Kim Văn Chinh
1. Bộ máy ăn lương ngân sách Nhà nước (NSNN) ở cấp xã, thôn phình to gây nguy cơ tăng chi ngân sách là tất yếu.
Mấy năm trước, khi thanh tra, danh sách cán bộ hưởng lương và phụ cấp NSNN, có nhiều xã có số ăn lương, phụ cấp lên đến trên 500 người, vượt cả số dân của xã, phường đó…
Nay các chức danh đã được quản lý nhưng số lượng vẫn nhiều, bao gồm cán bộ chính quyền, cán bộ đảng, đoàn và các tổ chức chính trị – xã hội…
Lương tăng từ tháng 7, hệ quả là có cán bộ trưởng thôn lương 10-14 triệu đồng/ tháng. Trong khi chức vụ này không đòi hỏi làm việc toàn thời gian?
Nhiều tổ chức xã hội phát triển thường kéo theo bắt dân đóng các loại quỹ núp danh quỹ phí thu cho chính quyền như quỹ biển đảo, quỹ an ninh trật tự, quỹ vì người nghèo, quỹ bảo vệ trẻ em… Tất cả các loại quỹ này nói là tự nguyện nhưng thu theo phong trào, phân bổ về tổ dân phố, thôn bản… coi như bắt buộc. Và khi thu không có chứng từ gốc. Trong khi các luật đều quy định người dân chỉ phải đóng thuế theo luật và một số loại phí phải được HĐND cấp tỉnh phê duyệt, khi thu phải có hóa đơn chứng từ phiếu thu hợp lệ. Các loại quỹ linh tinh này chính là ngọn nguồn gây nên nạn tham nhũng ở các tổ chức quản lý quỹ…
2. Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương. Vậy 1 năm tăng khoảng 7.000 tỷ chi lương và hoạt động cho đội ngũ này (trước kia bộ máy công an dân cử theo xã chi phí thấp hơn nhiều).
3. Chưa hết, mới đây nhất, các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức mỗi xã, phường có trung bình 20-30 người dân phòng, tổng cộng cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp. Nếu mỗi dân phòng có chi phí 10tr/năm thì chi phí lương và hoạt động ngân sách Nhà nước chịu khoảng 3.000 tỷ/ năm cộng thêm – một con số không nhỏ…
K.V.C.
Nguồn: FB Kim Van Chinh