Giải ảo về năng lực điện năng của Nga trong bối cảnh cuộc chiến tranh của Putox [Putin] ở Ukraine – Ngày 17-1-2024

Phúc Lai GB

1. Trên chiến trường có gì?

[Trên Dân trí Tuấn Sơn đưa tin Nga tấn công trên toàn chiến tuyến 1000 ki-lô-mét](*) Nhưng dưới đây là nội dung chính bản tin của Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Ukraine cập nhật đến trưa 17/1 theo giờ Hà Nội:

Theo hướng Lyman, lực lượng phòng thủ của chúng ta đã đẩy lùi 11 cuộc tấn công của kẻ thù ở các quận Terniv, Yampolivka và Torsky của vùng Donetsk, và 17 cuộc tấn công khác gần Makiivka, Bilogorivka, rừng Serebryansk của vùng Luhansk và phía bắc Hryhorivka, Vesely, vùng Donetsk.

– Trên hướng Bakhmut, các chiến sĩ ta đã đẩy lùi 9 đợt tấn công của quân chiếm đóng gần Ivanivskyi, Klishchiivka và Andriivka, vùng Donetsk.

– Trong ngày qua, Lực lượng Phòng vệ đã đẩy lùi 20 cuộc tấn công của kẻ thù ở các quận Novobakhmutivka, Stepovoy, Avdiivka và 15 cuộc tấn công khác gần Pervomaiskyi và Nevelskyi ở vùng Donetsk.

– Theo hướng Mariinsky, quân phòng thủ của chúng ta tiếp tục cầm chân kẻ thù gần Krasnohorivka, Georgiivka, Maryinka và Novomykhailivka ở vùng Donetsk, nơi 17 đợt tấn công đã bị đẩy lui.

– Những kẻ chiếm đóng không tiến hành các hành động tấn công (tấn công) theo hướng Shakhtarsky.

– Trên hướng Zaporizhzhia, Lực lượng Phòng vệ đã đẩy lùi cuộc tấn công của địch ở phía Tây vùng Vervovoy Zaporizhzhia.

Phúc Lai bình: Tổng số các vụ đụng độ của hai bên trên toàn mặt trận là 98 cuộc, ít hơn nhiều so với đợt Ng@ tấn công tổng lực ở Avdiivka. Hóa ra chính nó cũng thừa nhận là dẫn nguồn Military Sumary là một kênh giả mạo của bọn Ng@ [Nga]  pro-Putox, kênh này hoạt động đúng như một kênh tâm lý chiến. Khi có một bạn Facebook gửi cho tôi link bài của thằng này, tôi có trả lời: không biết chúng nó đã may đủ quần áo cho lính chưa mà đòi tấn công. Mà tấn công ở mỗi hướng bằng một Đại đội thì gọi gì là tấn công… ví dụ thế.

Về lâu về dài, khả năng của Ng@ đến đâu – đây là báo cáo của ISW cách đây 2 ngày:

Khả năng phục hồi lực lượng Ng@: Thiếu tướng Vadym Skibitskyi báo cáo khả năng của Ng@ trong việc thay thế nhân sự bị mất hàng tháng. Phân tích của Đại tá Petro Chernyk phù hợp với điều này, lưu ý đến khả năng dự bị chuyên nghiệp của Ng@. Skibitskyi dự đoán sẽ không có cuộc huy động chính thức nào trước cuộc bầu cử năm 2024. Ông cho rằng một đợt huy động đáng kể có thể diễn ra sau bầu cử để xây dựng lực lượng dự bị chiến lược.

Những hạn chế đối với việc sản xuất tên lửa và máy bay không người lái của Ng@. Skibitskyi lưu ý các biện pháp trừng phạt ảnh hưởng đến sản lượng tên lửa và máy bay không người lái của Ng@. Các cuộc tấn công gần đây nhắm vào cơ sở hạ tầng quốc phòng của Ukraine, Ng@ hiện sử dụng máy bay không người lái Shahed nhiều hơn ở tiền tuyến. Ông cho biết sản lượng giảm do khả năng tiếp cận linh kiện nước ngoài bị hạn chế. Skibitskyi quan sát thấy sự thay đổi trong chiến lược tên lửa của Ng@, có thể là để bảo tồn tài nguyên. Ông cũng đề cập đến những thách thức trong sản xuất trong nước và nỗ lực mua tên lửa đạn đạo ở nước ngoài của Ng@.

