Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn

Lưu Trọng Văn

Thứ Năm, 8-8-24

Vi Công Thụy

Bài thơ Lên miền Tây mình học năm cuối cấp 2 (1961) nay vẫn thuộc mà quên tác giả. Cảm ơn Lưu Trọng Văn nhắc mới nhó ra + với bài học cuối cấp: Lí tưởng thanh niên chúng ta. Làm bao lớp thanh niên 4x hăm hở lên đường xây dưng qué hương đất nước

Bác Quốc hơn mình 4 tuổi mà đã có bài thơ để đời. Bài thơ như tiếng kèn xung trận làm say lòng bao thế hệ thanh niên dưới mái trường XH CN. Lưu Trọng Văn ợi bài này bác Quốc viết năm nào nhỉ?

Như Quý Lê

Những người già tụ tập rồi hoài niệm thời tuổi trẻ máu lửa hào hùng. Tự hào về quá khứ nhưng có ai dám nói ra tương lai thế nào?

Tôi rất kính trọng các vị tiền nhân sống hết mình vì đất nước! Mong sao lớp trẻ sống có được tính cách như các người!

LS Nguyễn Văn Hòa ·

Ngày ấy Thanh niên hăng hái lên đường vì lý tưởng cộng sản, vì hạnh phúc của muôn nhà, vì tương lai của con em chúng ta, ngày nay thanh niên không còn vì… “tương lai của con em chúng nó ” nữa.

Ngô Thảo

Ô Bà BMQ tháng 8 này sang định cư nước Mỹ .Đúng như mơ ước xưa: LÊN MIỀN TÂY… nước MỸ! Chúc Ô BÀ LÊN ĐƯỜNG MAY MẮN! Tuổi 90 khi hướng đời đã thấy/Thì xa xôi có sá chi!

Sáng nay vui đáo để bạn bè tụ nhau cafe. Đà Lạt xuống có Bùi Minh Quốc, Hà Nội vô có Phạm Xuân Nguyên, Nhà Bè lên có cặp đôi hoàn hảo Mạc Văn Trang- Nguyễn Kim Chi, Gò Vấp lại có Phạm Văn Hạng, Thủ Đức ngược có Nguyễn Viện, quận 7 cũng ngược có Hoàng Hưng, Hoàng Dũng.

Gã và Hoàng Hưng tới sớm, bàn bên đại tá Nguyễn Sỹ Bình cựu phóng viên báo Quân đội Nhân dân đang trò chuyện với em Thắm từ Sơn La vào. Hoàng Hưng khoe năm 1960 dạy học ở Sơn La, làm bài thơ đầu tiên cũng tại đất rừng hoang dã này.

Khi Bùi Minh Quốc đến, Hoàng Hưng bảo: ông Quốc à, tôi tình nguyện lên Sơn La- miền Tây dạy học do ông xúi đấy. Đọc bài thơ Lên miền Tây của ông rạo rực cả đêm không ngủ. Vậy là nằng nặc lên đường.

Thế rồi Hoàng Hưng, Mạc Văn Trang, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Minh Quốc giữa quán cafe Sài Gòn cùng oang oang đọc:

“Xe chạy nghiêng nghiêng trèo dốc núi

Lên miền Tây vời vợi nghìn trùng

Ôi , miền Tây, ở dưới xuôi sao nghe nói ngại ngùng

Mà lúc ra đi, lửa trong lòng vẫn cháy

Cái tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy

Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường

Sống ở Thủ đô mà dạ để mười phương

Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn.”

Anh Nu của gã đang học lớp 7 cũng vì chính bài thơ Lên miền Tây này mà tình nguyện vô Thanh niên xung phong lên Chiềng Khương, Sơn La khỉ ho cò gáy khai phá.

Gã nhìn Bùi Minh Quốc tuổi 85 tóc trắng hơn mây, mắt vẫn rực cháy, mới thấy đã có một thời bao lớp trẻ Hà Nội sống lý tưởng hừng hực. Đất nước gọi là lên đường.

Nghệ sỹ Nguyễn Kim Chi nói với gã: chị cũng như anh Quốc như Đặng Thuỳ Trâm khi miền Nam gọi cũng lên đường. Cuộc về miền Nam khó khăn hơn cuộc lên miền Tây nhiều vì chết chóc, máu đổ. Bao người ra đi không trở về như Dương Thị Xuân Quý vợ của anh Quốc, như Đặng Thuỳ Trâm…

Bao giờ nhỉ, trở lại những chàng trai trẻ, những cô gái trẻ cùng cất tiếng ca:

“Cái tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy

Thì xa xôi biết mấy cũng lên đường

Sống ở Thủ đô mà dạ để mười phương

Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn.”

L.T.V.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Bùi Minh Quốc,, Lưu Trọng Văn, Lý tưởng XHCN. Bookmark the permalink.