Quá trúng và quá đúng!

Ngô Huy Cương


Nguyen Tu

Cái này nói mãi rồi. Cơ chế kiểm soát vẫn thế, không thích nghe phản biện rộng rãi (người phản biện chán chẳng buồn nói hoặc sợ bị quy kết này nọ hoặc sợ mất an toàn) và ngay chính các ĐBQH với tư duy nhiệm kỳ, tránh né cho lành, dĩ hòa vi quý, đi nhẹ nói khẽ cười duyên… thì sẽ không có gì mới trong công tác xây dựng pháp luật đâu. Cũng như việc đốt lò rất rốt ráo nhưng nạn tham nhũng không thể dẹp bỏ trong rất nhiều lĩnh vực. Bao giờ ở tất cả các khâu của hoạt động XDPL được thực hiện bởi những nhà làm luật chuyên nghiệp thì may ra.

Minh Do

Rất đúng – rất hay đấy, tuy nhiên nếu ko có vai trò của tổ chức độc lập nào trong đó, đặc biệt lại vẫn NÉ TRÁNH vai trò phản biện xh rộng rãi và tích cực, thì ngay cả việc đưa ra sự xác quyết 1 (chứ đừng nói là 11) “nhóm hành vi” cũng khó/vô cùng khó!

Ngoc Nguyen Van

Cần song hành với kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng tiêu cực trong hoạt động tố tụng, kiểm tra giám đốc án nữa mới giải quyết tận gốc của vấn đề bác ạ.

Đỗ Cao Anh

Đúng ra họ phải ra quy định 178 và qui định 144 cách đây 15 – 20 năm truớc. Tham nhũng chính sách và bảo kê chính sách ở ta là rất trầm trọng. Giờ ban hành tuy quá muộn nhưng vẫn còn hơn ko làm gì.

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 178 về kiểm soát quyền lực, và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật.

Các quy định này quá trúng và quá đúng.

Tôi tin tưởng rằng công tác xây dựng pháp luật sẽ được chấn chỉnh ngay lập tức để góp phần tích cực vào xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong nhiều năm qua việc chưa chú ý nhiều tới sự tác động xấu vào công tác xây dựng pháp luật đã làm hệ thống pháp luật của ta còn quá nhiều bất cập và mang nhiều dấu ấn cá nhân.

Những người giảng dạy và nghiên cứu chúng tôi không đành dạy sai cho người học về kỹ thuật pháp lý đơn thuần, vì thế nhiều khi vạch ra những khiếm khuyết của pháp luật một cách nghiêm túc, đúng mực và trên tinh thần xây dựng (phần nhiều trên sách báo chính thống), nhưng có khi bị những người mà có ý đồ hoặc vô trách nhiệm làm pháp luật bất cập, khiếm khuyết phản ứng bằng rất nhiều thủ đoạn khác nhau, kể cả làm hại tới chúng tôi (ví dụ: nói xấu…), loại chúng tôi ra khỏi những hoạt động liên quan tới xây dựng pháp luật.

Với tư cách là một người có nhiều năm tham gia công tác xây dựng pháp luật, kể cả ở Văn phòng Quốc hội và phục vụ cho Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, tôi còn nhận thấy một số hiện tượng rất đáng bị loại bỏ – đó là lôi kéo những người quen biết hay đồng hương hay dễ thoả hiệp hoặc “quan ba cũng ừ, quan tư cũng gật” vào tham gia xây dựng pháp luật dù họ không đủ khả năng hay không có phẩm chất cần thiết, đồng thời loại những người có đủ khả năng và có phẩm chất ra khỏi cuộc chơi làm luật.

Chạy theo thành tích để ép uổng về thời gian thai nghén một dự luật cũng nên xem là một hành vi tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật bên cạnh hành vi chểnh mảng hoặc bỏ mặc trong công tác xây dựng pháp luật.

Đó là một vài trong những nguyên nhân lớn làm sai lệch pháp luật.

Tôi vô cùng tâm đắc khi xem các Quy định này (đính kèm theo đây https://baophapluat.vn/bo-chinh-tri-chi-ro-11-nhom-hanh-vi-tham-nhung-tieu-cuc-trong-xay-dung-phap-luat-post520612.html ).

C.H.N.

Nguồn: FB Cuong Huy Ngo

This entry was posted in Ngô Huy Cương, Pháp Luật. Bookmark the permalink.