ĐHQG Hà Nội liên kết với trường ngoại ‘dỏm’?

ĐHQGHN liên kết với một cơ sở đào tạo cao học dỏm của Mỹ và cho đến ngày kết thúc hợp đồng đã có 300 học viên thông qua các khóa học dỏm đó, nghĩa là có thể có đến 300 cái bằng dỏm đã được phát tán do một đại học cứ tạm gọi là “danh tiếng” của VN đỡ đầu. Mà 300 bằng dỏm đó lại cấp cho các lãnh đạo Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty nhà nước và chắc là không loại trừ rất nhiều quan chức cấp cao! Trời ơi là trời! Trách nào đất nước có những Tập đoàn như Vinashin đang chìm lỉm xuống đáy vực. Chúng tôi khẩn thiết đề nghị cơ quan pháp luật truy tố ngay ông Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (người đảm nhiệm từ năm 2008 trở về trước) vì tội lừa đảo Nhà nước cũng như dân chúng Việt Nam và gián tiếp làm cho cho nền kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước theo nhau suy sụp, bởi  bằng cấp là để điều hành công việc thực tiễn mà bằng giả/dỏm thì đương nhiên sẽ dẫn các tổ chức quan trọng mà họ nắm giữ xuống hố không thể nào tránh khỏi. Mặt khác đề nghị cơ quan hữu trách ra lệnh thu hồi ngay tất cả bằng cấp từ Thạc sĩ trở lên của tất cả mọi học viên đã ghi danh theo học ở ĐHQG Hà Nội trong các khóa học liên kết nói trên từ trước cho tới 2008. Nếu không làm được điều đó, xin Chính phủ có một động thái chứng tỏ quyết tâm cắt đứt tệ nạn bằng dỏm tận gốc: ra quyết định xóa bỏ tất cả các loại học vị hiện có của hết thảy quan chức lãnh đạo Nhà nước từ trung ương trở xuống – ngoại trừ nhà khoa học trong tổ chức khoa học chuyên ngành – kể cả các cơ quan tuyên văn giáo huấn, các chức sắc trong các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và Công ty quốc doanh. Tin tức mới nhất mà chúng tôi nhận được đăng trong phụ lục dưới đây cho thấy tệ nạn mua bằng không chỉ ở hai người mà báo chí đã đưa, mà đang lần lượt lộ mặt ở nhiều nơi, trở thành nỗi nhục của chính Nhà nước.

Bauxite Việt Nam

Gần đây, có tín hiệu cho thấy một số cơ sở kinh doanh bằng cấp của Mỹ vào VN để tuyển sinh. Đã có ít nhất 21 cơ sở kinh doanh bằng cấp dỏm (tiếng Anh gọi là “diploma mill” – hãng sản xuất bằng cấp) đang có mặt ở Việt Nam tích cực tuyển sinh.

Ảnh chụp màn hình website ĐHQG Hà Nội sáng 30/7. Ảnh: VNN. Theo bài báo được đăng ngày 10/4/2007 này thì: "... mỗi khóa học diễn ra trong 16 tháng, tại Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN. Suốt khóa học, học viên phải học 11 môn và làm khóa luận tốt nghiệp cuối khóa. Chương trình do các giảng viên quốc tế và trong nước cùng phối hợp giảng dạy. Kết thúc khóa học, các học viên được phía Trường Đại học Quản trị Kinh doanh - Đại học Irvine (Hoa Kỳ) cấp bằng.  Có 43/45 học viên tham gia khóa học đã được trao bằng tốt nghiệp đợt này. Các học viên đều đang giữ những chức vụ cao trong nhiều tập đoàn, tổng công ty hoặc các công ty lớn tại Việt Nam.  Tính tới nay, chương trình đã tuyển sinh được 4 khóa với gần 160 học viên theo học".

