Category Archives: Lên Tiếng

Một nền chính trị cần được thay đổi?

Tố Hữu nói đến tình cảm căm giận mà những thiếu niên theo cách mạng cộng sản trước kia phải ghi nhớ để chống lại những kẻ thù của cách mạng. Điều trớ trêu là blogger Dân Nguyễn trích dẫn hai câu thơ này vào trường hợp em Nguyễn Mai Trung Tuấn, bị tòa án của cách mạng ở thế kỷ 21 kêu một bản án nặng nề. Liệu Nguyễn Mai Trung Tuấn sẽ căm thù cách mạng?
Trên trang blog của nhà báo Đoan Trang, người ta tìm thấy đến hai bài mới nhất trình bày những khía cạnh pháp lý và nhân đạo mà tòa án của Việt Nam đã phạm sai lầm khi đưa ra một bản án quá nặng nề cho một trẻ em còn ở tuổi vị thành niên. Đoan Trang cũng là một trong một số người gửi thư đến ông Bộ trưởng Bộ giáo dục nói rằng Nguyễn Mai Trung Tuấn phải được hưởng quyền được giáo dục. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Người Trung Quốc nắm 137 “lô đất nhạy cảm” ở Đà Nẵng?

Một con đường tại Quận Ngũ Hành Sơn. Bí thư Quận ủy quận Ngũ Hành Sơn cho biết đã phát hiện 71 cá nhân là người Việt đứng tên mua 137 lô đất trên địa bàn quận này cho người Trung Quốc.
Vấn đề người Trung Quốc “núp bóng” người dân Đà Nẵng, mua hơn 100 khu đất gần khu vực quân sự, đang trở thành một chủ đề nóng tại thành phố được coi là mang tính chiến lược ở miền trung.
Báo chí trong nước dẫn lời ông Đào Tấn Bằng, Bí thư Quận ủy quận Ngũ Hành Sơn, cho biết đã phát hiện 71 cá nhân là người Việt đứng tên mua 137 lô đất trên địa bàn quận này cho người Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi được VOA Việt Ngữ gọi điện hỏi, ông Bằng đã từ chối trả lời. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

PHẢI CHĂNG TIẾN SĨ NGUYỄN BÁ HẢI CÓ NHẦM LẪN?

Qua VTV1 tôi đã theo dõi bài tham luận của Tiến sĩ (TS) Nguyễn Bá Hải tại Đại hội thi đua toàn quốc sáng ngày 7 tháng 12. Ngoài sự cảm phục hết lòng tôi muốn trao đổi vài ý kiến với TS Hải và các bạn đã hoặc sẽ tiếp nhận bài tham luận đó. TS Nguyễn Bá Hải đã thể hiện là một trí thức trẻ có nhiều sáng tạo xuất sắc như chế tạo kính mắt thần, rôbôt, nâng cao chất lượng nông sản, thật sự xứng đáng thay mặt cho trí thức báo cáo thành tích trước toàn dân, nhưng trong bài tham luận có chỗ tôi hơi băn khoăn. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Việt Nam trước thách thức cải cách toàn diện

Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra nhận định là Việt Nam cần phải cải cách toàn diện và quyết liệt khi thực hiện những cam kết của Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP. Đây là những khuyến cáo rõ rệt nhất từ trước tới nay, được các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đưa vào bản báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam công bố ngày 2/12/2015 tại Hà Nội. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Ai sẽ có gan thuê ông Luật sư nguyên cựu điều tra viên “nói dối trơ trẽn” đi cãi cho mình?

Đọc những lời nói dối trơ trẽn của điều tra viên Cao Văn Hùng mà thêm tởm lợm. Nhưng oan sai là câu chuyện không chỉ của một con người.
Các cơ quan tố tụng đã không có công lao gì trong việc minh oan cho cho ông Huỳnh Văn Nén hay, trước đó, ông Nguyễn Thanh Chấn. Nếu thủ phạm không đầu thú trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang hay người bạn tù giang hồ không có chút nghĩa hiệp, trong vụ Huỳnh Văn Nén, thì ông Nén, ông Chấn đã phải bị bắn hoặc rũ tù.
Làm sao bắt một người vô tội chứng minh là họ bị bức cung, nhục hình khi họ đã bị còng tay trong bốn bức tường của nhà tù. Nhưng một người thơ ngây nhất cũng phải biết tự hỏi làm sao một người vô tội lại có thể khai ra các tình tiết giết người mà họ không hề thực hiện. Continue reading

Posted in Lên Tiếng, phản biện | Leave a comment

Hòa giải, 1975-2015

Hòa giải là vấn đề mấu chốt của Việt Nam từ 1975 đến nay. Nó là chiếc chìa khoá thiết yếu có khả năng mở ra rất nhiều cánh cửa: dân chủ, phát triển, và nhất là đoàn kết dân tộc, trước họa mất chủ quyền trên cả lãnh thổ lẫn lãnh hải vào tay Trung Quốc ngày càng hiển hiện trước mắt. Thế nhưng, cho đến nay, vẫn luôn luôn có hai cách đặt vấn đề hòa giải – một của “bên thắng cuộc”, một của “bên thua cuộc” – để rơi vào bế tắc. Như thể người Việt Nam vẫn chưa thực tâm mong muốn, chưa sẵn sàng hòa giải với nhau.
Cách thứ nhất là kêu gọi hòa giải song song với sự từ chối công nhận cuộc chiến tranh vừa qua là một cuộc nội chiến, hay ít ra, có khía cạnh nội chiến. Bởi nếu không phải là nội chiến thì vì sao phải hòa giải, ai hòa giải với ai, và hòa giải nhằm mục đích gì? Kêu gọi kiểu đó là nêu lên một vấn đề lịch sử mà không có tác nhân lịch sử – nói theo cách trừu tượng của sử gia; nghĩa là chẳng khác nào mang vở Hamlet của Shakespeare ra diễn mà không có Hamlet, với xâu xé bi kịch “to be or not to be” của nhân vật – nói theo kiểu khôi hài của những người cùng xứ sở với tác giả. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Bản Lên Tiếng Yêu Cầu Trả Tự Do Cho Các Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2015

Vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền nhằm định ra một khuôn mẫu chung về quyền con người mà mọi quốc gia và mọi dân tộc cần đạt tới. Hơn 65 năm sau, những gì ghi trong Bản Tuyên Ngôn này vẫn là một chuẩn mực mà mọi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc đều phải tôn trọng.
Là một nước thành viên của Liên Hiệp Quốc và hiện nay cũng là một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, lẽ ra Việt Nam phải đi đầu trong việc tôn trọng các chuẩn mực của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và tuân thủ những công ước quốc tế về nhân quyền đã ký kết, như Công ước Quốc tế về Quyền Tự do Dân sự và Chính trị, Công ước Quốc tế về Quyền Tự do Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Nhưng những gì đã và đang xảy ra tại Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại. Các quyền con người vẫn tiếp tục bị chà đạp, việc bắt bớ và giam cầm tùy tiện vẫn tiếp tục xảy ra. Nghiêm trọng hơn là trong nhà tù của Việt Nam, có những người đã bị giam giữ nhiều năm, với những bản án nặng nề, chỉ vì họ đã thực thi các quyền về tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận hay tự do hội họp và lập hội. Tiếp tục giam cầm các tù nhân lương tâm này là chà đạp trắng trợn lên tinh thần của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Sinh tồn, phát triển hay tiêu vong?

Một số người Việt tỉ mẩn tổng kết lịch sử đất nước cho rằng kể từ thời tự chủ (nhà Ngô – thế kỷ thứ 10) cho đến nay, dân Việt dành đến 2/3 thời gian để chống ngoại xâm (chủ yếu là từ phương Bắc) và 100/100 thời gian để “tranh bá đồ vương” với nhiều tên gọi: loạn, giặc, nổi dậy, khởi nghĩa, cách mạng… Do đó Việt Nam sinh tồn đã khó nói gì đến phát triển, tiến bộ.
Lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam từ khi Ngô vương Quyền đánh bại quân Nam Hán với Bạch Đằng Giang lừng lẫy (năm 938) – nhà sử học Ngô Thì Sĩ (thế kỷ 18) đánh giá: “Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu” – thiết lập nền độc lập, tự chủ cho quốc gia Việt trải qua Đinh, tiền Lê, Lý, Trần, Hồ (Quí Ly), hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn, Hồ (Chí Minh) triều đại nào cũng phải chống trả ngoại xâm. Tương ứng với các triều đại của Việt Nam, phương Bắc thì có Nam Hán, Tống, Nguyên Mông, Minh, Mãn Thanh, Mao (Đặng Tập) và cả của phương Tây (Pháp, Mỹ). Hiện nay là cuộc kháng chiến chống sự xâm lược của Trung Quốc Cộng sản nham hiểm. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Bài phát biểu cảm động của “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén

Tôi tha thiết mong rằng, bằng những đòn roi tôi đã nhận, bằng những oan ức tôi đã trải qua, bằng những tan nát khi gia đình tôi, vợ con tôi nếm trải, các điều tra viên, các kiểm sát viên, các thẩm phán, khi đặt bút phán quyết một điều gì, hãy cân nhắc thật kỹ, hãy suy nghĩ không chỉ bằng lý trí, mà còn bằng pháp lý để không làm oan cho bất kể ai.
Bởi dù oan ức một ngày, thì có thể tiêu tan cả đời.
Tôi mong các cơ quan tố tụng, hãy nghĩ đến trường hợp oan sai của tôi, như là oan sai đối với người thân của mình. Tôi mong, các ông bà, hãy đặt vào hoàn cảnh của tôi, để đưa ra một bản án hợp để người chịu án tâm phục khẩu phục. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

“Bụi Chương Mỹ” không vô ích!

Tháng 11/2015 đã khép lại. Nhưng công bằng thì lịch sử nghề nghiệp luật sư sẽ phải dành một trang đặc biệt để ghi nhận về thời điểm tháng 11/2015, một tháng với quá nhiều biến động đối với nghề nghiệp luật sư. Biến động không đến từ các hoạt động thuần túy tố tụng hay tư vấn là những hoạt động chuyên môn thường nhật của nghề nghiệp luật sư, mà lại xuất phát từ các hoạt động ngoài chuyên môn. Theo đó, công chúng được dịp chứng kiến sự thử thách đến với luật sư, sự trả giá của luật sư, nhưng cũng kèm theo sự thu hoạch cho nghề nghiệp luật sư, mà phần quan trọng là dần giúp định hình nghề nghiệp theo chiều hướng tiệm cận hơn với thế giới văn minh, ít nhất cũng ở sự điển chế của pháp luật. Thế nhưng, ý nghĩa tích cực nhất là đã đánh thức đến phần sĩ diện nghề nghiệp tưởng chừng đã ngủ quên trong sự sợ hãi chung thân của mỗi luật sư hành nghề tại xứ sở này… Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment