Cái bạt tai của bế tắc từ mọi phía

Luân Lê

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'THANHHIEH Báo Thanh Niên Bạt tai học sinh không thuộc bài, nữ giáo viên bị phụ huynh đá¡nh giữa trường Thanh Niên 17:01 23/12/2023 Lãnh đạo H.Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cho biết sẽ có biện pháp xử lý phù hợp với vụ việc phụ huynh hành hung nữ giáo viên Trường THCS Mỹ An sau khi cô giáo này đã đánh học sinh do không thuộc bài.'

Những sự việc trong giáo dục dùng bạo lực để trấn áp học sinh không phải là điều hy hữu, nó như là một phương cách giáo dục xưa nay vì được đồng thuận lớn từ hầu hết trong xã hội rằng có đánh đòn thì mới nên người. Điều đó dẫn tới bạo lực không dứt theo chiều hướng chúng trở nên là điều đầu tiên người ta nghĩ tới để thực hành.

Không có mô hình hay phương pháp giáo dục nào cho phép dùng bạo lực để tấn công người học trong bất kể trường hợp nào. Nhưng chính vì sự đồng thuận nhất mực từ các thế hệ đã được tôi rèn và trưởng thành trong đòn roi nên những biến chứng ngày càng trở nên đa dạng và công khai hơn.

Ngoài việc môi trường sư phạm đang không thực sự phân định được kỷ luật của các nguyên tắc với việc trừng phạt mang tính trừng trị hoặc trấn áp, còn một nguyên nhân khác khiến cho người trẻ hiện nay ngày càng thụ động và “ít sâu sắc” hơn trong khi lại dễ nổi giận hơn đó chính là việc dồn ép những đứa trẻ học quá nhiều.

Nên nhớ rằng hiện nay phổ biến tình trạng được cho là “mù chữ và không biết gì” ở độ tuổi từ 3-4 tuổi trở lên, vì nhẽ nhà nhà đã dạy con thuộc mặt chữ và bảng số đến các phép tính từ độ tuổi chập chững ở trên. Thời của thế hệ nửa sau thế kỷ trước, mỗi đứa trẻ chỉ biết mặt chữ và các con số khi bước chân vào lớp 1. Chính bởi thế mà đứa trẻ nào cũng có thể tiếp thu và trưởng thành theo đúng các giai đoạn tự nhiên của đời người, và nó dẫn tới những con người nếu giỏi sẽ luôn là thực chất một cách xuất sắc và thật sự sâu sắc.

Cách giáo dục trong giai đoạn hai mươi năm trở lại đây đã dẫn đến sự tha hoá và suy thoái đi tư duy và phẩm chất trí tuệ của con người. Không đứa trẻ nào không bị phán xét nếu đến chừng 4 tuổi mà chưa biết đọc chữ hay nhẩm số cho các phép cộng, trừ trong phạm vi nào đó. Họ muốn con cái họ thông minh và vượt trội hơn những đứa trẻ khác từ sớm, và để đáp ứng cả nền giáo dục luôn thúc ép chúng học ngày học đêm để “được điểm 10 như nhau” từ tấm bé.

Đã rất nhiều vụ giáo viên đánh bầm tím nhiều/hàng loạt học sinh, và có những vụ phụ huynh cũng đã phải vướng lao lý vì đáp trả bạo lực bằng bạo lực với giáo viên. Những đứa trẻ trở thành điểm nhấn đầy giận dữ còn lại từ gọng nhìn giáo dục, lạc lõng vì mất đi người thân, và không thể tìm lấy điều gì sáng sủa cho tương lai trước tình cảnh thực tế hoàn toàn u ám như thế.

Cái bạt tai này là cái bạt tai của sự bế tắc từ mọi phía – trường học, nền giáo dục (tính mô phạm), gia đình và xã hội (văn hoá lẫn luật pháp). Và chỉ có học sinh (những đứa trẻ) là nạn nhân chính yếu cũng như cuối cùng phải gánh chịu mọi hậu quả của chúng.

L.L.

Nguồn: FB Luân Lê

This entry was posted in Giáo dục. Bookmark the permalink.