Category Archives: phản biện

Vài nhận định sai lầm của Karl Marx về quan điểm của Adam Smith

Khởi đầu tiểu luận này tôi đặt vấn đề là Marx có giải thích trung thực các kinh điển của khoa kinh tế chính trị học không. Đến đây thì ta đã rõ là quan điểm của Marx về Smith không phải là kết quả của một sự phân tích cẩn trọng về tư tưởng của Smith trong bối cảnh lịch sử và hệ thống. Marx đã xem Smith là „đại biểu khoa học của giai cấp tư sản”, mà lý thuyết này thực ra không liên hệ gỉ đến lịch sử mà chỉ biện hộ, mặc dù – như đã minh chứng – đặc điểm lịch sử và phê phán của công trình Smith rất hiển nhiên. Dù những gì Marx nói, Smith không bị đánh lừa bởi bất cứ những biểu hiện công lý trong xã hội dân sự. Lý thuyết của Smith, dù mơ hồ và sai lầm trong một vài khía cạnh, nhưng không hàm chứa những mâu thuẫn căn bản như Marx đề ra. Continue reading

Posted in phản biện | Leave a comment

Kinh hoàng phát ngôn bá đạo của những tờ báo có tên Nhân Dân

Một tờ báo lấy tên Nhân dân, lại cho đăng bài của một kẻ xưng là Việt Kiều Mỹ, xúc phạm niềm tin của gần chục triệu nhân dân (tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam xấp xỉ 10 triệu người). Cuộc kháng chiến chống Pháp đã xa xôi như vậy rồi, mà sự thù nghịch đến nay vẫn còn hiện rõ. Vẫn được báo Nhân dân lên án… vậy thì mấy triệu người miền Nam di tản hồi 1975 khi đọc được bài viết của Trần Chung Ngọc trên báo Nhân dân hôm nay liệu có tin được vào đoàn kết, tha thứ, hòa giải, yêu thương mà nhà nước Việt Nam đang kêu gọi không? Continue reading

Posted in báo chí, phản biện | Leave a comment

Bình luận về phát biểu của ông Nguyễn Đình Lương

Nhận rõ để làm gì? Để hành xử cho đúng từ việc nhỏ đến việc lớn. Nhỏ, là mỗi khi vào nhà nghỉ nhớ niệm ‘Đội ơn World Bank’ [thay cho ‘Ơn Đảng ơn Chính phủ’] cho hợp với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Lớn, là thúc ép chính quyền hội nhập với phương Tây hơn nữa, mà sắp tới đây là TPP”. Continue reading

Posted in phản biện | Leave a comment

Ai sẽ bảo vệ người dân?

Ngày hôm qua, chúng tôi đến thăm giáo dân Mỹ Yên, những người anh chị em của chúng tôi đang bị nhà cầm quyền trấn áp, công kích và cáo buộc một cách bất công.
Hậu quả là hơn 30 người bị trọng thương, trong đó có người bị chấn thương sọ não, chấn thương cột sống khá nặng.
Tại đền thánh Antôn ở Trại Gáo, chúng tôi đã dâng lễ cầu nguyện cho những nạn nhân của bạo lực, đặc biệt là hai giáo dân đang bị giam, những người bị thương và gia đình của họ. Continue reading

Posted in Lên Tiếng, phản biện, Tố Cáo | Leave a comment

Người ta nói “dzậy” mà không phải “dzậy”!

