- Sáng lập:
Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng
Điều hành:Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]
Liên lạc: bauxitevn@gmail.com
boxitvn.blogspot.com - boxitvn.online - FB Bauxite Việt Nam -
Các bài mới đăng:
- Nhà nước tinh gọn 26/11/2024
- Chống lãng phí: Có chống được không? (Kỳ 8) 26/11/2024
- Liệu Nga có giao chiến với khối NATO không? 26/11/2024
- Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 24/11/2024 25/11/2024
- Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm muốn cách mạng hệ thống chính trị… 25/11/2024
- Tinh gọn cái tên 25/11/2024
- Nếu có tiền, tôi cũng mua! 25/11/2024
- Tiến sĩ đạo văn là lỗ hổng lớn trong giám sát học thuật 25/11/2024
- Phản hồi góp ý (*) 25/11/2024
- Chúc mừng bác Đinh Thế Huynh 24/11/2024
- Trump, Tập và Putin: mối tình tay ba bất ổn với những rủi ro mang tầm quan trọng toàn cầu 24/11/2024
- Ukraine: sau 1.000 ngày chiến tranh, Âu châu phải chuẩn bị cho một thỏa thuận hòa bình do Trump làm trung gian, bằng cách khẳng định lợi ích của riêng mình 24/11/2024
- Musk Tổng thống ngầm đằng sau 24/11/2024
- Nghĩa của “quan họ” như một làn điệu dân ca Việt Nam 24/11/2024
- Không có gì mà Trump không dám 22/11/2024
- Mong giải một nỗi oan trễ tràng 22/11/2024
- Hãy bắt đầu cách mạng từ một tỉnh 22/11/2024
- Thư ngỏ gửi Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Nguyễn Thanh Lâm 22/11/2024
- Dạy thêm học thêm 22/11/2024
- Những người treo cờ 21/11/2024
Tìm kiếm bài cũ
-
Các bài mới đăng:
- Nhà nước tinh gọn 26/11/2024
- Chống lãng phí: Có chống được không? (Kỳ 8) 26/11/2024
- Liệu Nga có giao chiến với khối NATO không? 26/11/2024
- Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 24/11/2024 25/11/2024
- Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm muốn cách mạng hệ thống chính trị… 25/11/2024
- Tinh gọn cái tên 25/11/2024
- Nếu có tiền, tôi cũng mua! 25/11/2024
- Tiến sĩ đạo văn là lỗ hổng lớn trong giám sát học thuật 25/11/2024
- Phản hồi góp ý (*) 25/11/2024
- Chúc mừng bác Đinh Thế Huynh 24/11/2024
- Trump, Tập và Putin: mối tình tay ba bất ổn với những rủi ro mang tầm quan trọng toàn cầu 24/11/2024
- Ukraine: sau 1.000 ngày chiến tranh, Âu châu phải chuẩn bị cho một thỏa thuận hòa bình do Trump làm trung gian, bằng cách khẳng định lợi ích của riêng mình 24/11/2024
- Musk Tổng thống ngầm đằng sau 24/11/2024
- Nghĩa của “quan họ” như một làn điệu dân ca Việt Nam 24/11/2024
- Không có gì mà Trump không dám 22/11/2024
- Mong giải một nỗi oan trễ tràng 22/11/2024
- Hãy bắt đầu cách mạng từ một tỉnh 22/11/2024
- Thư ngỏ gửi Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Nguyễn Thanh Lâm 22/11/2024
- Dạy thêm học thêm 22/11/2024
- Những người treo cờ 21/11/2024
Category Archives: Quốc Tế
CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 49)
Rita Klimova là người đặt tên “Cách mạng Nhung”. Bà từng làm giảng viên chính trị học tại Đại học Charles cổ kính ở thủ đô Praha, và cũng là phát ngôn viên vô cùng uyên bác của phe đối lập, lực lượng đã tống tiễn những người cộng sản Tiệp Khắc rời khỏi quyền lực.
Vóc nhỏ nhắn, tóc vàng óng, Klimova nói tiếng Anh cực chuẩn với giọng Manhattan kiểu West Side. Số là vì lúc còn bé bà từng đi học ở New York, nơi người cha, nhà văn cánh tả Batya Bat, đến định cư sau khi đào thoát khỏi Đức Quốc xã năm 1938. Khi Thế chiến II kết thúc, gia đình bà trở về Praha. Continue reading
Posted in Quốc Tế
Leave a comment
CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 48)
TRONG KHI THẾ GIỚI ĐANG CHÚ Ý theo dõi tình hình Berlin thì có tin nhà độc tài cai trị Bulgaria 30 năm bị lật đổ trong một cuộc đảo chính gọn gàng, có kế hoạch.