Trong những ngày qua chúng ta đã bắt đầu đọc trên truyền thông một số bài về năng lực chiến tranh điện tử (EW) của Ukraine đã làm cho tên lửa dẫn đường, đạn đạo gì đó của Ng@ bị lệch hướng hay rơi ra ngoài ruộng. Gần đây tôi có được xem một bức ảnh lính Ng@ đang tháo chip trong hàng dãy máy giặt – và người gửi có hỏi: theo anh đây là ảnh thật hay giả? Tôi nhìn thì có vẻ ảnh thật, và việc tháo chip máy giặt có thể tin được. Tại sao vậy? Vì ít nhất máy giặt mới đảm bảo chất lượng linh kiện, tham rẻ mua nồi cơm điện là thứ ít tiền, làm sao linh kiện chất lượng tốt được. Nhất là bây giờ nhiều linh kiện được cấy luôn lên mạch cho những thứ ít tiền như nồi cơm điện, gọi là “IC cứt gà” thì lại còn không lấy ra được.

Cái máy giặt lấy mạch điều khiển chịu khó chế mạch chạy bằng cơm, vẫn tận dụng được. Nhưng cũng là một kiểu đốt tiền.

2. Giải ảo về năng lực điện năng của Ng@

Ngay sau khi cuộc chiến tranh của Putox nổ ra, hứng chịu những lệnh trừng phạt đầu tiên thì cũng ra vẻ ta đây “bố éo sợ”, Liên bang Ng@ đã đưa ra lệnh hạn chế xuất khẩu đối với hơn 200 đầu sản phẩm, bao gồm các ngành viễn thông, y tế, ô tô, nông nghiệp, và thiết bị điện, để đáp trả với lệnh trừng phạt của phương Tây vào tháng 3/2022 (nguồn: Ngân hàng Trung ương Ng@, 2022).

Ha ha ha, cấm vận cả… ô tô phương Tây, đúng là khôi hài. Nhưng nếu nghe sơ sài, có khi chúng ta tưởng Ng@ sản xuất được nhiều thiết bị điện thật và chẳng có vấn đề gì với họ, riêng về khía cạnh điện năng. Tin tôi đã báo cáo:

• Nhà máy lâu đời Elektrozavod Khodingovaya Kompaniya có từ năm 1928, chuyên sản xuất và phân phối máy điện ở Matxcơva, đã bốc cháy hôm 8/12. Công ty này sản xuất và kinh doanh máy biến áp, các cuộn kháng công suất lớn và các thiết bị liên quan. Elektrozavod phục vụ khách hàng trên khắp nước Ng@ và các nước lân cận. Đây chính là đòn đánh vào hệ thống điện lực của nước Ng@.

Đúng, cùng với các tổ máy phát điện, máy biến áp là thứ thiết bị chiếm tỉ trọng lớn về… khối lượng trong hệ thống điện. Vậy bộ mặt thật của câu chuyện ở đây là gì?

Ng@ là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ ba thế giới và do đó, nước này đã công bố chương trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng năng lượng cùng các kế hoạch cụ thể kèm theo nó, đặc biệt tập trung vào hiện đại hóa lưới điện quốc gia. Hiện nay, lưới điện quốc gia của Ng@ có công suất sản xuất hơn 230GW. Các đơn vị, công ty, pháp nhân… trong hệ thống này vận hành hơn 31.000 trạm biến áp T&D (Transmission & Distribution: truyền tải và phân phối) nằm trên nhiều vùng và trải qua nhiều múi giờ. Cả nước có gần 800 nhà máy điện quy mô lớn, trong đó có 15 cơ sở hạt nhân vận hành khoảng 35 lò phản ứng. Bảy tổ máy hạt nhân mới hiện đang được xây dựng tính đến giữa năm 2017.

Vậy có đúng là Ng@ tự chủ được 100% công nghệ liên quan đến sản xuất – truyền tải – phân phối và kiểm soát tiêu thụ điện năng đất nước không? Hóa ra không phải như vậy.

TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI – ĐIỀU HÒA HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

Mỗi nhà sản xuất thiết bị điện Cấp Một trên thế giới đều có chỗ đứng trên thị trường Ng@ về truyền tải và phân phối điện năng. Mỗi công ty trong số đó đã thực hiện những khoản đầu tư đáng kể trị giá hàng trăm triệu đô la (và một số cá biệt, nhiều tỷ đô la) vào đất nước này. Tổng cộng, các nhà cung cấp Cấp Một cùng với các nhà sản xuất thiết bị rất lớn khác từ Châu Á và một số nhà cung cấp Đông Âu “ngoài Ng@” chiếm tới 75% tổng số thiết bị vốn được sử dụng trong ngành điện hiện nay (theo ước tính của Newton-Evans). Tuy nhiên, đối với thiết bị trung thế có chi phí thấp hơn và các mô-đun, bộ phận tự động hóa, ngày càng có sự hiện diện ngày càng tăng của các nhà sản xuất và nhà cung cấp trong nước trên cơ sở mua một phần công nghệ nước ngoài để sản xuất ra sản phẩm “Made in Russia”, cũng như vai trò quan trọng của các bên tham gia thị trường từ Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác, đặc biệt là đối với các thiết bị điện tử.

Về ứng dụng máy tính lưới điện thông minh, có nhiều công ty Ng@ cung cấp dịch vụ tích hợp và lắp đặt, cũng như phát triển nhiều ứng dụng lưới điện thông minh để hoạt động, hầu hết theo phương thức vừa đề cập trên đây, cùng với các hệ thống do ABB, GE, Siemens và Schneider Electric cung cấp.

Trước khi cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine nổ ra, Ng@ đã có “Sáng kiến Công nghệ Quốc gia và năng lượng.” Nền tảng của sáng kiến này với một hợp phần chương trình có tên là Lộ trình Mạng lưới Năng lượng. Các mục tiêu đầu tư hiện tại theo Lộ trình Mạng lưới Năng lượng kêu gọi tới 40 tỷ đô la mỗi năm cho đến năm 2035 để nâng cấp và hiện đại hóa lưới điện của Ng@. Kế hoạch cho những nỗ lực phát triển cụ thể có thể được tìm thấy trong Triển vọng Năng lượng Ng@ 2035 và dự thảo báo cáo mang tên Chiến lược năng lượng Ng@ 2035.

Một số công ty năng lượng lớn nhất của Ng@ hiện đang tích cực lắp đặt đồng hồ thông minh cho khách hàng mua điện với các dự án đang được triển khai hoặc sắp hoàn thành ở các khu vực Kaliningrad, Bashkiria, Sankt Peterburg và Sevastopol. Hầu hết các công ty năng lượng của Ng@ đã vận hành các hệ thống SCADA trong hơn 30 năm và một số vận hành các hệ thống EMS chính được phát triển và triển khai bởi (chủ yếu) các nhà cung cấp phương Tây, có sử dụng các đối tác trong nước đủ tiêu chuẩn.

“Tổng phạm vi mạng lưới của các công ty con điều hành Công ty Lưới điện Ng@ vượt quá 2,3 triệu ki-lô-mét. Định nghĩa lưới điện thông minh ở Ng@ trước hết là sự tích hợp công nghệ của lưới điện, người tiêu dùng và máy phát điện vào hệ thống tự động thống nhất.”

(Nguồn: https://rdif.ru/Eng_fullNews/954/)

Điều quan trọng là mỗi nhà lãnh đạo hệ thống EMS/SCADA/DCS quốc tế lớn đều có một hoặc nhiều cơ sở lắp đặt khu vực ở Ng@. Chẳng hạn, kết nối của Latvia với Kaliningrad là hệ thống GE, Matxcơva (MOESK) có EMS từ một công ty Ng@ (Monitor Electric) và nhiều cơ sở lắp đặt GE PowerOn DMS; Leningrad có hệ thống ABB; Schneider Electric có hệ thống DMS lớn tại Công ty Lưới phân phối liên vùng. Trong lĩnh vực sản xuất điện của hệ thống điều khiển, các công ty này, cùng với Invensys-Foxboro, đều lắp đặt hệ thống điều khiển DCS tại các nhà máy điện lớn trên khắp đất nước.

“Công ty Cổ phần Lưới điện Ng@ là công ty lưới điện truyền tải và phân phối lớn nhất ở Ng@ và Công ty tin rằng đây là một trong những công ty lưới điện phân phối và truyền tải điện lớn nhất thế giới xét về chiều dài đường dây truyền tải và phân phối cũng như công suất máy biến áp lắp đặt.”

“Danh mục bất động sản của Công ty Lưới điện Ng@ bao gồm lợi ích ở 43 công ty con và công ty liên kết cổ phần, bao gồm lợi ích ở 16 công ty lưới phân phối khu vực và liên vùng (IDGC/RDGC) và Công ty Lưới điện Liên bang ở Ng@. Cổ đông kiểm soát là chính phủ Ng@ nắm giữ 85,3% cổ phần.”

“Tổng phạm vi mạng lưới của các công ty con điều hành Công ty Lưới điện Ng@ vượt quá 2,3 triệu km. Định nghĩa lưới điện thông minh ở Ng@ trước hết là sự tích hợp công nghệ của lưới điện, người tiêu dùng và máy phát điện vào hệ thống tự động thống nhất.”

(Nguồn: https://rdif.ru/Eng_fullNews/954/)

Điều quan trọng là mỗi nhà lãnh đạo hệ thống EMS/SCADA/DCS quốc tế lớn đều có một hoặc nhiều cơ sở lắp đặt khu vực ở Ng@. Kết nối của Latvia với Kaliningrad là hệ thống GE, Matxcơva (MOESK) có EMS từ một công ty Ng@ (Monitor Electric) và nhiều cơ sở lắp đặt GE PowerOn DMS; Leningrad có hệ thống ABB; Schneider Electric có hệ thống DMS lớn tại Công ty Lưới phân phối liên vùng. Trong lĩnh vực sản xuất điện của hệ thống điều khiển, các công ty này, cùng với Invensys-Foxboro, đều lắp đặt hệ thống điều khiển DCS tại các nhà máy điện lớn trên khắp đất nước.

Có rất nhiều nhà phát triển/nhà tích hợp hệ thống có năng lực của Ng@ thuộc về RUS-SOFT, hiệp hội toàn quốc gồm các công ty phát triển phần mềm có năng lực kỹ thuật nhất ở Ng@. Hầu hết các nhà cung cấp này phục vụ ngành điện trong nước đã phát triển liên doanh hoặc hợp tác với các công ty phần mềm phương Tây, ở cả lĩnh vực công nghệ thông tin điều phối của ngành điện. Oracle, Intergraph, SAP, VMWare, Symantec và nhiều dịch vụ dẫn đầu thị trường khác có sẵn trên khắp nước Ng@ trực tiếp hoặc thông qua các đối tác trong nước. Trong Tập 4 báo cáo về Tự động hóa trạm biến áp của Newton-Evans, có hồ sơ của khoảng 10 chuyên gia tích hợp trạm biến áp điện ở Ng@.

Từ khi nổ ra chiến tranh…

– Oracle rút khỏi Ng@ ngay đầu tháng Ba 2022.

https://www.reuters.com/…/oracle-says-it-has-suspended…/

– Đầu tháng 3 năm 2022, chỉ một tuần sau khi Ng@ xâm chiếm Ukraine, ABB đã trở thành công ty đa quốc gia lớn đầu tiên của Thụy Sĩ tuyên bố đình chỉ kinh doanh với Ng@. Vài tháng sau, nước này tuyên bố rút hoàn toàn khỏi đất nước.

https://www.swissinfo.ch/…/why-western…/48239198

– VMWare – công ty phần mềm phát triển ứng dụng quản lý tuyên bố đình chỉ tất cả các dịch vụ bán hàng, hỗ trợ và chuyên nghiệp ở Ng@ và Belarus ngày 22/3/2022.

– Ngày 25/4/2022, SAP rút khỏi Ng@. Cụ thể, họ đã thông báo ngừng hỗ trợ và bảo trì tất cả các sản phẩm tại chỗ ở Ng@. Theo đó, SAP đã đóng cửa hoạt động trên toàn bộ nước Ng@, mà doanh thu hàng năm đang đạt 300 triệu Euro. Tại Ng@, SAP đã hoạt động được 30 năm và họ cung cấp dịch vụ cho các bệnh viện, nhà máy sản xuất, công nghiệp chế biến thực phẩm… SAP là một công ty của Đức, một trong những nhà phát triển hệ thống ERP (Enterprise resource planning – hệ thống phần mềm khách hàng điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình, hỗ trợ tự động hóa và các quy trình về tài chính, nhân sự, sản xuất, chuỗi cung ứng, dịch vụ, mua sắm, v.v…) lớn nhất thế giới. Sau khi rút khỏi Ng@ và Belarus , SAP chỉ còn lại vài trăm triệu euro lợi nhuận hoạt động. Đương nhiên lĩnh vực điện lực là một trong những lĩnh vực chiếm lượng khách hàng lớn của SAP.

https://futurumgroup.com/…/sap-pulls-completely-out-of…/

https://leave-russia.org/sap

– Ngày 12/5/2022, Siemens (SIEGn.DE) sẽ rời khỏi thị trường Ng@ do cuộc chiến ở Ukraine, hãng này cho biết, khiến hoạt động kinh doanh của hãng bị thiệt hại 600 triệu euro (630 triệu USD) trong quý hai, cùng nhiều chi phí sắp tới (Reuter)

https://www.reuters.com/…/siemens-leave-russia-due…/

VẬY VỀ LĨNH VỰC NGUỒN PHÁT ĐIỆN THÌ SAO?

Tôi muốn bắt đầu bằng một thông tin “rút khỏi Ng@”: ngày 20/6/2023 General Electric (từ sau đây xin viết tắt là GE) ngừng bảo dưỡng tua bin khí tại các nhà máy nhiệt điện của Ng@. Hãng này cũng có thể ngừng cung cấp phụ tùng thay thế cho các tuabin của mình tại một số nhà máy nhiệt điện quan trọng trên khắp nước Ng@. Quyết định này được đưa ra sau khi các lệnh trừng phạt mở rộng sắp có hiệu lực. Nhật báo Kommersant dẫn lời quan chức của một số nhà máy nhiệt điện ở Ng@ cho biết, việc bảo dưỡng các tuabin do công ty Mỹ sản xuất đã ngừng hoạt động kể từ ngày 19/6, đồng thời cho biết thêm rằng GE cũng có thể ngừng cung cấp phụ tùng thay thế cho các tuabin của họ tại một số nhà máy nhiệt điện quan trọng trên khắp nước Ng@.

Đến đây có thể bạn đọc sẽ hỏi: tỉ trọng giữa các “loại” điện năng từ các nguồn khác nhau của Ng@ là bao nhiêu, có đúng điện hạt nhân chiếm tỉ trọng lớn và làm cho điện của Ng@ “rẻ như cho” hay không? – không phải! Sản xuất điện ở Ng@ chủ yếu dựa vào khí đốt (46%), than (18%), thủy điện (18%) và năng lượng hạt nhân (17%). 60% sản lượng nhiệt (khí và than) là từ các nhà máy nhiệt điện kết hợp. Thông tin này trên Wikipedia.

Ng@ là nước có trữ lượng dầu khí như thế nào thì ai cũng biết, và từ đó họ là nước phát triển điện từ khí tự nhiên hạng nhất thế giới, và đương nhiên là cũng bị chỉ trích nhiều nhất thế giới về tàn phá môi trường. Chẳng hạn, năm 2008 họ có một dự án mở rộng nhà máy nhiệt điện từ khí tự nhiên Surgut trên sông Obs, và biến nó thành nhà máy nhiệt điện lớn nhất thế giới. Đây là đoạn trích từ bài của Reuter:

“E.ON xây dựng nhà máy điện lớn nhất thế giới ở Ng@” – Reuter – 17/7/2008, tác giả Simon Shuster. Công ty E.ON Ng@ (công ty mẹ là một công ty Đức) đã bắt đầu xây dựng hai tổ máy tuabin 400 megawatt tại một nhà máy điện ở trung tâm dầu mỏ của Ng@, khi hoàn thành sẽ biến nó thành nhà máy lớn nhất thế giới. Việc xây dựng này là một phần trong chương trình đầu tư trị giá 76 tỷ rúp (3,29 tỷ USD) mà E.ON của Đức dự định thực hiện tại nhà máy mới được một công ty Ng@ mua lại – công ty cổ phần “OGK-4” dự định sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2011. Việc xây dựng hai tuabin khí chu trình hỗn hợp (CCGT) sẽ tiêu tốn 19 tỷ rúp (821,8 triệu USD) và được General Electric hợp tác với công ty kỹ thuật Gama của Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện… Dự án mới này khi đi vào hoạt động được gọi là Surgut-2 sẽ chiếm 55,9% sản lượng điện của tổng số sản lượng toàn tổ hợp Surgut phát ra.

https://www.reuters.com/…/eon-surgut…/

https://www.power-technology.com/…/featureenergy-in…/…

Ngày 8 tháng 6 năm 2011, Liên doanh PJSC EnergoMashinostroitelny (EM Alliance) thông báo họ đã đạt được thỏa thuận sử dụng công nghệ tua bin khí khí đốt có độ tin cậy cao và tiết kiệm năng lượng của GE để cập nhật và mở rộng nhà máy điện Omskaya TETs-3 ở thành phố Omsk, Siberia. Omsk là một trung tâm giao thông và trung tâm công nghiệp lớn với nhu cầu điện ngày càng tăng từ các cơ sở công nghiệp và dân cư nói chung. EM Alliance là một trong những công ty năng lượng lớn nhất cả nước, phục vụ nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của khu vực.

Theo các điều khoản của thỏa thuận, GE sẽ cung cấp hai tuabin khí LM2500+G4 công suất 32 megawatt (MW), cùng nguồn gốc với những động cơ phản lực cung cấp cho các hãng sản xuất máy bay trên thế giới, nơi độ tin cậy cao và hiệu quả sử dụng năng lượng là điều tối quan trọng. Chạy bằng khí tự nhiên, LM2500+G4 sẽ được sử dụng trong cấu hình chu trình hỗn hợp cùng với tua-bin hơi nước để tạo thêm điện, nâng tổng công suất của nhà máy lên 90 MW. Các tổ máy sẽ được giao vào tháng 3 năm 2012, trong khi nhà máy điện dự kiến sẽ bắt đầu vận hành thương mại vào tháng 11 năm 2012. GE cũng sẽ cung cấp một loạt dịch vụ theo một thỏa thuận dịch vụ khách hàng riêng biệt.

