- Sáng lập:
Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng
Điều hành:Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]
Liên lạc: bauxitevn@gmail.com
boxitvn.blogspot.com - boxitvn.online - FB Bauxite Việt Nam -
Các bài mới đăng:
- Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm muốn cách mạng hệ thống chính trị… 25/11/2024
- Tinh gọn cái tên 25/11/2024
- Nếu có tiền, tôi cũng mua! 25/11/2024
- Tiến sĩ đạo văn là lỗ hổng lớn trong giám sát học thuật 25/11/2024
- Phản hồi góp ý (*) 25/11/2024
- Chúc mừng bác Đinh Thế Huynh 24/11/2024
- Trump, Tập và Putin: mối tình tay ba bất ổn với những rủi ro mang tầm quan trọng toàn cầu 24/11/2024
- Ukraine: sau 1.000 ngày chiến tranh, Âu châu phải chuẩn bị cho một thỏa thuận hòa bình do Trump làm trung gian, bằng cách khẳng định lợi ích của riêng mình 24/11/2024
- Musk Tổng thống ngầm đằng sau 24/11/2024
- Nghĩa của “quan họ” như một làn điệu dân ca Việt Nam 24/11/2024
- Không có gì mà Trump không dám 22/11/2024
- Mong giải một nỗi oan trễ tràng 22/11/2024
- Hãy bắt đầu cách mạng từ một tỉnh 22/11/2024
- Thư ngỏ gửi Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Nguyễn Thanh Lâm 22/11/2024
- Dạy thêm học thêm 22/11/2024
- Những người treo cờ 21/11/2024
- Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng? 21/11/2024
- Nhà báo Phạm Chí Dũng mới chỉ đi qua 1/3 chặng đường 15 năm lao tù 21/11/2024
- Vụ Xuyên Việt Oil: Cựu Thứ trưởng khai nhận ‘quà’ hàng chục nghìn USD 21/11/2024
- Lương giáo viên thấp? 21/11/2024
Tìm kiếm bài cũ
-
Các bài mới đăng:
- Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm muốn cách mạng hệ thống chính trị… 25/11/2024
- Tinh gọn cái tên 25/11/2024
- Nếu có tiền, tôi cũng mua! 25/11/2024
- Tiến sĩ đạo văn là lỗ hổng lớn trong giám sát học thuật 25/11/2024
- Phản hồi góp ý (*) 25/11/2024
- Chúc mừng bác Đinh Thế Huynh 24/11/2024
- Trump, Tập và Putin: mối tình tay ba bất ổn với những rủi ro mang tầm quan trọng toàn cầu 24/11/2024
- Ukraine: sau 1.000 ngày chiến tranh, Âu châu phải chuẩn bị cho một thỏa thuận hòa bình do Trump làm trung gian, bằng cách khẳng định lợi ích của riêng mình 24/11/2024
- Musk Tổng thống ngầm đằng sau 24/11/2024
- Nghĩa của “quan họ” như một làn điệu dân ca Việt Nam 24/11/2024
- Không có gì mà Trump không dám 22/11/2024
- Mong giải một nỗi oan trễ tràng 22/11/2024
- Hãy bắt đầu cách mạng từ một tỉnh 22/11/2024
- Thư ngỏ gửi Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Nguyễn Thanh Lâm 22/11/2024
- Dạy thêm học thêm 22/11/2024
- Những người treo cờ 21/11/2024
- Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng? 21/11/2024
- Nhà báo Phạm Chí Dũng mới chỉ đi qua 1/3 chặng đường 15 năm lao tù 21/11/2024
- Vụ Xuyên Việt Oil: Cựu Thứ trưởng khai nhận ‘quà’ hàng chục nghìn USD 21/11/2024
- Lương giáo viên thấp? 21/11/2024
Author Archives: bxvn1
Lại thêm một vụ VEDAN (sông Thị Vải) thứ hai ở VN!
Tôi đã từng đảm nhiệm chức vụ kỹ sư công trình (Project Engineer) lo bảo trì máy móc và nâng cao chất lượng vận hành cho nhiều nhà máy của công ty QIT-Quebec Iron & Titanium Inc. (Sorel, Quebec) trong 12 năm (1980-1992). Tôi đã từng chịu trách nhiệm thiết kế, vẽ sơ đồ, chế tạo thiết bị, làm hồ sơ kỹ thuật, đệ trình ngân sách và đứng ra coi sóc nhà thầu thiết lập hệ thống xử lý nước thải từ nhà máy ra sông St-Laurent (Quebec) đáp ứng yêu cầu của Bộ Môi trường (Environnement Quebec). Mỗi năm nhà máy thải ra sông hàng trăm tấn chất rắn (khoáng sản, quặng, bùn, sỏi đá cát) làm cho đáy sông bị ô nhiễm. Tuy rằng chu trình vận hành của nhà máy không bao giờ sử dụng hóa chất, cho nên mức độ ô nghiễm không nặng nề, không ảnh hưởng động vật, thực vật. Đi máy bay nhìn từ trên cao sẽ thấy một giòng nước đen sì trôi lơ lửng giữa sông, vì là chất rắn nặng hơn nước nên mọi chất thải đều lắng đọng xuống đáy. Mỗi năm, công ty phải mướn nhà thầu sử dụng gầu múc và máy hút để thu hồi chất thải rồi tái sử dụng vào vật liệu xây cất (nhựa đường asphalte). Continue reading
Posted in Tản Mạn
Leave a comment
Thảm họa môi sinh tại Vũng Áng có xin phép
Chỉ đến khi một số ngư dân phát hiện ống thải dưới lòng biển, phát hiện cảnh chất độc tuôn xối xả từ miệng ống và phát hiện cảnh chết sạch tất cả mọi sinh vật, thực vật trong toàn vùng, nhà nước mới ngưng phóng ra các lý cớ vớ vẩn trên báo đài về hiện tượng cá chết trắng bờ – từ lý do bão tố trên trời, đến chất độc do tàu thuyền thả trên mặt biển, đến sóng siêu âm do ai đó phát dưới lòng biển. Nghĩa là đã cố đẩy vấn đề càng xa khu công nghiệp Vũng Áng càng tốt.
