Dầu khí Nauy và Việt Nam

TS Phạm Minh Chính

10.01.2024 

(VNTB) – Na Uy từ đầu đã quản lý doanh thu từ dầu mỏ để mang lại lợi ích cho dân Na Uy. 

Chiều 08/01/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Năm 2023, PVN khai thác được 10,4 triệu tấn dầu, 7,5 t mét khối khí đốt và 23,1 t kWh điện. Phạm Minh Chính được nghe PVN tóm tắt là tổng doanh thu của PVN tương đương với 9,2% GDP cả nước. [1]

Theo nguồn từ PVN, Việt Nam xếp thứ 28 trong số 52 quốc gia có tiềm năng dầu khí trên thế giới năm 2015. Ước tính trữ lượng dầu thô của Việt Nam là xấp xỉ 4,4 tỷ thùng và trữ lượng khí đốt khoảng 600 tỷ mét khối. Việt Nam đứng đầu về dầu thô và đứng thứ ba về khí đốt ở Đông Nam Á, sau Nam Dương và Mã Lai. [2]

Theo nguồn nước ngoài, trữ lượng dầu khí dưới Biển Đông được ước tính là hơn 10 tỷ thùng và gần 5.664 tỷ mét khối khí đốt. Ước tính như thế có thể là thấp, với trữ lượng thực có thể cao hơn nhiều. [3] 

Các mỏ dầu nằm dọc theo rìa Biển Đông chứ không nằm dưới các đảo nhỏ và rạn san hô đang tranh chấp. Các nguồn trữ lượng được bố trí dọc theo vành đai lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế thuộc các nước ven biển, như Việt Nam, Mã Lai. Vì vậy, những nguồn tài nguyên này hầu hết nằm ngoài tầm pháp lý của Trung Quốc, trừ khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của các nước láng giềng Đông Nam Á. [3]

Na Uy là một nước ở Bắc Âu, nằm trên bán đảo Scandinavia, có tổng diện tích 385.207 km vuông (so với 331,690 km vuông của VN) và có dân số 5.488.984 (so với 98.858.950 người ở VN). Đất nước này có chung đường biên giới với Thụy Điển, Phần Lan và Nga. Na Uy có đường bờ biển rộng lớn hướng ra Bắc Đại Tây Dương và Biển Barents.

Mỗi năm, Na Uy sản xuất khoảng 730 triệu tấn dầu (so với 10,4 triệu tấn dầu từ PVN) và 123 t mét khối khí đốt (so với 7,5 t mét khối từ PVN). Hầu hết lượng dầu thô và khí đốt xuất khẩu từ Na Uy sang các nước châu Âu khác, hàng đầu là Vương quốc Anh và Hà Lan. [4]

Năm 2021, Nga và Na Uy đã giải quyết tranh chấp kéo dài 40 năm về việc phân chia Biển Barents và một phần Bắc Băng Dương thành các vùng kinh tế rõ ràng kéo dài đến rìa thềm lục địa phía bắc châu Âu. Thỏa thuận này có thể báo trước việc thăm dò dầu khí tự nhiên ở một khu vực rộng lớn và có tiềm năng sinh lợi rất lớn. [5] Cách làm này trái ngược với việc TQ xâm phạm vùng kinh tế ven biển của Việt Nam. 

Na Uy từ đầu đã quản lý doanh thu từ dầu mỏ để mang lại lợi ích cho dân Na Uy. Quốc hội Na Uy đã đặt ra các nguyên tắc kinh tế và đạo đức ưu tiên để hướng dẫn việc sử dụng và khai thác dầu khí của Na Uy vì lợi ích của các thế hệ người Na Uy hiện tại và tương lai. [6]  

Quốc hội Na Uy từ đầu đã thành lập Quỹ Dầu mỏ, hiện được gọi là Quỹ Hưu trí, để quản lý nguồn thu từ dầu mỏ. Vào đầu năm 2022, quỹ này lên tới 1,25 nghìn tỷ đô la Mỹ. Đây là quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới, tương đương 1 triệu USD cho mỗi gia đình Na Uy gồm 4 người, đầu tư vào hơn 9.000 công ty ở 70 quốc gia. [6] 

Cách qun lý Quỹ Hưu trí ở Na Uy trái ngược với cách quản lý quỹ phúc lợi xã hội ở Việt Nam. Từ năm 2016 đến năm 2022, có 4,9 triệu người Việt Nam không đóng bảo hiểm xã hội để có tiền mà sống, với nhiều người trẻ gặp khó khăn. [7] 

Một bạn trẻ nói “Tôi tuy không phải con nhà lính nhà quan gì nhưng cũng nhận thức được có gì đó không đúng đang xảy ra ở đây. Từ khi tôi học cấp 2 tôi đã dần hiểu được một số thứ đang bị che đậy, phủ bụi lên nhằm giấu đi”. 

___

Nguồn:

1.      Tuoi tre. Phát hiện thêm 2 mỏ dầu khí mới, nâng trữ lượng lên 13 triệu tấn. 08/01/2024 Available from: https://tuoitre.vn/phat-hien-them-hai-mo-dau-khi-moi-nang-tru-luong-len-13-trieu-tan-20240108180302869.htm.

2.      Viet, T.Q. and P. Van Chat, An overview of Vietnam’s oil and gas industry. Petrovietnam Journal, 2016. 10: p. 64-71.

3.      The Institute of Energy Research. OIL, GAS, AND THE SOUTH CHINA SEA: How China’s Energy Expansionism Threatens a Free and Open Indo-Pacific. 13/10/2021; Available from: https://www.instituteforenergyresearch.org/international-issues/oil-gas-and-the-south-china-sea-how-chinas-energy-expansionism-threatens-a-free-and-open-indo-pacific/.

4.      U.S. Energy Information Administration. Background Reference: Norway. Accessed 08/01/2024; Available from: https://www.eia.gov/international/content/analysis/countries_long/Norway/background.htm.

5.      The New York Times. Russia and Norway Reach Accord on Barents Sea. 27/04/2010; Available from: https://www.nytimes.com/2010/04/28/world/europe/28norway.html.

6.      IMF. Norway should set an example for the world by pumping oil and gas revenues into helping other countries meet climate change goals. Accessed 08/01/2024; Available from: https://www.imf.org/en/Publications/fandd/issues/2022/12/POV-putting-oil-profits-to-global-benefit-isachsen-gylfason.

7.      Tu Phuong Nguyen. The paradox of social insurance reform in Vietnam. 6/11/2023; Available from: https://blogs.lse.ac.uk/seac/2023/11/06/the-paradox-of-social-insurance-reform-in-vietnam/.

P.M.C.

VNTB gửi BVN

This entry was posted in Biển Đông, Khai thác dầu khí ở Biển Đông, kinh tế, Quản lý nhà nước. Bookmark the permalink.