Hạ Vũ – Epoch Times
Vào Chủ nhật (7/4), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen đã gặp Thủ tướng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Lý Cường tại Bắc Kinh để trao đổi về quan hệ Mỹ-Trung. Bà Yellen cho biết, cả Mỹ và Trung Quốc đều có trách nhiệm quản lý quan hệ song phương phức tạp một cách có trách nhiệm với đất nước mình và thế giới.
Hôm Chủ nhật (7/4) tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã gặp Thủ tướng ĐCSTQ Lý Cường trao đổi về quan hệ Mỹ-Trung (Ảnh cắt từ video CCTV).
Trong cuộc gặp song phương với ông Lý Cường tại Bắc Kinh hôm Chủ nhật, bà Yellen cho biết hai nước có “trách nhiệm” quản lý mối quan hệ Mỹ-Trung phức tạp, đồng thời yêu cầu các cấp cao nhất của Chính phủ Trung Quốc hạn chế hoạt động sản xuất gây quá dư thừa.
Trong bài phát biểu, bà Yellen nói: “Mặc dù chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng tôi tin rằng mối quan hệ song phương của chúng ta trong năm qua đã được đặt trên một nền tảng ổn định hơn. Tuy nhiên dù thế nào cũng không thể lơ là nhưng vấn đề khác biệt giữa chúng ta cũng như né tránh khó khăn đối thoại; chúng ta chỉ có thể đạt được tiến bộ trong đối thoại minh bạch, trực tiếp và cởi mở với nhau”.
Ông Lý Cường chia sẻ rằng hai nước cần tôn trọng lẫn nhau và nên trở thành đối tác chứ không phải đối thủ.
Luận điệu khác từ truyền thông ĐCSTQ?
Bà Yellen coi mối đe dọa do tình trạng dư thừa xe điện, tấm pin mặt trời và các sản phẩm năng lượng sạch khác của Trung Quốc đối với các nhà sản xuất ở Mỹ và các nước khác là vấn đề chính trong chuyến thăm Trung Quốc của bà.
Tại Quảng Châu hôm thứ Bảy (6/4) khi gặp Phó Thủ tướng ĐCSTQ Hà Lập Phong, bà Yellen đã đề cập đến ba vấn đề chính: Vấn đề sản suất dư thừa của Trung Quốc; Cách đối xử không công bằng của Trung Quốc đối với các công ty Mỹ; và việc công ty Trung Quốc hỗ trợ trang bị cho Nga trong cuộc chiến xâm lược Ukraine sẽ phải đối mặt với “hậu quả đáng kể”.
Hai bên cũng đồng ý khởi động một cuộc đối thoại mới tập trung vào “tăng trưởng cân bằng”, cho phép các quan chức thảo luận về những lo ngại chính của Mỹ về “sản xuất dư thừa” của Trung Quốc. Bà Yellen cho biết muốn qua diễn đàn đối thoại này để thúc đẩy sân chơi bình đẳng cho các công ty Mỹ ở Trung Quốc, nhằm bảo vệ người lao động và các công ty Mỹ.
Trong tuyên bố của ông Thủ tướng ĐCSTQ Lý Cường, ông cho hay cuộc đối thoại với bà Yellen đã đạt được “tiến bộ mang tính xây dựng”. Nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc đã “không phản ánh đúng” nhận xét của Yellen về tình trạng sản xuất dư thừa của Trung Quốc. Hôm thứ Bảy, cơ quan tuyên truyền hàng đầu Tân Hoa Xã đưa tin rằng Mỹ đã mạnh mẽ biểu dương Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng sạch cùng vấn đề “sản xuất dư thừa” để tạo cớ cho chính sách bảo hộ của Mỹ nhằm bảo vệ các công ty Mỹ.
