Category Archives: Quốc Tế

Những đền đài xây bằng nước mắt

Tháng Năm vừa rồi, thế giới chia tay với một vị tổng thống kỳ lạ nhất thế giới, ông Jose Pepe Mujica. Từ giã chính trường Uruguay vào năm 79 tuổi, ông Mujica làm nhiều người sửng sốt khi chọn một cuộc sống đạm bạc vì thấy nhân dân mình còn nghèo khổ. Mỗi ngày ông đi làm trên chiếc xe hơi sản xuất vào năm 1987 và từ chối ở trong một dinh thự tráng lệ của chính phủ, chỉ sống trong ngôi nhà cũ kỹ của mình ở ngoại ô Montevideo.
Trả lời phỏng vấn với tờ Guardian, ông Mujica nói rằng ông thấy mình “lố bịch khi tận hưởng giữa sự khó khăn của đồng bào mình”. Continue reading

Posted in Lên Tiếng, Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 20)

CHÚNG THƯỜNG ĐẾN GIỮA ĐÊM. Xe bọc thép Bulgaria thường quần quanh các làng, đèn pha sáng choang và tiếng la hét của lính tráng khiến mọi người đang say ngủ phải bật dậy, ra khỏi giường. Và rồi khủng bố bắt đầu.
Dân quân, theo lời nhiều nhân chứng kể lại, xộc vào từng căn nhà của người sắc tộc Thổ. Súng lăm lăm trên tay, chúng chìa ra trước mặt chủ nhà tờ giấy. Đó là lá đơn trên đó chủ nhà được lệnh phải viết tên họ kiểu Slav của mình và của từng người trong nhà, thay cho tên Hồi giáo họ được đặt từ khi chào đời. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 22)

Ông có lúc dài dòng lắm lời nhưng rất biết giá trị của việc nói ra những câu chữ cô đọng khó quên. Ông, đúng ra ông và Gennadi Gerasimov – người phát ngôn chính kiêm nhà tư vấn về quan hệ công chúng cho Gorbachev, tướng cao, tóc đen, dễ gần và lanh lợi, cựu Đại sứ Liên Xô tại Bồ Đào Nha – đã ghim được một câu đúc kết chính sách đối ngoại của Gorbachev đối với các nước chư hầu Liên Xô. Ông nói: Học thuyết Brezhnev đã chết. Giờ đây Liên Xô tiến hành Học thuyết Sinatra, “Bạn biết bài hát ‘My Way’ chứ? Đúng vậy … các nước này, họ đều có thể đi theo đường lối của họ.” [“My Way” (đường tôi đi): bài hát nổi tiếng được danh ca Frank Sinatra thể hiện.] Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 21)

Gorbachev ngày càng xem thường các thủ lĩnh quân đội. Từ đó trở đi trong các phiên họp, ông thường châm chọc, khiêu khích và có thể nói với bất cứ ai mặc quân phục chung quanh ông những câu đại loại như: “Vâng, thưa đồng chí đại tướng, ta tính xua quân đánh nước nào hôm nay đây?”. Quân đội cay cú bất mãn khi bị đối xử như thế.
Trước mắt, Gorbachev có vẻ thắng thế, trên cơ các tướng lĩnh. Nhưng họ cũng tìm được cách đả thương Gorbachev để trả đũa. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 19)

Vụ việc cũng ảnh hưởng sâu sắc tới cá nhân Gorbachev. Một số quan chức gần gũi với Tổng thống Reagan lúc đó tỏ ra hoài nghi, không biết Gorbachev có dám nhấn nút chiến tranh hạt nhân trong trường hợp cần thiết hay không. Một số quân nhân Liên Xô biết Gorbachev sẽ không dám nhấn nút chiến tranh hạt nhân, nên tỏ vẻ xem thường ông.
Không lâu sau thảm họa Chernobyl, Gorbachev dự một cuộc tập trận mô phỏng dưới hầm trú ẩn trong Điện Kremlin. Theo kịch bản, đã đến lúc Liên Xô phải trả đũa cuộc tấn công giả định của Mỹ. Ông Gorbachev sau này kể lại với một cộng sự rằng: “Bàn điều khiển trung tâm hiện ra dấu hiệu cho thấy: nhiều tên lửa đang bay về phía nước ta, hãy đưa ra quyết định. Vài phút trôi qua. Thông tin dồn dập. Đến lúc tôi phải ra lệnh tấn công trả đũa. Nhưng tôi đã nói ‘Không. Tôi sẽ không nhấn nút, dù chỉ với mục đích tập trận’”. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 18)

TRÊN ĐẤT NƯỚC RUMANI dưới thời Ceausescu, ngày 26/1 là ngày trọng đại nhất trong năm. Lễ Giáng sinh đương nhiên bị cấm. Ngày Giải phóng, đánh dấu kết thúc Thế chiến II, chỉ được ăn mừng chiếu lệ. Lễ Lao động 1/5 là lễ lớn, với những cuộc duyệt binh hoành tráng khắp các thành phố lớn, nhưng chính ngày sinh của nhà độc tài mới là ngày lễ được chế độ phù phép trở thành một cuộc liên hoan vĩ đại để đánh dấu cuộc đời và sự nghiệp của một con người.
Tuy nhiên, hầu hết người dân Rumani lại xem đó là ngày dở hơi nhất để ăn mừng – cũng dễ hiểu vì nhân vật tự xưng là “Lãnh tụ Anh minh và Vĩ đại” Ceausescu đã đưa cả nước vào vòng cùng quẫn. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 17)

Câu hỏi đặt ra là: Nếu thực sự tin điều này, tại sao Liên Xô lại kiên quyết chống kế hoạch SDI? Các trợ lý của Gorbachev cho rằng Gorbachev chống vì lý do chính trị nhiều hơn vì lý do chiến lược. Vì nếu Mỹ càng chi để phát triển công nghệ SDI, thì Gorbachev càng gặp áp lực từ phía quân đội Liên Xô đòi ông phải cạnh tranh. Và Gorbachev sẽ càng gặp khó trong việc cắt giảm ngân sách vũ trang khổng lồ, giành tiền cho chi tiêu nội địa nhằm cứu sống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 16)

Khi tình hình kinh tế ngày càng tệ, ông lại lội ngược dòng cải cách mà ông đã hình thành và chỉ đạo. Ông cho đàn áp nhóm Vòng tròn Danube, nhưng khi thấy mức độ ủng hộ rộng rãi dành cho nhóm, ông đã lui binh để tránh một trận đối đầu nghiêm trọng. Ông tuyên bố trong chỗ thân cận rằng mình không có thì giờ cho Gorbachev, người ông gọi là “tay mới phất”.
Kadar trông ngày càng giống một lãnh tụ rập khuôn Stalin lỗi thời, và các cán bộ Đảng trẻ tuổi nhiều triển vọng chung quanh ông ngày càng công khai nói rằng đồng chí Kadar đã ngồi đó lâu quá rồi. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 15)

CHỈ VÀI NGÀY SAU KHI NHẬM CHỨC, Mikhail Gorbachev đã chứng tỏ mình là một lãnh tụ kiểu mới ở Kremlin. Chiến dịch quan trọng đầu tiên ông phát động sau ba tuần nhậm chức có ý nghĩa trọng đại nhằm chấn chỉnh một thói hư tật xấu lâu đời của người Nga: rượu.
Đó là một chính nghĩa cao cả, đáng dấn thân chiến đấu, và ông đã xốc tới với tinh thần lạc quan, hăng hái, đam mê, pha chút cao đạo, và khả năng khéo léo lôi kéo người khác về phía mình, nhất là lúc bắt đầu. Continue reading

Posted in Nga, Quốc Tế | Leave a comment

CÁCH MẠNG 1989 (kỳ 14)

Vào lúc này, quan hệ của Đông Đức với người trung gian Franz Josef Strauss vẫn tiếp tục diễn ra trong một thương vụ kỳ quái: Golodkowski gặp Strauss để thương lượng vụ mua bán với anh em nhà Marz, người điều hành đại công ty buôn thịt gia súc ở Bavaria, Tây Đức. Anh em nhà Marz mua một khối lượng rất lớn thịt heo và bò giá rẻ từ Đông Đức nhưng không ghi sổ sách, dù là sổ Đông hay Tây Đức. Bù lại, hai anh em triệu phú hàng thịt sẽ thanh toán bằng tiền mặt để người đứng đầu Ko-Ko cất trong vali cầm tay đích thân mang về nước.
Lương tâm Golodkowski thanh thản. Đông Đức không thể tiếp tục cách sống quen thuộc nếu không có ông, hoặc ai đó giống ông. Ông nói: “Đó chỉ là công việc thôi mà. Tôi phải mua cho Honecker độ đồ vía bảnh bao chứ”. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment