Thái Hạo
Hưng Lê Văn Đánh tráo khái niệm hòng bao che cho lũ tội phạm nhận hối lộ. Lẽ ra, ngoài số tiền tham nhũng phải tịch biên chúng nó còn phải khắc phục hậu quả khôn lường mà bọn chúng đã gây ra cho dân, cho nước, tính đúng đủ mức thiệt hại liên đới cả về chính trị, kinh tế, văn hoá… những di chứng tâm thần, tâm lý… của người dân, doanh nghiệp, vết sẹo lâu dài trên bộ mặt đảng, nhà nước, tổn thất về uy tín và thể diện quốc gia… Khắc phục hậu quả không đơn giản là trả lại số tiền đã nhận hối lộ, tham nhũng là xong, phủi tay. Đó là thứ ăn cắp cần phải thu hồi chứ không phải đổi lấy sự “khắc phục” hậu quả! Và đổi lấy sự giảm án. Nguyễn Tất Thịnh 5 Tai hoạ bậc nhất của mọi Quốc gia là nền chính trị làm: . Hư hoại luật pháp . Suy đồi nhân tâm . Giáo dục lầm lạc . Hành chính công tha hoá . Kích phát làm ăn sai trái |
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định các nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng như sau: “Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật”. Vậy các bị cáo nhận hội lộ thì nhà nước phải có trách nhiệm thu hồi / tịch thu số tiền ấy, sao nay nó lại thành “nộp tiền khắc phục hậu quả” vậy?
Thế còn “khắc phục” là thế nào? “Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra PHẢI được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại PHẢI bồi thường theo quy định của pháp luật” (Điều 93)”. Nghĩa là nếu vì tham nhũng (rút ruột công trình chẳng hạn) mà anh khiến cho con đường vừa thi công xong bị kém chất lượng và hư hỏng, thì anh phải bỏ tiền ra để sửa nó cho đạt quy chuẩn.
Trong vụ chuyến bay giải cứu, nếu nói về thiệt hại (mọi mặt) cho cả nhà nước, doanh nghiệp, và người dân, thì các bị cáo phải bồi thường bao nhiêu cho đủ? Chắc phải ngồi tù cả nghìn năm cũng không trả hết được. Thế mà nay tòa lại mang “thu hồi” đặt vào chỗ của “khắc phục”, thật tài tình.
Riết rồi tôi, một giáo viên dạy tiếng Việt (không muốn gọi là “dạy văn”), cũng không còn hiểu được tiếng mẹ đẻ của mình nữa!
Còn nữa, không những “lẫn lộn” giữa “thu hồi” với “khắc phục”/“bồi thường”, mà còn lấy luôn sự “nhầm lẫn” này để làm cơ sở giảm án. Khoản 4, điều 92 của Luật PCTN quy định rõ: “Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo TRƯỚC KHI BỊ PHÁT GIÁC, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Lưu ý là “trước khi bị phát giác”, chứ bị bắt rồi, ra tòa rồi, thì tiền tham nhũng bị thu hồi là tất nhiên, việc khắc phục hậu quả cũng là bắt buộc, còn gì nữa để mà giảm án?
Hình như không chỉ người dân, mà tiếng Việt cũng đang bị vạ lây và lâm khổ nạn.
Xin hỏi các giáo viên Ngữ văn: các bạn sẽ dạy tiếng Việt cho học sinh thế nào đây, khi ngôn ngữ dân tộc cứ công khai bị bóp méo như vậy?
T.H.
Nguồn: FB Thái Hạo