Đe dọa và lăng mạ: Ngoại giao Nga đã chết như thế nào dưới thời Putin

Sergey Goryashko, Elizaveta FokhtSofiya Samokhina

BBC Tiếng Nga

2 tháng 9 2023

Russian President Putin

Các nhà ngoại giao của Putin đã từng là một phần cốt lõi trong chiến dịch của Putin về mặt chính sách ngoại giao. Nhưng điều này đã hoàn toàn thay đổi. Trong những năm trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, họ đã mất quyền lực và vai trò của họ trở nên mờ nhạt tới mức chỉ đơn giản là nhắc lại những chỉ thị hung hăng từ Điện Kremlin. BBC Tiếng Nga phỏng vấn các nhà cựu ngoại giao và một số cựu nhân viên Điện Kremlin và Nhà Trắng về việc vì sao ngoại giao Nga lại lâm vào một cuộc khủng hoảng như vậy.

Tháng 10/2021, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland tham dự một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao Nga ở Moscow. Người đàn ông ngồi phía đối diện là Thứ trường Ngoại giao Sergei Ryabkov, người mà bà Nuland đã biết hàng thập kỷ qua và luôn thân thiết.

Nhưng lần này mọi thứ đã khác. Ryabkov nói một cách máy móc, đọc to quan điểm của Moscow từ một mảnh giấy và ngăn cản cố gắng của bà Nuland để bắt đầu đối thoại. Bà Nuland bàng hoàng, theo hai người đã bàn luận về sự việc này với bà.

Bà mô tả Ryabkov và một trong số các đồng nghiệp của ông như ‘các robot với đống hồ sơ’. Bà nói với họ rằng cứ như thể là họ đang nói chuyện với những người không ở trong phòng.

Trong quá khứ, những đồng cấp người Mỹ của ông Rybakov nhìn nhận ông như một nhà đàm phán thực tế và bình tĩnh – một người mà họ có thể trao đổi ngay cả khi quan hệ của hai nước xấu đi. Nhưng điều này đã thay đổi. Và bên ngoài phòng đàm phán, các nhà ngoại giao Nga sử dụng một ngôn ngữ ngày càng không ngoại giao.

Victoria Nuland

Nhà ngoại giao Mỹ Victoria Nuland được cho là bị sốc trước cuộc gặp với các nhà ngoại giao Nga "nói như robot". ẢNH: GETTY IMAGES

"Thứ lỗi cho ngôn ngữ của tôi, nhưng chúng tôi xổ toẹt vào lệnh cấm vận của phương Tây!"

"Hãy để tôi nói. Nếu không, quý vị sẽ thực sự biết tên lửa Grad của Nga có khả năng gì."

"Lũ ngu ngốc" – trước đó là một câu chử thề.

Tất cả những lời này được thốt ra từ những người nắm các vị trí quyền lực tại Bộ Ngoại giao Nga.

Vậy vì sao ra nông nỗi này?

Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới

Chính Putin nói với BBC năm 2000: "Nga sẵn sàng hợp tác với Nato… cho đến khi gia nhập liên minh… Tôi không thể tưởng tượng đất nước tôi bị cô lập khỏi châu Âu."

Nay, với việc Nga đối mặt với áp lực quốc tế do cuộc xâm lược Ukraine, thật khó để tượng tưởng ông ta đã từng nói như vậy. Nhưng khi đó, vào đầu nhiệm kỳ tổng thống, Putin háo hức xây dựng quan hệ với phương Tây, một cựu quan chức cấp cao Điện Kremlin nói với BBC. Thậm chí trong những thời gian tự do hơn, bộ ngoại giao Nga đã như "một tổ chức bán quân sự, nơi các yếu tố sáng tạo vô cùng tối thiểu," cựu quan chức này nói.

Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Nga đã là phần trọng yếu trong đội hình của Putin, giúp giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Na Uy, dẫn dắt các cuộc đàm phán về hợp tác sâu hơn với các nước châu Âu, và đảm bảo một sự chuyển giao hòa bình sau cuộc cách mạng ở Georgia.

