Thứ Sáu, 27-10-2023
Trên bầu trời từ Sài Gòn đến Buôn Ma Thuột gã nhìn thấy nhoáng cầu vồng. Không hiểu sao gã nhớ đến ông. Phải chăng vì cây cầu luôn gợi đến kết nối…
Bên này và bên kia
Sớm Buôn Ma Thuột thật tĩnh lặng. Lướt mạng gã thấy trên trang của ông tấm hình cánh đồng xanh, một con đường nhỏ dẫn đến một mái ngói khuất rặng dừa.
Ông ghi dòng chữ:
“27/10/2023, những ngày thế giới điên đảo qua cuộc chiến Nga – Ukraine và Hamas – Israel. Sanh mạng người dân như cỏ rác vì tính… ngã mạn của con người.
Ước mơ có được sự bình an trong một ngôi nhà nhỏ ở quê nhà… là niềm hạnh phúc nhỏ nhoi.
Biết đến bao giờ mới thực hiện được ước mơ nầy???”.
Gã đã từng nghe ông nói tới ước mơ này khi gặp ông trong một đêm Houston, Texas. Ông là ai?
Cựu học sinh Petrus Trương Vĩnh Ký niên khóa 1953-60
Tiến sĩ Hóa học Đại học Besançon, Pháp.
Assistant phụ trách Thí nghiệm Hóa Vô cơ, Trường Institut de Chimie, Besançon, Pháp.
Chức vụ ở Việt Nam trước năm 1975:
• Giảng sư (Associate-Professor), Trưởng ban Hóa học, Đại học Sư phạm Sài Gòn, Việt Nam.
• Giám đốc Học vụ, Viện Đại học Cao Đài, Tây Ninh, Việt Nam.
Chức vụ ở Hoa Kỳ:
• Nghiên cứu cho Chương trình thuộc Viện Y tế Quốc gia (NIH) của Đại Học Y Khoa Minnesota.
• Giảng dạy Hóa học Đại cương tại King College, Fresno, CA.
• Giám đốc Phòng thí nghiệm và Giám đốc Xử lý Phế thải, Chemical Waste Management, Kettleman City, CA.
Hiện tại:
• Giám đốc nhà máy xử lý nước thải (Leachate Treatment Plant), BKK Corporation, West Covina, CA.
• Giám đốc Kiểm soát An toàn và Phẩm Chất (QA/QC), Weck Laboratories Inc., Industry City, CA.
• Giám đốc Kỹ thuật, EnvironmenD Consultant Services, LA.
Công tác Hội đoàn: – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hội Khoa học & Kỹ thuật Vịệt Nam tại Hoa kỳ (VASTS).
Ông đã đóng góp những tác phẩm, công trình nghiên cứu gì cho khoa học và cho quê hương.
• Cúm Wuhan – Toàn cầu hóa – Thực tế hay Ảo tưởng?
• Dấu ấn Sinh thái – Giảm thiểu Tác hại của Con người lên Trái đất
• Đường hướng mới trong phương cách xử lý môi trường
• Góp ý về việc sử dụng hóa chất ở Việt Nam.
• Kế hoạch Ngàn nhân tài – Mục tiêu và Phản ứng của Hoa Kỳ – Phần I
• Kế hoạch Ngàn nhân tài – Âm mưu thâm độc của Trung Cộng – Phần II
• Khai thác Bauxite: Vấn đề Bảo tồn văn hóa và Sắc tộc người thiểu số – Ảnh hưởng Văn hóa và Xã hội
• Nguy cơ Khủng bố Sinh học toàn cầu
• Kintsugi: Nghệ thuật hàn gắn những rạn nứt tâm hồn
• Làm thế nào để xây dựng một thế giới an toàn hơn?
• Làm thế nào hạn chế sự hâm nóng toàn cầu?
• Năng lượng điều tiết giá dầu thế giới: Dầu khô trong đá – Oil Shale hay Dầu thu được từ đá phiến bitum
• Năng lượng tương lai: Hydrogen
• Năng lượng tương lai – Một cấp bách cho toàn cầu
• Ngày Môi trường thế giới 2020: Đa dạng sinh học – Biodiversity
• Ngày Nước thế giới 2017
• Ngày Trái đất 2017 – Kiến thức môi trường và Khí hậu
• Những Dự án Nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam
• Ô nhiễm Arsenic (Thạch tín) ở Việt Nam – Hướng giải quyết
• Phẩm chất nước và sự phát triển bền vững ở Việt Nam
• Phế thải ngàn năm: Rác phóng xạ
• Phỏng vấn TS Mai Thanh Truyết: Cái chết tức tưởi của dòng sông Mêkông – Truyền hình Việt Nam 1
• Sông Mekong đang lâm nguy – Tác động của sự phát triển trên sông, đồng bằng, và dân chúng
• Suy nghĩ về một chính sách giáo dục mới: Giáo dục nhị thể
• Sự suy thoái môi trường toàn cầu: Dấu ấn Sinh thái
• Tại sao có hiện tượng thay đổi khí hậu? Thiên nhiên & Môi trường
• Tản mạn về thuyết Tiến hóa
• Thạch tín trong gạo
• Thay đổi khí hậu toàn cầu & China Covid-19 – Tương tác như thế nào?
• Thức ăn chay: Dầu ăn
• Thức ăn sạch: Cung cách ăn uống lành mạnh.
• Thượng đỉnh Copenhagen: Hiện tượng Duy lý, Duy tâm, và Duy ngã
• Toàn cu hóa Khoa học: Thực tế hay Ảo tưởng
• Toàn cầu hóa ngôn ngữ
• Tóm lược và Bình luận về quyển sách – Báo cáo CIA mới: Thế giới sẽ ra sao ngày mai? Alexandre Adler – Xuất bản năm 2009
• Trung Cộng khai thác “Đá cháy”
• Tương lai hồi tưởng
• Vận hội mới cho toàn cầu.
Vâng, ông là Tiến sĩ Mai Thanh Truyết – nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực môi trường.
Tại sao trở về quê hương có một túp nhà tranh bình dị giữa cánh đồng lúa lại là giấc mơ mà ở tuổi 80 ông chua xót viết: bao giờ thực hiện với ba dấu hỏi?
Ông hỏi ông một thì còn hai dấu hỏi kia ông hỏi ai?
Gã còm vào bài viết của ông câu này:
TÔI VỀ NHÀ TÔI!
Vâng đó là quyền của bất cứ ai dù giữa họ với thể chế ở nơi có ngôi nhà của họ chưa có được cây cầu nối bình an.
L.T.V.
Tác giả gửi BVN