https://www.ge.com/…/siberian-energy-producer-ramps…

Sau đây là một số nhà máy nhiệt điện của Ng@ sử dụng công nghệ turbin khí tự nhiên hỗn hợp:

– Avtovo CHP-15 – Sankt Peterburg. Nhờ việc triển khai chương trình đầu tư của TGC-1 (nhà sản xuất điện và nhiệt năng hàng đầu ở khu vực Tây Bắc nước Ng@) vào năm 2007, các chỉ số về tổng công suất lắp đặt của các doanh nghiệp công ty đã thay đổi. Liên quan đến việc vận hành tổ máy tua bin mới tại Avtovskaya CHPP-15 (30 MW) và ngừng hoạt động tua bin và máy phát điện của phần cũ của Pravoberezhnaya CHPP-5 như một phần của việc thay thế công suất lỗi thời (32 MW), công suất điện lắp đặt hiện nay là 6246,4 MW (năm trước – 6248,4).

– CHPP-27 của tập đoàn Mosenergo, nằm gần như ngay bên ngoài Đường vành đai Matxcơva (МКАД) – gần làng Chelobityevo, quận Mytishchi, khu vực Matxcơva. Nhà máy cung cấp nhiệt năng và điện cho hơn một triệu cư dân ở các quận phía Bắc và Đông Bắc Matxcơva, cũng như thành phố Mytishchi. Vào giữa những năm 2000, một quyết định đã được đưa ra để phát triển hơn nữa CHPP-27 dựa trên công nghệ chu trình khí-hơi mới nhất. Năm 2007, tổ máy thứ ba và năm 2008, tổ máy điện thứ tư của nhà máy có công suất 450 MW mỗi tổ máy được đưa vào vận hành. Do đó, công suất điện lắp đặt của CHPP-27 đã tăng gần bảy lần. Tổ máy thứ 3 và thứ 4 của TPP-27 vận hành theo công nghệ chu trình khí-hơi, tiết kiệm hơn so với các nhà máy điện hơi nước truyền thống của Ng@. Hiệu suất của các đơn vị này đạt 52% (đối với các đơn vị năng lượng hơi nước là khoảng 30%). Và những đơn vị năng lượng này tiêu thụ ít khí hơn một phần ba. 35 người trực tiếp quản lý vận hành nhà máy điện. Đây là số ca một, bao gồm các chuyên gia thuộc nhiều ngành nghề khác nhau: kỹ sư sưởi ấm, thợ điện, chuyên gia hệ thống điều khiển và tự động hóa và đại diện của các chuyên ngành khác. Số nhân viên còn lại là nhân viên hành chính, kỹ thuật và bảo trì. Tổng cộng có khoảng 300 người làm việc tại CHPP-27. Đây chủ yếu là cư dân của các khu vực lân cận Matxcơva và khu vực.

Ảnh 1: phòng điều khiển được tự động hóa của CHPP-27.

Công nghệ hiện đại của nhà máy này sử dụng từ Siemens, ví dụ như tổ máy số 3 CCGT-450 bao gồm hai tổ máy tua bin khí GTE-160, hai nồi hơi nhiệt thải thẳng đứng và một tua bin hơi nước. Các thiết bị tương tự cũng được lắp đặt tại tổ máy số 4 của CHPP-27. Và GTE-160 là của Siemens.

https://www.kp.ru/daily/26004/2929937/

https://www.gem.wiki/CHP-27_(Mosenergo)_power_station

https://www.gtefficiency.com/…/Power-Generation…

– Tháng 6/2011. Enel OGK-5 đã ra mắt một nhà máy khí chu trình hỗn hợp mới có công suất 410 MW (CCP-410) tại Nhà máy điện cấp quận ở vùng Nevinnomyssk. Việc xây dựng tổ máy CCGT bắt đầu vào tháng 11 năm 2008 và có sự tham gia của một tập đoàn gồm các công ty Ng@ và quốc tế do Enel Engineering and Innovation đứng đầu. Hiệu suất của tổ máy đạt khoảng 58%, cao hơn đáng kể so với các nhà máy điện chạy bằng khí đốt thông thường nhờ công nghệ “thế hệ thứ tư.”

https://www.powerengineeringint.com/…/enel-russia-unit…/

Theo văn bản “PUBLIC CONSULTATION AND DISCLOSURE PLAN – CCPP‐410, branch “Nevinnomisskaya DSPS” JSC “OGK‐5”” thì công nghệ được sử dụng cho dự án mở rộng công suất nhà máy là từ Siemens.

