Lại một câu chuyện của giáo dục (*)

Thái Hạo 

Hình 1: “nói”Hình 2: “làm”

1.

Với những “giáo lý” kiểu cúng nhà, cúng chùa giàu, cúng 1 t được 500 t, giao dịch với chư thiên, v.v., các “khóa tu mùa hè” ở những chùa to đang có hàng vạn học sinh tham gia là điều bất thường thứ nhất và rất đáng lo lắng. Có ai quản lý nội dung và hoạt động của các khóa giảng này không? Và di hại để lại trong nhận thức, thái độ và tâm hồn thế hệ trẻ, ai sẽ phải chịu trách nhiệm và ai là người lãnh nhận hậu quả?

2.

Thiếu trường, thiếu giáo viên, thiếu sân chơi cho trẻ…, nhưng chùa chiền thương mại thì mọc lên khắp nơi. Có một dòng tiền khổng lồ đang không ngừng đổ vào các chùa này như một dạng đầu tư tâm linh bởi những thao túng, mê dụ của các “CEO chùa” dưới mỹ từ cúng dường. Đó là điều bất thường thứ hai.

Ở các nước tiên tiến, hệ thống giáo dục tư thục phát triển rất mạnh và trở thành chủ đạo, trong đó trường học của các tôn giáo giữ một vai trò quan trọng. Nếu tiền cúng dường vô thiên lủng kia được phụ huynh và xã hội dành cho giáo dục thì chúng ta đã không phải đánh cược với những lời hứa xằng; ngược lại sẽ là khoản bảo hiểm tương lai được đầu tư một cách có hiểu biết và đầy ánh sáng phía trước.

Với các “khóa tu” như đang nở rộ trong mươi năm qua, điều chúng ta có thể cảm nhận được rõ ràng nhất chính là tình trạng tiền mất, tật mang. Và do đó, đang gián tiếp từ chối trách nhiệm xã hội, đồng thời giao nó cho những trò đỏ đen được không ít chủ sòng mặc áo thầy tu điều hành một cách đầy tính “chuyên nghiệp”.

*

Hành vi này cần lên án một cách rộng rãi ở mọi tầng lớp xã hội. Không còn gì để nói, để biện hộ! Khốn nạn!

Đỗ Xuân Phương

Đệ tử của Thích Car Money thì thôi, khéo đang yên đi học về lại thành mu muội.

Nguyễn Tiến

Chùa quốc doanh liên kết với giáo dục là trọn vẹn con đường lao dốc không phanh xuống đáy vực thẳm .

Duong Nam

Để dạy cho trẻ em, thế giới có chương trình STEM thiết thực, phát triển vào ngoại khoá, dịp hè

Người gọi là ‘THẦY’:

. Phải chính danh về sư phạm;

. Phải có giáo án, giáo trình chuẩn quy;

. Phải có phẩm chất và nhân cách ‘trồng người’.

Với những gì đã biết về sư trụ trì ở mấy chùa được nêu: chắc chắn là không ổn về 3 điều trên. 

Hãy thức tỉnh về quan điểm và giải pháp giáo dục tích cực, đúng đắn, tốt lành của xã hội vì thế hệ trẻ, phù hợp với độ tuổi và tính chất học hè.

Nguyễn Tất Thịnh

T.H.

(*) Tựa do BVN đặt 

Tác giả gửi BVN  

 

 

This entry was posted in Giáo dục. Bookmark the permalink.