Ảnh chụp màn hình website ĐHQG Hà Nội sáng 30/7. Ảnh: VNN. Theo bài báo được đăng ngày 10/4/2007 này thì: "... mỗi khóa học diễn ra trong 16 tháng, tại Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN. Suốt khóa học, học viên phải học 11 môn và làm khóa luận tốt nghiệp cuối khóa. Chương trình do các giảng viên quốc tế và trong nước cùng phối hợp giảng dạy. Kết thúc khóa học, các học viên được phía Trường Đại học Quản trị Kinh doanh - Đại học Irvine (Hoa Kỳ) cấp bằng. Có 43/45 học viên tham gia khóa học đã được trao bằng tốt nghiệp đợt này. Các học viên đều đang giữ những chức vụ cao trong nhiều tập đoàn, tổng công ty hoặc các công ty lớn tại Việt Nam. Tính tới nay, chương trình đã tuyển sinh được 4 khóa với gần 160 học viên theo học".

Các cơ sở kinh doanh này xuất hiện dưới danh xưng “university” (đại học), nên dễ gây hiểu lầm cho những người chưa quen với hệ thống đại học Mỹ. Các cơ sở kinh doanh này thấy được nỗi khát khao có bằng nước ngoài của người Việt, và lợi dụng tình trạng thiếu thông tin để kiếm chác.

Đối với họ, việc in ra một tờ giấy làm học vị Thạc sĩ, thậm chí Tiến sĩ là điều quá dễ dàng vì họ chỉ quan tâm đến đồng tiền.
Chẳng những thế, một vài cơ sở kinh doanh bằng cấp còn liên kết với đại học VN để đào tạo sau đại học.

Qua Tuổi trẻ gần đây, chúng ta biết rằng một Phó bí thư Tỉnh ủy đã được cơ sở kinh doanh có tên là Irvine University cấp bằng Thạc sĩ quản trị danh dự.

Tôi đã kiểm tra và biết Irvine University nằm trong danh sách cơ sở kinh doanh bằng cấp, và không được giới chức giáo dục Mỹ công nhận là trường đại học.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là Irvine University đã liên kết với Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo Thạc sĩ!
Bản tin của Đại học Quốc gia Hà Nội: “43 học viên được trao bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế” còn tuyên bố đây là “một trong những chương trình liên kết đào tạo có uy tín tại Việt Nam”!

Thật khó tưởng tượng nổi một cơ sở kinh doanh bằng cấp dỏm liên kết với một đại học hàng đầu và mang danh nghĩa quốc gia để đào tạo Thạc sĩ!

Liên kết với ĐH Irvine chấm dứt từ năm 2008
Chiều 27-7, GS TS Vũ Minh Giang, Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết: “Chương trình liên kết đào tạo giữa Khoa quản trị kinh doanh ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Irvine đã được thực hiện theo nguyên tắc phía đối tác nước ngoài chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình đào tạo và cấp bằng. Nhưng chương trình đã chấm dứt hoạt động từ năm 2008”.

Theo ông Giang, từ năm 2008 ĐH Quốc gia Hà Nội có chủ trương chỉ thực hiện liên kết đào tạo đối với các đối tác là các cơ sở đào tạo của nước ngoài phải nằm trong top 200 (theo bảng xếp hạng của Webometrics). ĐH Quốc gia Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị thành viên rà soát các chương trình và đối tác liên kết đào tạo. Những đối tác nào không đủ điều kiện, trong đó có Trường ĐH Irvine, đã được ĐH Quốc gia Hà Nội yêu cầu chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo.

Thông tin từ Khoa quản trị kinh doanh cho biết trong thời gian liên kết giữa khoa và Trường ĐH Irvine, hai bên đã thực hiện 10 khóa đào tạo Thạc sĩ với khoảng 300 học viên. Tuy nhiên, đại diện Khoa quản trị kinh doanh cho hay chưa thống kê được chính xác bao nhiêu học viên đã được nhận bằng Thạc sĩ.

