Quốc đang có phong trào đào lấy các cột mốc biên giới cắm theo công ước Pháp Thanh 1887 để đưa vào viện bảo tàng. Đây là một việc làm khuất tất vì các cột mốc này là các di vật lịch sử, thuộc chủ quyền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc (ngoại trừ một số mốc kép cắm dọc theo sông Ka Long ở vùng giáp ranh Móng Cái). Phía Trung Quốc không thể đơn phương tự tiện lấy các mốc này làm của riêng. Continue reading

Posted in biên giới, Sử Liệu, Trung Quốc | Leave a comment

Hoàng Sa 1956, khi “đường luỡi bò” chưa ra đời!

Việc Cục Đo đạc bản đồ quốc gia Trung Quốc khơi khơi dựng bản đồ trực tuyến Map World thể hiện “đường luỡi bò” bao trùm lên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt … Continue reading

Posted in Biển Đông, Hoàng Sa, Sử Liệu, Trung Quốc | Leave a comment

Tây Sa và Nam Sa chưa từng được ghi nhận trong lịch sử phương chí Trung Hoa

TTCT – Phương chí, với nghĩa “chép rõ về một nơi”, là thuật ngữ để gọi chung cho loại sách địa lý đặc thù của Trung Quốc, trong đó gồm các loại: tổng chí (chép về cả nước), thông chí … Continue reading

Posted in Hoàng Sa, Sử Liệu, Trung Quốc, Trường Sa | Leave a comment

Giới thiệu bộ hồ sơ “Ty Khí tượng tại đảo Hoàng Sa” vừa phát hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Liên tiếp trong vài năm qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện được nhiều văn bản quý giá liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa(*) và đã chuyển giao cho Bộ … Continue reading

Posted in Hoàng Sa, Sử Liệu, Trường Sa | Leave a comment

Vụ Nhân văn – Giai phẩm từ góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành (kỳ 4)

IV- Hậu Nhân Văn Giai Phẩm Nhân văn Giai Phẩm tuy bị dập tắt nhưng nó có sức sống bất diệt, cứ âm thầm thao thiết chảy dưới bề mặt của chế độ toàn trị. Những gì tinh túy của … Continue reading

Posted in Sử Liệu, văn hoá | Leave a comment