– Năm 2012, nhà máy nhiệt điện Shatura (tỉnh Matxcơva) đưa dự án nhiệt điện mới sử dụng khí tự nhiên, sử dụng công nghệ turbin khí đốt trực tiếp của GE đi vào hoạt động chính thức. E.ON Ng@ ước tính rằng sản lượng của nhà máy đã tăng thêm một con số ấn tượng là 115 GWh nhờ việc mở rộng công suất phát điện của nhà máy. Công nghệ này của GE được biết đạt hiệu suất nhiệt 56%.

https://www.powerengineeringint.com/…/shatura-sets-a…/

Ảnh 2: Nhà máy nhiệt điện khí tự nhiên Sochi

– Năm 2014, nhà máy nhiệt điện khí tự nhiên Sochi được xây dựng với công suất 1200MW để phục vụ Olympic mùa đông (ảnh 2), công nghệ được cung cấp bởi GE với hai tổ máy turbin khí đốt trực tiếp. Nguồn website GE:

https://www.ge.com/…/ge-gas-turbines-provide-power…

– Ngày 10 tháng 6 năm 2015. Công ty năng lượng OJSC của Ng@ “Công ty phát điện” đã trao cho GE (NYSE: GE) Power Generation Services một thỏa thuận dịch vụ hợp đồng 16 năm (CSA) cho nhà máy điện khí chu trình hỗn hợp Kazanskaya CHP-2 mới ở Kazan ở Kazan. vùng Tatarstan của Ng@. GE đã được trao CSA để đảm bảo khả năng sẵn sàng lâu dài của các tuabin khí do GE cung cấp của nhà máy điện nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp hóa.

Kazan CHP-2 có tổng công suất lắp đặt là 410 megawatt (MW). Nhà máy điện bao gồm một khối tua-bin khí chu trình hỗn hợp công suất 220 MW gồm hai tua-bin khí 6FA của GE, hai máy phát điện tua bin hơi nước KTZ và hai máy phát hơi nước thu hồi nhiệt của Ema Alliance.

https://www.ge.com/…/ge-awarded-long-term-service…

Phúc Lai bình: Như vậy, song song với hệ thống đang có từ thời Xô-viết, tất cả những dự án hiện đại hóa và nâng cấp công suất sản xuất điện năng, cũng như tự động hóa hệ thống truyền tải – phân phối điện của Ng@, đều phụ thuộc công nghệ phương Tây. Các nhà máy phát điện sử dụng khí tự nhiên là thứ rẻ nhất và sẵn nhất của Ng@ (như trên đây tôi đã trích dẫn số liệu là chiếm 41%) và điều cần khẳng định: cứ hễ có dự án nâng cấp công suất theo hướng này, thì hoặc công nghệ GE hoặc là Siemens.

Còn về hệ thống truyền tải về phân phối thì khỏi nói, ngay cả cái gọi là “tự chủ về công nghệ” thì cũng trên nền tảng các mô-đun và linh kiện phương Tây, chứ “Ng@ có sản xuất được mạch vi điện tử thì đã không phải phá máy giặt.”

Trong bối cảnh trên, chỉ cần vài % năng lực sản xuất điện có vấn đề, và khoảng 10% hệ thống truyền tải phân phối bị sự cố, thì sẽ gây thiếu điện cục bộ. Mà chuyện này không phải là từ chiến tranh mới xảy ra, chẳng hạn năm 2019 nhà máy CHPP-27 của tập đoàn Mosenergo đã xảy ra một vụ cháy khí gas nghiêm trọng, được cho là do lỗi của người vận hành hệ thống. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể nhận ra rằng, không cần phải phá nhà máy điện mà hệ thống vận hành nó bị hack, đã đủ gây ra thiệt hại nghiêm trọng rồi. Các công ty cung cấp dịch vụ – thiết bị – công nghệ rút khỏi Ng@ cũng gây ra những sự cố trong lĩnh vực này, do Ng@ khó tiếp cận được công nghệ và không còn nhận được bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng kịp thời và đầy đủ.

Như trong vài bài trước tôi đã viết: mất điện dẫn đến mất nước nóng sưởi, chỉ vài giờ là nước đóng băng trong đường ống và gây vỡ ống ngay lập tức – với hệ thống ống nước có 60 – 70 năm tuổi như của Ng@, không vỡ mới là lạ. Đó là lý do không có lực lượng nào cần phải đi phá ống nước cả, chỉ cần mất điện cục bộ là chết rét hết.

