Nguyễn Quốc Chính
table style=”background: rgb(255, 255, 179); width: 95%; text-align: left; margin-right: auto; margin-left: auto;” cellspacing=”0″ cellpadding=”30″ border=”1″>
Bài viết mang tính phản biện – phân tích xã hội – không quy kết hay đại diện cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Tác giả chỉ mong cung cấp góc nhìn để nhà đầu tư nhỏ lẻ cẩn trọng, tỉnh táo trước các biến động tài chính. Mọi thông tin được dẫn từ nguồn công khai hoặc trải nghiệm cá nhân, có thể chưa phản ánh đầy đủ mọi chiều cạnh.
Vì một thị trường minh bạch – phát triển bền vững!
1. Khi thị trường vốn biến thành canh bạc máu – Ai đang chơi, ai đang bị chơi?
Có một thời, người ta gọi thị trường chứng khoán là “hàn thử biểu của nền kinh tế”. Ở Việt Nam, có vẻ nó giống… bàn roulette hơn. Không phải ai có tiền cũng là nhà đầu tư, mà nhiều khi chỉ là những con bạc được xúi vào sòng. Kẻ thắng thì kín tiếng, kẻ thua thì kêu trời, còn người gác sòng thì âm thầm đếm tiền.
“Đánh bạc bằng niềm tin” – chuyện chỉ có ở xứ ta
Thị trường chứng khoán – đúng nghĩa là thị trường vốn dài hạn – lẽ ra phải là nơi kết nối tiết kiệm xã hội với đầu tư sản xuất, giúp các doanh nghiệp huy động vốn, tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng trong môi trường thiếu minh bạch, thiếu chế tài và nặng “chống lưng quyền lực”, nó dễ biến thành cái chợ của trò đầu cơ, “thổi giá”, “lùa gà” và “rút ống”.
Những gì đang diễn ra trên sàn HOSE và HNX vài năm qua, từ vụ FLC, Tân Hoàng Minh, đến các cổ phiếu nhà Vingroup “biểu diễn” ngoạn mục, cho thấy: Thị trường không được dẫn dắt bởi giá trị thực, mà bởi kỳ vọng ảo và quyền lực mềm của các nhóm lợi ích.
VIC bay, Vượng giàu, còn ai nghèo?
Chỉ trong một tháng, cổ phiếu VIC tăng gần 45%, tài sản ông Phạm Nhật Vượng tăng thêm hơn 130.000 tỷ đồng, vượt xa tổng tài sản 12 người giàu kế tiếp. Điều trớ trêu là: giá cổ phiếu tăng vọt không đi kèm lợi nhuận kinh doanh tương ứng, càng không phản ánh sức khỏe thị trường xe điện – lĩnh vực đang đốt vốn cực kỳ khốc liệt.
Nhưng cổ phiếu vẫn bay, dù doanh nghiệp chưa có dòng tiền dương. Vì sao? Vì niềm tin được “thắp sáng” bằng truyền thông định hướng, bằng các cam kết mơ hồ như “Make in Vietnam” nhưng linh kiện có thể đến từ… ‘Huá Chén” – BMW. Ở đâu đó, bàn tay vô hình đang điều tiết cung cầu, mà chẳng phải là như lý thuyết của Adam Smith.
Trò chơi lớn, nạn nhân nhỏ
Thị trường không chỉ là nơi làm giàu, nó còn là nơi ai đó bị chơi. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ bị “lùa” vào khi giá cao, để rồi mắc kẹt trong những phiên giảm sàn không phanh. Những doanh nghiệp chân chính phải ngậm ngùi đứng ngoài vì không có “cổ đông chiến lược” từ sân sau. Và đáng buồn nhất là: niềm tin công chúng vào thị trường vốn – một thiết chế đáng lẽ nên trong sạch – đang dần bị rút cạn.
Từ cổ phiếu VIC đến quyền lực ngầm
Đằng sau những cú tăng dựng đứng, là cuộc chơi chính trị – tài chính rất lớn. Khi tài sản trên sàn chứng khoán được “thổi” lên gấp bội, nó không chỉ là tiền – mà là quyền, là ảnh hưởng, là đòn bẩy để chi phối chính sách. Người giàu nhất sàn không chỉ là người nắm nhiều cổ phiếu nhất, mà là người định hình được dư luận, điều tiết được dòng vốn, và ảnh hưởng đến các quyết định từ thượng tầng.