Như đã biết, các nước phương Tây (Mỹ và châu Âu) cáo buộc Chính phủ Trung Quốc dùng số tiền lớn trợ cấp nhà nước để tăng năng lực sản xuất của Trung Quốc, sau đó xuất khẩu ra thị trường toàn cầu với giá thấp, từ đó làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các đối thủ quốc tế. Nhưng ĐCSTQ không những không hạn chế đầu tư vào sản xuất, ngược lại còn theo khẩu hiệu mới “lực lượng sản xuất mới” của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình để tăng cường đầu tư vào các công nghệ tiên tiến như xe điện, hàng không vũ trụ thương mại và khoa học đời sống – vấn đề đó khiến Mỹ đặc biệt lo ngại.
Nhà nghiên cứu hàng đầu Ryan Hass tại Viện Brookings nói với AFP rằng, chuyến đi của bà Yellen “để làm rõ nhận thức của ĐCSTQ trong việc giải quyết vấn đề sản xuất quá dư thừa, và sẵn sàng khám phá hợp tác chống rửa tiền”. Nhưng ông cho biết, để biết được những nỗ lực của bà Yellen có mang đến tiến triển thực chất hay không thì phải chờ thời gian.
Cộng đồng mạng chú ý cách thay đổi về hoạt động đưa tin của truyền thông ĐCSTQ
Ông Lý Cường cũng nói với bà Yellen rằng, kể từ khi bà xuất hiện ở Quảng Châu, cư dân mạng Trung Quốc đã rất chú ý đến chi tiết chuyến đi của bà, cho thấy “những kỳ vọng và hy vọng vào việc tiếp tục cải thiện quan hệ Trung-Mỹ”.
Nhưng bất chấp thực tế chuyến thăm Trung Quốc này của bà Yellen mang theo hàng loạt vấn đề gai góc, thì điều thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc không phải là chính sách thương mại hay lập trường của bà trong quan hệ Trung-Mỹ, mà là vấn đề khoa trương của truyền thông nhà nước Trung Quốc về kỹ năng dùng đũa của bà Yellen (khi ăn tối ở Quảng Châu) – biểu hiện quá khác với giọng điệu lâu nay thường yêu ma hóa nước Mỹ này đã thu hút sự chú ý của truyền thông Mỹ.
Tờ Washington Post đưa tin rằng mối quan hệ Trung-Mỹ xấu đi trong những năm qua, theo đó vấn đề yêu ma hóa nước Mỹ của truyền thông và quan chức nhà nước Trung Quốc đã có tác động đến dư luận Trung Quốc. Điều đó khiến những thông tin tập trung vào vấn đề bữa tối của bà Yellen làm cộng đồng mạng Trung Quốc mỉa mai hỏi tại sao không đưa thông tin “mang tính thực chất hơn”.
Nhà bình luận Lý Lâm Nhất (Li Linyi, người Hoa tại Mỹ) bình luận, chuyến thăm Trung Quốc của bà Yellen chủ yếu là để cảnh báo ĐCSTQ không xuất khẩu ra thế giới năng lực sản xuất dư thừa, thế nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc lại làm ầm ĩ về vấn đề ăn uống của bà Yellen. Một trong những lý do đằng sau cách tuyên truyền này là nhằm chuyển hướng chú ý công luận để hạn chế tập trung vào vấn đề chính. Một lý do khác là khi nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn, ĐCSTQ hy vọng sẽ xoa dịu quan hệ với Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế. Bà Yellen là một trong số ít quan chức trong nội các của Tổng thống Biden có thái độ ôn hòa với Trung Quốc, chắc chắn nhà cầm quyền Trung Quốc hy vọng lợi dụng chuyến đi của bà để thúc đẩy tuyên truyền, tốt nhất là gây được chia rẽ trong nhóm Biden về các vấn đề chính sách Trung Quốc.
Nhưng ông nói rằng chuyến thăm Trung Quốc của bà Yellen sẽ không thay đổi các nguyên tắc cơ bản của quan hệ Mỹ-Trung; ĐCSTQ muốn nhân cơ hội này để thực hiện một số tuyên truyền [gây chia rẽ quan điểm về Trung Quốc trong chính giới Mỹ], nhưng dù sao rất khó để có được bất kỳ thay đổi nào.
H.V.
Nguồn: Trithucvn.co