Nhà độc tài Todor Zhivkov không bị lật đổ vì quyền lực nhân dân trên đường phố như ở Berlin. Ông cũng không thương lượng để thoái vị như người cộng sản đã làm ở Ba Lan và Hungary. Ông mất ngôi trong một cuộc cách mạng cung đình do một nhóm nhỏ những tay chân cao cấp nhất của ông tiến hành.
Một trong những kẻ bợ đỡ ông trước đây, giờ tham gia nhóm đảo chính, nói Zhivkov có “bản năng ‘đánh hơi nguy hiểm’ như một con lợn rừng”. Nhưng nhà độc tài thối nát ở thủ đô Sofia này lại xem thường những âm mưu chống lại mình, vì nếu không, ông đã tìm cách ngăn cản. Tuy vậy, cuối cùng ông đã phải ngoan ngoãn ra đi, vì sợ bị giết.
Có một trùng hợp thích đáng là biểu tượng của chế độ cộng sản già nua rệu rã ở Sofia đã bị lật đổ hai tiếng trước khi Bức tường Berlin sụp đổ. Cả hai đều yếu hơn người ta tưởng nhiều. Continue reading
Posted in Quốc Tế
Leave a comment
CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 47)
TRONG THẾ BỊ ĐỘNG, CHÍNH QUYỀN ĐÔNG ĐỨC đã mở cửa Bức tường Berlin vì nhầm lẫn. Điều đó đáng lẽ đã không xảy ra, ít nhất là không xảy ra vào ngày thứ năm hôm ấy, hoặc không xảy ra giống như thế. Một nhà ngoại giao hàng đầu nhận xét đây là “một trong những nhầm lẫn hành chính lớn nhất trong … lịch sử”, và nhầm lẫn đó đã khiến nhà nước Đông Đức trên thực tế không còn tồn tại vào khoảng 10 giờ 45 phút, tối thứ năm 9/11/1989.
Sáng hôm ấy, một sáng cuối thu khá bình thường, trời nhiều mây xám, có chút sương mù, nhiệt độ khoảng 10 độ C, không khí hơi có mùi lưu huỳnh, vì ô nhiễm thường bao trùm thành phố mỗi khi gió đông thổi về. Trong nhiều tuần qua, không khí bất ổn cũng bao trùm Đông Đức, nhưng không có gì báo hiệu hôm nay sẽ là ngày trọng đại. Continue reading
Posted in Quốc Tế
Leave a comment
CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 46)
NHỮNG NGƯỜI LẬT ĐỔ Honecker tin rằng quần chúng sẽ biết ơn và kính trọng họ. Nhưng họ hoàn toàn sai. Tân Tổng Bí thư Đảng Egon Krenz là người bị dân ghét hạng hai trong nhiều năm qua, chỉ sau Honecker, và trong 46 ngày cầm quyền sắp tới, Krenz từ hạng hai đã lên được vị trí số một.
Cuộc biểu tình lớn đầu tiên đòi ông từ chức xảy ra ngay trong đêm Krenz lên thay Honecker. Mặc dù bây giờ Krenz cố tỏ ra mình là một nhà cải cách, là một người luôn muốn Đông Đức thay đổi theo hướng tự do, không còn ai tin ông. Continue reading
Posted in Quốc Tế
Leave a comment
CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 45)
NẾU CÓ ĐIỀU GÌ LÃNH TỤ LIÊN XÔ GORBACHEV không muốn làm nhất vào cuối tuần 7/10/1989 thì đó là việc đi Đông Berlin. Ông đã phàn nàn về chuyến đi này nhiều lần với cố vấn đối ngoại Anatoli Chernyaev, nhưng rõ ràng đây là việc không thể né tránh. Là lãnh tụ Đảng Cộng sản Liên Xô, ông không thể vắng mặt trong lễ kỷ niệm 40 năm Quốc khánh Đông Đức.
Gorbachev vẫn nghĩ Đông Đức ra đời là cần thiết và quan trọng cho quyền lợi của Liên Xô, bây giờ cũng như trước đây, nhưng ông ghê sợ một Đông Đức biến dạng như hiện tại, và đặc biệt ông ghét lãnh tụ Đông Đức Honecker và nhóm tay chân bảo thủ kiểu Stalin vây quanh. Continue reading
Posted in Quốc Tế
Leave a comment
CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 44)
ÍT PHÚT SAU 7 GIỜ SÁNG ngày 24/8/1989, trong vòng bí mật tuyệt đối, Thủ tướng Hungary Miklos Nemeth và Ngoại trưởng Hungary Gyula Horn đã đáp máy bay từ Budapest qua Tây Đức, đến thủ đô Bonn. Họ muốn càng ít người biết nơi họ đến càng tốt. Nơi họ đến là tòa lâu đài có từ thời trung cổ tại Schloss Gymnich, cách Bonn 25 km về phía nam, nơi chính quyền Tây Đức thường tiến hành các hội nghị ngoại giao cấp cao.