Nay khi không còn có thể che đậy đường ống thải dài 1 cây số rưỡi đó nữa, các quan chức lại nhanh chóng cho họp báo để minh định việc công ty Formosa (vốn Đài Loan & Trung Quốc) đặt ống thải là có sự cho phép của nhà nước Việt Nam, tức Formosa vẫn chẳng làm gì sai trái. Continue reading
Posted in kinh tế, Môi Trường
Leave a comment
Xung quanh phát biểu “PHẢI LỰA CHỌN…” của Giám đốc đối ngoại Formosa
Việt Nam có gì hấp dẫn với giới đầu tư nước ngoài? Người ta vẫn nói lao động Việt Nam rẻ. Nhưng có vẻ như giờ cũng không còn rẻ lắm nữa. Chất lượng thì lại kém. Ngoài cái đó ra, tài nguyên thì vừa ít vừa tản mát. Mình chỉ còn hai thứ là du lịch (biến thành chỗ ăn chơi cho người ta) và các ngành công nghiệp cũ kỹ gây hại cho môi trường (thí dụ sắt thép, nhuộm vải sợi) hoặc vét nốt các tài nguyên còn sót lại như dầu khí ở đáy biển, hoặc gỗ ở trên rừng (Việt Nam là nước xuất khẩu dăm gỗ (wood chip) lớn nhất thế giới.
Câu chuyện nó là vậy đấy. Cay đắng đấy, nhưng là sự thật phải nhìn nhận. Ai cũng muốn tốc độ tăng trưởng kinh tế phải thần kỳ cả. Nhưng có mấy ai tự hỏi vì cái gì? Continue reading
Posted in Biển Đông, kinh tế, Môi Trường
Leave a comment
Indonesia – Trung Quốc căng thẳng quanh vụ một chiếc tàu cá
Đoạn phía Nam của “con đường tơ lụa trên biển” chạy ngang qua vùng lãnh biển thuộc chủ quyền Indonesia. Do đó, Bắc Kinh sẽ có lợi nếu duy trì quan hệ tốt với Indonesia. Hơn nữa, Jakarta kiểm soát các eo biển huyết mạch của hàng hải thế giới, trong đó an ninh và thịnh vượng của Trung Quốc lệ thuộc đáng kể vào đó.
Câu hỏi lớn đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại sẵn sàng hy sinh uy tín của mình, cũng như mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa Tổng thống Joko Widodo và Chủ tịch Tập Cận Bình, cho một yêu sách hoàn toàn vô căn cứ? Đây có phải là dấu hiệu của một cuộc tấn công mới vào vương quốc Singorasi, trong đó địa điểm lần này là vùng biển Natuna? Sự phản đối mạnh mẽ của Indonesia liệu có đủ? Hay đây chính là lúc để kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển? Với tư cách một quốc gia ký kết Công ước UNCLOS 1982, liệu Indonesia có can đảm làm việc này hay không? Continue reading
Posted in Biển Đông
Leave a comment
BÀN TIẾP VỀ LÒNG YÊU NƯỚC
Về lòng yêu nước, trước đây tôi đã có bài “Lòng yêu nước thời cộng sản”, trong đó nêu ra một số ý như sau: (1) Trong gần một thế kỷ qua lòng yêu nước của dân Việt được đề cập đến rất nhiều, nhưng được hiểu và hành động theo các cách rất khác nhau, mâu thuẩn nhau. (2) Dân Việt chia ra phe này, phái nọ chém giết nhau, thù hận nhau nhưng đều dựa vào, đều giương cao lòng yêu nước, ai cũng tự cho mình yêu nước chân chính còn người khác là bọn bán nước, bọn phản động, làm nô lệ cho ngoại bang. (3) Đất nước đã thống nhất được trên 40 năm nhưng chỉ mới thống nhất được lãnh thổ bằng vũ lực, còn lòng người vẫn chưa thực sự hòa hợp, chưa có được sự thống nhất về lòng yêu nước. Continue reading
Posted in Tản Mạn
Leave a comment
THÔNG BÁO CỦA QUỸ GIÚP HAI CON CỦA CHỊ MINH THÚY
Sau khi Toà Sơ thẩm Hà Nội tuyên án xử chị Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù (ngày 23/3/2016), một nhóm trí thức văn nghệ sĩ đã gửi thư cho các thân hữu quyên góp tiền giúp nuôi dưỡng hai con nhỏ của chị. Chỉ sau hơn hai tuần lễ từ khi thư của nhóm khởi xướng được gửi đi, đã có 79 người từ khắp các miền đất nước và Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Canada… hưởng ứng. Tính đến ngày 22/4/2016, quỹ đã nhận được tổng số 140.700.000 VND, 350 USD và 50 CAD. Continue reading
Posted in Tin Tức
Leave a comment
Nước Mỹ xét lại chính sách ngoại giao trong mùa Bầu cử
Dù chỉ là những lời tuyên bố nảy lửa trong mùa bầu cử nhưng các phát biểu nói trên phản ảnh nổi bất mãn của không ít dân chúng rằng Mỹ cáng đáng quá nhiều khiến đồng minh trở nên ỷ lại. Khu vực nào cũng tự cho là lợi ích chiến lược nên Hoa Kỳ không dám bỏ rơi cho dù có bị chơi gác.
Dĩ nhiên theo cách nhìn từ bên ngoài thì chính nước Mỹ hưởng lợi nhiều nhất trong các quan hệ đó. Nhưng dù có lời qua tiếng lại thế nào, một khi Hoa Kỳ dọa không còn “bao thầu” như trước thì các đồng minh cũng rúng động. Hơn thế đây không phải là những lời nói suông mà bắt nguồn từ nhiều áp lực rõ rệt và thực tế: Continue reading
Posted in Hoa Kỳ
Leave a comment
TÌNH HÌNH THỦY HỌC CỦA SÔNG MEKONG
Trung Hoa dường như đã ngừng xả thêm nước từ đập Cảnh Hồng từ đầu tháng 4/2016; do đó, lưu lượng tại các trạm Chiang Saen, Luang Prabang, Chiang Khan và Nong Khai đã trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, lưu lượng tại trạm Chiang Saen và Luang Prabang bắt đầu tăng nhanh vào ngày 23 và 25 tháng 4, có thể do Trung Hoa lại xả thêm nước từ đập Cảnh Hồng. Continue reading
Posted in Môi Trường
Leave a comment
Thảm họa biển miền Trung – Một cái nhìn toàn cảnh
Đến ngày hôm nay 24/04/2016, sau đúng 20 ngày kể từ khi cá bắt đầu chết trên diện rộng tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, gây ra nhiều hậu quả nặng nề: Hàng vạn ngư dân bỏ biển, cá tự nhiên và cá nuôi ven biển chết hàng loạt, nhiều quan ngại sâu sắc về sự huỷ diệt của các rặng san hô và các loài sinh vật biển tầng nước đáy, hàng chục triệu người Việt hoang mang, mức tiêu thụ cá biển sụt giảm mạnh tại thị trường nội địa kéo theo sự tăng vọt bất ổn của các loại thực phẩm khác. Bên cạnh đó, còn những nghi ngại sâu sắc về các vấn đề sức khoẻ và các hậu quả lâu dài có thể có do tình trạng ô nhiễm mà cơn thảm hoạ này đã gây ra. Đến nay, có lẽ ít nhiều đã có đủ thông tin để có thể phác hoạ một cái nhìn toàn cảnh. Continue reading
Posted in kinh tế, Lên Tiếng, Môi Trường
Leave a comment
Về “thoát Trung” cho Việt Nam
Ông bạn già khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội và ông bạn trẻ Đại học Kỹ thuật Otto von Guericke Magedeburg, và 17 vị còn lại trong BCT, các vị có dám đi trước Trung Quốc trong cuộc Trường Chinh tiến tới Thế giới văn minh của Tự do, Dân chủ, Pháp quyền. Hãy “dạy cho họ Tập một bài học”, chứ không phải ngược lại, không thể cứ mãi mãi theo đuôi họ, để cho họ khinh rẻ không chỉ cho chính các vị mà cả dân tộc 94 triệu dân anh hùng với bốn ngàn năm văn hiến này. Hay vì, xin nói thẳng vấn đề ra vì tôi vốn dân khoa học tự nhiên cần sự chính xác, các vị đã trót “ngậm miệng ăn tiền” rồi nên không thể làm khác được, để lại vết ô nhục cho con cháu?
Chỉ xin nhắc lại câu rất mới thôi của Tổng thống Mỹ Barack Obama “We need change”, cần lắm lắm rồi!
Và câu của văn hào Đức nổi tiếng J.W. von Goethe: “Tất cả mọi lý thuyết đều xám ngoét, chỉ có cây đời mới xanh tươi”.
Hãy hành động ngay đi, các vị giáo điều, bảo thủ ạ, đừng hèn và ác mãi thế! Continue reading
Posted in Đảng CSVN, Trung Quốc
Leave a comment