Theo báo Tuổi trẻ

Nguồn: ,http://vietnamnet.vn/tinnhanh/201007/Vu-tien-si-6-thang-DHQG-Ha-Noi-co-dinh-liu-925587/

Phụ lục:

Tân Chủ tịch và tân Phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh dùng bằng dỏm

Mấy ngày nay dân Hà Tĩnh xì xào bàn tán về hai vị tân Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Hai ông này có nhiều điểm chung: một là, đều xuất phát từ Tổng công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh; hai là, hai ông này đều có học vị Tiến sỹ, Thạc sỹ từ các trường dỏm của Mỹ. Câu chuyện như sau.

Ông Võ Kim Cự sinh năm 1957, là Thạc sĩ kinh tế (Theo VOV News)

Ông Võ Kim Cự sinh năm 1957, là Thạc sĩ kinh tế (Theo VOV News)

Ông Võ Kim Cự xuất thân từ cán bộ phong trào đoàn xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên. Ông chưa học hết cấp 3, nhưng nghe nói đã có bằng bổ túc công nông. Khi lên làm đoàn xã rồi đến đoàn huyện ở Cẩm Xuyên, ông có một lần bị kỷ luật vì làm cho một cô giáo mầm non bầu bí. Năm 1991, sau khi Hà Tĩnh tách ra từ Nghệ Tĩnh. Hà Tĩnh thành lập Công ty khai thác Titan liên kết với Úc có tên là Khoảng sản Hà Tĩnh, tiền thân của Tổng công ty Khoáng sản Thương mại bây giờ. Trong quá trình làm ở Mitraco, ông Cự theo học lớp đại học tại chức luật được tổ chức ở thị xã Hà Tĩnh năm 1995-1997. Khi đó ông Cự là lớp trưởng, một người có vai trò tổ chức đưa đón thầy cô giáo và bố trí nơi ăn, chỗ nghỉ cho các thầy cô về dạy tại chức. Nên khi tốt nghiệp ông Cự đạt loại cao, nhiều người thắc mắc thì có thầy giáo đã trả lời. “Chúng tôi nhờ có anh Cự giúp đỡ trong khi đi dạy ở đây nên chúng tôi cho anh điểm cao là chuyện dễ hiểu“. Sau khi có bằng đại học tại chức, ông Cự lên Giám đốc rồi công ty chuyển thành tổng công ty nên ông mang danh Tổng giám đốc. Sau đó vài năm ông lên chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Có nghịch lý là trong những năm ông Cự làm Giám đốc Mitraco, nhiều dự án được vẽ ra và không thu được gì. Cuối cùng, các dự án này đều được bán dần để trả nợ (mà nhiều người cho là ông dùng tiền để chạy chức Phó chủ tịch tỉnh). Trong khi làm Phó chủ tịch, ông học Thạc sỹ MBA theo chương trình liên kết với Đại học Wester Pacific University. Trường này cũng nằm trong danh sách những Scam Universities mà báo chí đã từng nêu. Trớ trêu hơn, ông lại là sinh viên “thủ khoa” của khóa học này.

Về ông Nguyễn Nhật thì cũng từ Mitraco và theo con đường đàn anh Kim Cự đã chọn. Nguyễn Nhật có bằng MBA từ Đại học Irwine và Tiến sỹ từ ĐH dỏm Nam Thái Bình Dương. Dân tình Hà Tĩnh thắc mắc là không biết “ông Nhật đi học khi mô mà có bằng Tiến sỹ kinh tế mau rứa?” Ông Nhật mới chạy vô được chân đại biểu Quốc hội hồi cuối năm 2007. Sau khi vô Quốc hội được anh cả Trần Đình Đàn tạo cho chức vụ Ủy viên Ủy ban kinh tế QH rồi thì lấy thời gian đâu mà đi học. Thế mà bây giờ lại là “Tiến sỹ kinh tế Nguyễn Nhật”!!! Thật là trơ trẽn hết chỗ nói.

Dân tình Hà Tĩnh rất bức xúc với nhiều dự án bánh vẽ mà báo chí đã nêu. Nay thêm nạn quan tham và bằng dỏm nữa. Không biết rồi tình sự sẽ ra sao. Kính đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm sạch bộ máy công quyền ở Hà Tĩnh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tan Dung

This entry was posted in Giáo dục. Bookmark the permalink.