Nhưng khi Putin trở nên quyền lực hơn và có kinh nghiệm hơn, ông ta trở nên ngày càng tin tưởng rằng ông ta có mọi câu trả lời, Alexander Gabuev nói. Giám đốc của Trung tâm Á-Âu Carnegie, người đang sống lưu vong tại Berlin, nói: "Những người này [các nhà ngoại giao] trở nên không cần thiết đối với ông ta."

Dấu hiệu đầu tiên của một cuộc chiến tranh lạnh bắt đầu năm 2007 với một bài diễn văn của Putin tại Hội nghị An ninh Munich. Trong bài phê bình 30 phút, ông Putin đã quyết liệt cáo buộc các nước phương Tây đã cố gắng xây dựng một thế giới đơn cực. Các nhà ngoại giao Nga nhanh chóng đi theo sự dẫn dắt của ông ta. Một năm sau, khi Nga xâm lược Georgia, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov được cho là đã chửi bới người đồng cấp Anh, David Miliband, rằng: "Ông là ai mà lên lớp tôi?"

Giới chức phương Tây nghĩ rằng tuy thế, đáng để cố gắng làm việc với Nga. Năm 2009, ông Sergei Lavrov và ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Hillary Clinton đã nhấn một ‘nút đỏ’ khổng lồ để làm mới lại mối quan hệ, và hai nước có vẻ đã xây dựng sự hợp tác, đặc biệt là trong các vấn đề an ninh.

Nhưng khi thời gian trôi qua, ngày càng trở nên rõ ràng đối với giới chức Mỹ rằng các đồng nghiệp Nga chỉ lặp lại như con vẹt quan điểm chống phương Tây ngày càng mạnh mẽ của ông Putin, Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, nói.

Ben Rhodes (L) Obama and Denis McDonough (R)

Ben Rhodes (trái) là phó cố vấn an ninh quốc gia của Obama. ẢNH: GETTY IMAGES

Rhodes nhớ lại ông Obama có bữa sáng ‘kiểu Nga’ với Putin năm 2009, cùng với dàn nhạc dân gian. Ông nói Putin quan tâm tới việc nói về quan điểm của mình về thế giới hơn là bàn về hợp tác và đã đổ lỗi cho người tiền nhiệm của Obama, ông George W Bush, vì đã phản bội Nga.

Những năm 2010, tổng thống Nga trở nên tập trung hơn vào chính trị quốc tế và ít quan tâm tới các lời khuyên từ bộ ngoại giao của ông. Khi Mùa xuân A Rập, sự can thiệp của Mỹ ở Libya, và các cuộc biểu tình trên đường phố tại Nga diễn ra vào năm 2011 và 2012, Putin đã quyết định rằng chính trị không đưa ông đến nơi mà ông muốn, Rhodes nói.

"Tôi nghĩ họ [các nhà ngoại giao Nga] có thể giải quyết một số vấn đề mà ông Putin không quan tâm ," ông Rhodes, người rời Nhà Trắng năm 2017, nói. "Nhưng trong một số vấn đề – cụ thể là Ukraine – tôi không cảm thấy rằng những người này có nhiều ảnh hưởng."

Một ví dụ tốt để chỉ ra khuynh hướng này có thể là bản thân Lavrov. Khi ông được bổ nhiệm gần 20 năm trước ông có một ‘tầm nhìn quốc tế’ và lập trường riêng," một cựu nhân viên cao cấp của Kremlin nói với BBC. Điện Kremlien từng hỏi ý kiến ông, thậm chí khi họ nghĩ ông có thể có quan điểm khác Putin, nhà phân tích chính trị Gabuyen nói. Nhưng năm 2022, khi quân đội được đưa đến Ukraine, Lavrob thấy chiến tranh nổ ra chỉ sau đó vài giờ, theo một bài viết trên Financial Times.

Obama and Putin meet in 2009

Putin được cho là quan tâm đến việc bày tỏ quan điểm thế giới của mình với Obama vào năm 2009 hơn là thảo luận về hợp tác. ẢNH: GETTY IMAGES

Tuy nhiên, Andrei Kelin, đại sứ của Anh tại Moscow, phản đối ý tưởng rằng các nhà ngoại giao Nga đã mất đi tầm ảnh hưởng của mình. Ông đã thúc đẩy quan hệ với các nước phương tây thông qua sự nghiệp chính trị của ông- "không may’ – ông nói, với đôi chút cay đắng.

Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông từ chối thừa nhận rằng Mosow hay cá nhân các quan chức ngoại giao chịu bất cứ trách nhiệm nào về sự sụp đổ trong mối quan hệ với phương Tây. "Chúng tôi không phải là người phá hoại," ông nói. "Chúng tôi có các vấn đề với chế độ của Điện Kremlin. Chúng tôi chẳng thể làm gì với thể chế đó." Ông không xem quyết định của Nga trong việc chọn quân đội thay vì đối thoại như một sự thất bại: "Chiến tranh là một sự tiếp nối ngoại giao bằng các cách thức khác," ông nói.

Ngôn ngữ mới

Khi các quan chức về chính sách ngoại giao ngày càng trở nên ít ảnh hưởng hơn, họ chuyển các hoạt động của mình trở lại Nga. Một trong những biểu tượng rõ nét nhất của chương mới này trong chính sách ngoại giao của Moscow là Maria Zakharova, người trở thành người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga năm 2015.

"Trước bà ấy, các nhà ngoại giao cư xử như các nhà ngoại giao, nói năng tinh tế," nhà cựu ngoại giao Boris Bondarev, người từ chức để phản đối cuộc chiến, nói. "Chúng tôi bày tỏ quan ngại về các kết quả chấp nhận được, kỳ vọng đạt được sự động thuận… bla bla bla…"

Khi Zakharova đảm nhận cương vị, các buộc họp báo của Bộ Ngoại giao Nga trở thành một sâu diễn. Bà Zakharova thường quát các phóng viên – những người hỏi bà những câu hỏi khó và phản ứng với các chỉ trích từ các nước khác bằng những lời thậm tệ.

Maria Zakharova

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nổi tiếng với những cuộc họp báo "sân khấu". ẢNH: GETTY IMAGES

Các đồng nghiệp ngoại giao của bà cũng làm tương tự. Bondarev, người từng làm việc cho Moscow tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, nhớ lại một cuộc họp nơi phái đoàn của Putin chặn mọi sáng kiếm được đưa ra, khiến các đồng nghiệp từ Thụy Sỹ phải phàn nàn.

"Và đáp lại, chúng tôi nói với họ, "Vấn đề là gì? Chúng tôi là một cường quốc mạnh, và quý vị chỉ là Thụy Sỹ." Đó chính là ngoại giao [Nga] cho bạn, ông Bondarev nói.

Ngôn ngữ đầy màu sắc này nhắm đến các khán giả ở Nga hơn là các đối tác ngước ngoài của Nga, ông Gabuev, nhà phân tích chính sách ngoại giao, nói. "Nhiệm vụ của bà ấy là khởi dậy niềm tự hào trong chính sách đối ngoại của Nga trong cử tri. Đó là một dấu hiệu cho thấy ngoại giao đã thay đổi như thế nào – nó không còn là giao diện để giao tiếp với thế giới bên ngoài."

Một đối tượng mục tiêu thậm chí quan trọng hơn mà các ngôn từ cứng rắn của các nhà ngoại giao Nga nhắm tới là các sếp của họ, theo Bondarev. Sau các hội nghị quốc tế, người tham gia gửi điện tín chính thức cho Moscow, tóm tắt các cuộc họp. Các thông điệp này không tập chung báo cáo về các thành tựu thực tế và các thỏa hiệp, mà cho thấy các nhà ngoại giao nhiệt huyết đã bảo vệ quyền lợi của đất nước như thế nào, ông Bondarev lý giải.

Một thông điệp điển hình, theo ông, sẽ giống như sau: "Chúng tôi thực sự gây khó khăn cho họ. Họ thậm chí không kêu được một tiếng nào. Chúng tôi đã bảo vệ quyền lợi nước Nga một cách anh dũng. Phương Tây không thể làm gì và đã lùi bước!"

Nếu mọi người viết về việc ‘đặt người châu Âu vào chỗ của họ’, và bạn viết rằng bạn ‘dành được sự đồng thuận’, bạn sẽ bị nhìn với sự khinh bỉ. "Bạn cần đập bàn để khiến họ hiểu ra," ông nói thêm.

Boris Bondarev

This entry was posted in Ngoại giao Nga, Putin. Bookmark the permalink.