Hai ngày trước, Thủ tướng Nemeth đã yêu cầu Đại sứ Hungary tại Bonn, Istvan Horvath, sắp xếp cuộc gặp sớm nhất có thể với Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl. Nemeth kể lại: “Chúng tôi không nói sẽ họp về việc gì, chỉ nói cuộc họp rất quan trọng, không chỉ cho chúng tôi mà cho họ nữa.” Phía Hungary còn đưa thêm một yêu cầu khác, đó là Tây Đức giữ bí mật tuyệt đối cuộc họp này. Đặc biệt, họ không muốn Đông Đức biết cuộc họp diễn ra, cho đến khi đã xong xuôi. Continue reading
Posted in Quốc Tế
Leave a comment
CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 43)
TRONG VAI TRÒ “NGƯỜI LẬP VUA”, Walesa có ba ứng viên cho chức Thủ tướng. Cả ba đã từng ở tù với thời hạn khác nhau vì bị chính quyền cộng sản kết tội phá hoại.
Bất cứ ai trong ba vào vai Thủ tướng chính phủ của một nước Khối Warsaw đều chắc chắn sẽ làm Chủ tịch Rumani Ceausescu và Chủ tịch Đông Đức Honecker kinh hoàng. Lúc này hai ông cũng không còn hy vọng Liên Xô sẽ can thiệp để giúp chủ nghĩa xã hội không sụp đổ ở Ba Lan. Continue reading
Posted in Quốc Tế
Leave a comment
CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 42)
Hoàng thân Habsburg bị cấm đặt chân đến Hungary mãi đến mùa thu 1988. Lý do cũng dễ hiểu, ông là con vua và hiện vẫn còn một số người Hungary trung thành với hoàng gia. Họ thỉnh thoảng giương cờ và phù hiệu hoàng gia Habsburg trong các cuộc biểu tình, như biểu tình chống xây đập ngang Sông Danube và biểu tình đòi chính quyền đối xử tử tế hơn với người tị nạn gốc Hung đến từ Transylvania thuộc Rumani. Dù đây là một nhóm có hoạt động rất nhỏ nhưng để ngăn ngừa trước mọi rủi ro, chế độ đã cấm ông không được vào Hungary trong nhiều thập niên. Continue reading
Posted in Quốc Tế
Leave a comment
CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 40)
ĐẾN 9 GIỜ SÁNG THÌ ĐÃ CÓ HƠN 200.000 NGƯỜI đứng kín Quảng trường Anh hùng, nơi hầu hết những anh hùng liệt sĩ Hungary được tưởng nhớ. Đây là một quảng trường nhìn rất ấn tượng, thiết kế theo lối tân-cổ-điển, với những hàng tượng đậm chất sử thi.
Đám đông càng lúc càng nhiều người, tràn qua cả Đại lộ Nhân dân rộng lớn và Công viên Thành phố cạnh bên. Họ đến vì Imre Nagy, lãnh tụ chính trị của Cuộc Nổi dậy 1956, một nhân vật mà tên tuổi trong suốt 33 năm qua gần như là điều cấm kỵ, không ai được nhắc tới.
Năm 1958, hai năm sau cuộc nổi dậy, Nagy bị chế độ treo cổ xử tử, nhưng giờ đây, năm 1989, ông được cải táng trong một nghi lễ hoành tráng và đầy cảm xúc. Nói cách khác, đây là đám tang của một người đã chết từ lâu, nhưng mọi người chứng kiến ngày trọng đại này đều có thể thấy: đám tang cũng chôn cất và tống tiễn cả một thời kỳ lịch sử Hungary. Continue reading
Posted in Quốc Tế
Leave a comment
CÁCH MẠNG 1989 (Kỳ 39)
Bản thân Tướng Jaruzelski cũng điểm lại tình hình và bắt đầu do dự. Suốt ba tuần, ông nói xa nói gần đến việc ông sẽ không tranh cử nếu đất nước không còn cần ông. Như nhận xét của các trợ lý, ông nói thế lúc đầu chỉ để tỏ ra mình không tham quyền cố vị. Còn trên thực tế, vì ông đã cầm quyền và quyết chí cầm quyền quá lâu, ông khó có thể tưởng tượng ra cảnh mình sẽ phải cáo quan về vườn. Nhưng, nếu các số liệu bầu cử không thuận lợi thì ông có thể sẽ nghĩ lại và từ chối đề cử.
Ông nói với các cố vấn rằng ông “không muốn lén lút leo lên chức Tổng thống”, và ông cũng không muốn nhục nhã trước nhân dân một lần nữa sau vòng bầu cử thảm họa vừa diễn ra. Continue reading
Posted in Quốc Tế
Leave a comment