Nguyễn Hoàng Ánh
Trong khi việc đóng cửa VOV TV, Truyền hình Nhân dân và Quốc hội TV có thể hiểu được, thì việc ngừng phát sóng VTC sẽ khiến việc truyền bá thông tin bị thu hẹp và người xem truyền hình thiệt thòi vì có ít lựa chọn hơn. |
Ảnh chụp màn hình một lần talk trên VTC14
Từ lâu vì thời thế không phù hợp, mình gần như không phát biểu gì trên các đài báo nước ngoài. Tuy nhiên, trước cảnh 13 kênh truyền hình VTC, cùng kênh VOV, truyền hình Nhân Dân, ngừng phát sóng từ hôm nay, đưa hàng ngàn cán bộ CNV, phóng viên vào cảnh thất nghiệp dài hạn, lòng mình không khỏi bùi ngùi.
Vì thế mình phá lệ nói vài câu với RFA như một lời chia sẻ với những người mà mình từng nhiều năm là khán giả và cũng từng hợp tác. Toàn bài như sau:
Phóng viên và nhân viên VTC hụt hẫng khi kênh truyền hình bị đóng cửa
Hơn 1.000 phóng viên, biên tập viên và các nhân viên hành chính của VTC và các kênh truyền hình khác sẽ nghỉ việc từ ngày 15/1, trong khi Đài truyền hình Việt Nam chỉ tiếp nhận chức năng và nhiệm vụ của các đài này chứ không tiếp nhận người lao động.
Mạng báo VnExpress đưa tin từ 0 giờ ngày 15/1, 13 kênh truyền hình VTC cùng các kênh VOV TV, Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Thông tấn… ngừng hoạt động, kênh truyền hình Quốc hội TV cũng đã dừng hoạt động từ ngày đầu năm mới.
Đây được xem là một phần trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống nhằm giảm trùng lắp chức năng, nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí theo Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị.
Một nữ nhân viên hành chính của VTC có thâm niên làm việc trong 20 năm qua, cho biết bà cùng các đồng nghiệp rất sốc và hoang mang về việc ngừng hoạt động của cơ quan này, “không biết đi đâu về đâu” khi Tết Nguyên đán cận kề “trong khi chưa hề có chính sách nào được thông báo đến người lao động”.
Một người ẩn danh hôm 15/1 nói với RFA vì lý do an ninh:
“Làm gì cũng phải nghĩ đến cho người lao động. Bao năm cống hiến, hiện tại chúng tôi làm cũng tự thu tự chi, không ăn lương ngân sách nhà nước, tại sao bắt các kênh của chúng tôi dừng đột ngột không có lộ trình?”.
Đài truyền hình kỹ thuật số VTC được thành lập từ năm 2004, sau chuyển thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông. Đến năm 2015, VTC được sáp nhập vào Đài tiếng nói Việt Nam VOV.
Tuy không phải là đài quốc gia nhưng VTC lại được phủ sóng cả nước và thực hiện chức năng nhiệm vụ tuyên truyền như một đài truyền hình quốc gia.
Nữ nhân viên này khẳng định việc đóng cửa VTC là “sự phá hoại” gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng về máy móc, trang thiết bị, là tài sản của quốc gia, khi không có bên nào sử dụng.
(... )
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh, người từng nhiều lần cộng tác với VTC và các kênh truyền hình khác trong một số chương trình xã hội cho rằng, người dân hiện nay có ít lựa chọn hơn khi chỉ còn VTV. Bà cho hay:
“Trong khi việc đóng cửa VOV TV, Truyền hình Nhân dân và Quốc hội TV có thể hiểu được thì việc ngừng phát sóng VTC sẽ khiến việc truyền bá thông tin bị thu hẹp và người xem truyền hình thiệt thòi vì có ít lựa chọn hơn”.
Theo bà, do sứ mệnh của VTV thiên về chính trị, do vậy, với việc đóng cửa VTC thì các vấn đề xã hội như quyền của phụ nữ, văn hoá đọc, giáo dục… sẽ ít cơ hội được đưa lên truyền thông hơn”!
Nguồn: https://www.rfa.org/…/nhan-vien-vtc-hut-hang-khi-kenh…
Thật lòng không hiểu, VTC không dùng tiền ngân sách, việc đóng cửa không hề có phương án giải quyết cho CNCNV và phí phạm quá nhiều tài sản như vậy để làm gì? Làm gì có quốc gia nào trên thế giới chỉ có một đài truyền hình cho cả nước trừ Bắc Triều Tiên nhỉ?
N.H.A.
Nguồn: FB Nguyen Hoang Anh