Góp ý xây dựng công tác tổ chức – cán bộ Quản trị quốc gia

Cuong Huy Ngo

“Cách mạng thực chất là công tác tổ chức” – đó là câu mà mấy bác, mấy chú lớn tuổi (hầu hết là cán bộ cao cấp của quân đội) ở Trọng tài kinh tế ngành hàng không dân dụng nói với tôi khi tôi mới về làm chuyên viên trọng tài kinh tế của Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam (lúc đó thuộc quân đội).

Vâng, đúng thế! Có lẽ không tổ chức nào trong xã hội loài người có chế độ chỉ huy mạnh như quân đội (tức là vai trò của người chỉ huy cực lớn vì quân lệnh như sơn), tuy thế tổ chức vẫn là trên hết.

Tôi không phải là Đảng viên cho đến tận bây giờ, nhưng tôi được biết lúc đó: mọi đảng viên, kể cả chỉ huy đơn vị, luôn tự phê bình và phê bình rất thành thật trước chi bộ. Và những người trong cùng một chi bộ biết hết và rõ về nhau, về hoàn cảnh gia đình của nhau, thậm chí biết cả việc người đồng chí của mình có đứa con nào nghịch ngợm, khó bảo do họ chia sẻ với nhau để họ giúp đỡ nhau trong công tác và trong đời sống.

Ấy thế mà giờ đây,

– cho đến khi bị bắt, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc vẫn có số phiếu tín nhiệm cực cao, trong khi chỉ một cái nhà của đồng chí ấy đã đủ nói lên rằng đồng chí ấy là nhân vật đục khoét;

– cá nhân một người có trách nhiệm đã cản trở tới 70 lần đề nghị kiểm tra, thanh tra SCB trong vụ Vạn Thịnh Phát để thiệt hại có thể lên tới triệu tỷ VNĐ.

Vậy thử hỏi tổ chức ở đâu mà để cá nhân lộng hành đến thế, láo đến thế?

Đánh mất vai trò của tổ chức tức là đánh mất vai trò của cách mạng.

Phải chăng nguyên nhân chính dẫn đến những yếu kém trong quản trị quốc gia là do chúng ta coi trọng cá nhân lãnh đạo nói riêng và công tác nhân sự nói chung hơn công tác tổ chức?

C.H.N.

Nguồn: FB Cuong Huy Ngo

Nguyễn Thành Đô

Cuong Huy Ngo dạ thầy! Không chữa được đâu thầy ạ. Chống tham nhũng quyết liệt hơn chục năm nay nhưng những bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh, đều phạm pháp trong khoảng thời gian này. Vậy câu trả lời bằng thực tế đã rất tường minh. Hiện tượng này như kiểu con lắc đơn.

Không phải ngẫu nhiên các nước tiên tiến họ không chọn mô hình như Trung Quốc, VN. Ai chả thích tập trung quyền lực… Nhưng vì lợi ích của đoàn tàu quốc gia dân tộc họ phải chọn mô hình của họ hiện nay là ưu việt nhất, nhân loại chưa tìm ra được mô hình ưu việt hơn, để đảm bảo đoàn tàu đó chạy êm và thông suốt… Buồn lắm tộc Việt có lẽ bị nghiệp chướng nặng chăng?

Nguyễn Văn Duyên

Cuong Huy Ngo, một nhóm người muốn ra khơi, hùn tiền tậu 1 chiếc thuyền to. Đến khi hạ thuỷ thì lòng tham nổi lên, ai cũng muốn lấy 1 tấm ván thuyền về nhà mình. Tất yếu, thuyền không hoạt động, đám đông đứng nhìn những chiếc thuyền khác tiến nhanh tiến mạnh ra đại dương, nhóm người còn lại trong bờ, mò cua bắt ốc bám vô đá ăn tạm qua ngày.

This entry was posted in Quản trị quốc gia. Bookmark the permalink.