Bài viết thứ hai của Hàn Vĩnh Diệp (tức Diệp Đình Huyên) mà chúng tôi giới thiệu đến quý độc giả là một bài được công bố vào năm 2006. Hiện nay, các trang mạng đăng bài này đều bị … Continue reading

Posted in phản biện | Leave a comment

Thư phúc đáp gửi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam

Tôi hy vọng một khi cuộc trao đổi thẳng thắn giữa chúng tôi với những người có trách nhiệm xung quanh chủ đề “Thác Bản Giốc” được tiến hành thuận lợi thì đó sẽ là điều kiện để ngày càng có nhiều người lên tiếng góp phần làm sáng tỏ những điều lâu nay vẫn còn là uẩn khúc, gây thắc mắc trong dư luận. Trong cuộc trao đổi này, báo chí đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, và để làm được điều đó, những người làm báo cần làm đúng vai trò truyền tải thông tin một cách trung thực, khách quan, không thiên vị. Continue reading

Posted in phản biện | Leave a comment

Phản biện bài viết “Không trộn bảy sắc cầu vồng lấy đâu ra ánh sáng trắng cho mọi người” của ông André Menras – Hồ Cương Quyết

Hôm nay đọc trên trang mạng Bauxite bài viết của ông André Menras – Hồ Cương Quyết (xin viết tắt là HCQ), thực sự rất cảm kích và biết ơn ông HCQ về tấm lòng của một người Pháp say mê Việt Nam đến độ quyết trở thành người Việt. Điều này còn có cơ sở hơn nữa khi tôi nhớ lại những gì mình đã đọc về ông, về những gì ông đã làm trước năm 1975 ở Miền Nam Việt Nam, trong chế độ Việt Nam Cộng hòa… Continue reading

Posted in phản biện | Leave a comment

Sự thật về Thác Bản Giốc: ai là người nhận thức sai lầm?

Ngày 3-9-2013 vừa qua, báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng bài “Sự thật về Thác Bản Giốc và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử”[1], thực ra là một bài phỏng vấn ông Tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, người trực tiếp tham gia đàm phán hoạch định biên giới Việt Nam – Trung Quốc nói chung, khu vực Thác Bản Giốc nói riêng) do phóng viên Hồng Thủy thực hiện. Vì bài phỏng vấn nhằm vào cá nhân tôi và bài viết của tôi nhan đề “Sự thật về Thác Bản Giốc”[2], tôi thấy cần phải làm rõ một số điểm được nêu trong bài phỏng vấn, nhằm tránh sự hiểu lầm cho người đọc. Continue reading

Posted in Lên Tiếng, phản biện | Leave a comment

Đảng Cộng sản Việt Nam Không thuộc Kinh Thánh của mình

Rõ ràng cương quyết giữ độc đảng, không đoàn kết, không liên hợp, thậm chí thủ tiêu những đảng đối lập, đâu có phải là lập trường mác xit, nó chính là phản bội lại chủ nghĩa Mác. Trong khi lên giọng nào là chủ nghĩa Mác là kim chỉ nam, là chủ đạo… nhưng hành động trong hiện thực lại khác, làm sao giữ được tính chính danh, chính thống, mà không khiến cho xã hội nghi ngờ là mình đã đánh mất chính nghĩa lại đang đi theo tà thuyết?
Khi đứng lên làm cuộc Khởi nghĩa Tháng Tám, nhân dân Việt Nam đã chọn cho mình thể chế chính trị dân chủ cộng hòa, đa nguyên đa đảng. Continue reading

Posted in phản biện | Leave a comment

Sự “tương đối” ở đời

Thật là ngẫu nhiên vì ngày hôm trước tôi cũng nhận được email của một người bạn Pháp đang ghé chơi Canada, bạn cũng mách tôi cách tương tự mà anh ta gọi là phương pháp theo Lão tử. Có điều là, theo như anh ta viết thì tôm thuộc nhóm thức ăn nóng tức dương trong khi Th.S. thì xếp tôm thuộc nhóm lạnh tức là âm, thành không biết ai đúng ai sai. Anh nói khi về Pháp sẽ chuyển cho tôi thêm chi tiết. (trích): “Sent: 24 août 2013 : Bonjour Thuy, …Quand je serai de retour en France je vais te scanner et t’envoyer la classification des aliments (approche taoïste) : peut être que comme moi tu manques d’aliments chauds tels que : le poivre, les crevettes, etc.. et que tu prends trop d’aliments froids qui perturbent ta digestion…” Continue reading

Posted in phản biện | Leave a comment