Pháp quyền hay pháp lực?
Câu hỏi cốt lõi: ai kiểm soát cuộc chơi? Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính, hay một nhóm lợi ích có khả năng thao túng thị trường từ sau bức màn? Khi thể chế chưa đủ mạnh để giám sát quyền lực kinh tế, thì thị trường vốn dễ trở thành nơi hợp pháp hóa mọi trò lừa đảo tinh vi.
Thị trường chứng khoán không sai. Sai là cách chúng ta để nó bị thao túng bởi những bàn tay không minh bạch. Khi người dân bỏ tiền vào thị trường với niềm tin, họ không đáng bị xem như những con cừu trong bàn tiệc tài chính của kẻ mạnh.
Vấn đề không chỉ là chuyện “cổ phiếu nào tăng, cổ phiếu nào giảm”. Mà là câu hỏi lớn hơn: “Ai đang chơi, và ai đang bị chơi – trong canh bạc mang tên thị trường vốn Việt Nam?”
2. Bóng ma VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) – Nợ xấu bất động sản và cú lừa mang tên ‘giải cứu ngân hàng’.
“Trong một nền kinh tế lành mạnh, ngân hàng nên dẫn vốn, không phải là dẫn dắt dư luận.”
Thị trường hồi phục – hay khủng hoảng được “trang điểm”?
Năm 2025, khi một số tín hiệu tích cực được công bố, nhiều nhà đầu tư tưởng thị trường bất động sản đang phục hồi. Nhưng đằng sau bức tranh ấy, nhiều dự án vẫn đang “trùm mền”, thậm chí rao bán cắt lỗ trong im lặng. Khủng hoảng, nếu có dịu đi, thì chỉ là trên giấy.
Phần lớn khoản nợ gắn với bất động sản không biến mất – mà được “sắp xếp lại” nhờ các công cụ tài chính, trong đó đáng chú ý là vai trò của VAMC – Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
VAMC: Giải pháp tình thế – hay điểm trũng của sự minh bạch?
Thành lập từ năm 2013, VAMC từng được kỳ vọng là công cụ “làm sạch” sổ sách nợ xấu. Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều chuyên gia độc lập, mô hình mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt không thực sự xóa nợ, mà chỉ chuyển rủi ro từ ngân hàng sang hệ thống chung.
Điều này không sai về mặt pháp lý, nhưng lại tiềm ẩn rủi ro về niềm tin thị trường. Việc báo cáo “giảm nợ xấu” nếu không đi kèm xử lý thật thì chỉ là việc thay đổi địa chỉ nợ – không làm giảm bản chất rủi ro.
Những gói “giải cứu” – ai thực sự được cứu?
Đầu năm 2024, nhiều ngân hàng và hiệp hội ngành nghề kiến nghị nới trần tín dụng, giảm chuẩn an toàn vốn, tung gói lãi suất thấp… Động thái này được truyền thông gọi là “giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp”.
Tuy nhiên, một số chuyên gia lại phân tích: nhiều gói trong số đó chưa đến được tay doanh nghiệp vừa và nhỏ – trong khi rủi ro vẫn đọng lại trong hệ thống tín dụng. Những giải pháp như đảo nợ, giãn nợ, khoanh nhóm nợ… được áp dụng, nhưng không làm phát sinh dòng tiền thật.
Minh bạch là con đường duy nhất
Hiện nay, niềm tin thị trường vốn đang phụ thuộc vào sự minh bạch thông tin, đồng hành thật sự với doanh nghiệp và nhà đầu tư, chứ không thể chỉ dựa vào kỹ thuật “giải cứu sổ sách”.
Những người gửi tiền hay mua cổ phiếu ngân hàng, hoặc tin tưởng vào thị trường bất động sản, cần được trao cơ hội đánh giá đúng rủi ro – thay vì chỉ nhìn thấy các “bản báo cáo đẹp”.
Giải cứu ai?
Bằng tiền ai?
Và hậu quả là gì?
Trải nghiệm cá nhân
Tác giả bài viết – từng vay ngân hàng để mua nhà… Tuy nhiên, khi thị trường xấu đi, ngân hàng đã điều chỉnh chính sách tín dụng, yêu cầu thu hồi khoản vay trước thời hạn.
“Chính sách thay đổi, chúng tôi làm đúng quy định.”(!)
N.Q.C.
Nguồn: FB Nguyễn Quốc Chính