3. MỤC CUỐI CÙNG

Cũng trong báo cáo cách đây 2 ngày, ISW viết:

– Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên đang có chuyến thăm Matxcơva. Ngoài ra, Ng@ và Iran chuẩn bị ký một hiệp ước toàn diện nhằm tăng cường hợp tác quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng Shói-gù và Ashtiani thảo luận về hợp tác song phương. Hiệp ước sẽ tái khẳng định sự tôn trọng lẫn nhau về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nó nhằm mục đích xây dựng một thế giới đa cực công bằng. Lavrov và Abdollahian cũng thảo luận về hợp tác thương mại và hậu cần. Skibitskyi báo cáo sự quan tâm của Iran đối với các “của nả” quân sự của Ng@, nêu bật quan hệ đối tác ngày càng tăng của họ.

Phúc Lai bình: Chẳng rõ thằng Ủn nó cử Ngoại trưởng sang Ng@ làm gì, thoái thác không bán đạn nữa à? Trước sau thì thằng béo mỡ này cũng phải trả giá cho hành động của nó.

Hôm qua xem video trên mạng, thành phố Voronezh của Ng@ cúp điện tối um. Ngay sau khi Ng@ bắt đầu sơ tán thị trấn biên giới Belgorod do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của Ukraine, thành phố Voronezh có dân số hơn một triệu người, nằm sâu hơn các mặt trận về phía bên trong nước Ng@, cũng đã kêu la tìm kiếm sự giúp đỡ của Điện Kremlin.

Phúc Lai bình: cái bọn Ng@ này có một căn cứ không quân ngay bên ngoài Voronezh, chỗ đó có các máy bay Sukhoi Su-34 mà từ đó chúng xuất kích tấn công Ukraine. Sau vụ tấn công, kênh tin “Shot” (của Ng@) đã nói rằng, có ít nhất 15 vụ nổ lớn trong và xung quanh căn cứ không quân và ít nhất một tòa nhà chung cư bị hư hại được cho là do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Thị trưởng thành phố đã ban bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu Điện Kremlin “các sếp xem có làm được gì giúp chúng em chứ không thì, cứ thế này thì chúng em ch.ết!”

Theo SHOT, Thống đốc vùng (Voronezh) Alexander Gusev cho biết: “Tình trạng khẩn cấp được đưa ra trong thành phố… sẽ cho phép thực hiện nhanh chóng các biện pháp thay thế cửa sổ bị vỡ và sửa chữa các tòa nhà bị hư hại”.

Trong tình hình đó, còn có một thông tin nữa từ hai ngày trước, cũng nguồn ISW:

– Kiểm duyệt của Điện Kremlin trước cuộc bầu cử Tổng thống: Điện Kremlin tăng cường kiểm duyệt để ngăn chặn những lời chỉ trích về cuộc chiến Ukraine. Các thành viên đảng Nước Ng@ Thống nhất đề xuất dự luật tịch thu tài sản vì phát tán tin quân sự “giả”. Các vụ bắt giữ và điều tra nhắm vào những câu chuyện chính thức đầy thách thức. Chính phủ nhằm mục đích im lặng người thân của nhân viên được huy động, duy trì hình ảnh thuận lợi trước cuộc bầu cử.

Ngoài ra, mạng xã hội còn xuất hiện những hoạt động phản chiến ở vùng Buryatia. Quá trình nện trực tiếp vào uy tín của Putox vẫn được tiến hành. Theo tôi nhận thấy, người Ukraine không cần phải phá cái gì thuộc về hạ tầng dân sinh của Ng@ cả, theo ý nghĩa hành động phá hoại đặt mìn, như hệ thống điện thì chỉ cần bọn hacker nào đó ngồi nghịch là đủ. Nhưng các căn cứ quân sự nhất là tầm này, chỗ nào đỗ máy bay cường kích và ném bom chiến lược, là phải tiến hành không kích.

Ống nước nóng của hệ thống sưởi vẫn tiếp tục vỡ. Cứ chỗ nào mất điện, chỗ đó sẽ vỡ ống, vậy thôi.

Người Ng@ đã và đang cảm thấy chiến tranh ở cửa nhà mình, và tôi không rõ Putox sẽ tổ chức bầu cử như thế nào trong hoàn cảnh như vậy. Và đảng của hắn đã phải tìm cách ra luật để bảo vệ uy tín cho cả hắn lẫn cuộc chiến tranh của hắn. Đà trượt xuống dốc không phanh này dẫn Putox lao xuống cái vực thẳm theo một lộ trình không thể tránh khỏi.

Tin mới nhất: nhà máy hóa chất – polime gì đó ở Rostov vừa bốc cháy, to lắm. Nhà máy này từ khi chiến tranh bùng nổ sản xuất áo giáp chống đạn cho quân đội Ng@.

P.L.

Nguồn: FB Phúc Lai GB

(*) BVN lược bỏ một câu phê phán nhà báo Tuấn Sơn của Dân trí.

This entry was posted in Nga xâm lược Ukraine, Ukraine chống Nga xâm lược. Bookmark the permalink.