Tác hại của khai thác bauxite đến môi sinh và người dân ở Guinea
Lời thoại trong clip:
Biên âm và bản dịch của Lan Chi
Guinea là nước sản xuất bauxite đứng vào hàng thứ hai trên thế giới, thế nhưng đây cũng là một trong những quốc gia nghèo nhất lục địa này. Tiềm năng tài nguyên của Guinea được ước tính lên đến 40 tỷ tấn nhưng nền kinh tế của nước này vẫn yếu kém và lệ thuộc vào bauxite. Số công trình khai thác tăng gấp đôi trong 24 năm nhưng hàng năm chỉ mang lại cho Guinea 120 triệu Mỹ kim. Trong khi đó việc khai thác bauxite và alumina vẫn đang tiếp tục gia tăng. Chính phủ có vẻ không hề bận tâm nhưng người dân đã lên tiếng chỉ trích các công ty mỏ. Nhiều đề xuất đã được đưa ra như áp dụng chính sách minh bạch đối với nền công nghiệp khai thác.
«Tôi không nói rằng không có vấn đề gì cả nhưng mục đích của đề xuất minh bạch hóa là việc báo cáo thường xuyên các khoản doanh thu. Một khi các khoản lợi tức được công bố người dân sẽ nhận thức được sự hữu ích của nguồn thu nhập này đối với nền kinh tế quốc dân.»
Đối với những người dân sinh sống ở Mambya, ngôi làng nằm ở trung tâm một khu vực khai thác bauxite, mà chẳng thấy có một ích lợi gì rõ ràng cả. Ở Mambya không có điện. Chất phế thải do CBK, một chi nhánh của công ty mỏ khổng lồ Rusal mang về đây từ hai năm trước vẫn chưa được xử lý. Nhiều công nhân của CBK sinh sống ở ngôi làng này đều có vấn đề về sức khỏe. Hầu hết các công nhân của CBK đã phải vào bệnh viện ở Kindia và nhiều người đã bị lao phổi. «Còn anh đó cũng bị ốm và cần đi tới Conakry để điều trị nhưng công ty lại không muốn trả tiền viện phí. » Người dân ở đây cũng nói rằng chấn động gây ra bởi những qủa mìn CBK sử dụng trong các hầm khai thác của công ty này đã làm nứt nhà của họ. Trước khi ra về chúng tôi được đưa đi xem một con lạch nhỏ là nguồn nước duy nhất của cả ngôi làng.
Các chuyên gia tin rằng nếu Guinea muốn phát triển thật sự đất nước này cần buộc các công ty khai thác mỏ phải ký kết những hợp đồng với những điều kiện công bằng và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Vấn đề là không biết chính phủ tương lai sắp được bổ nhiệm trong vài tuần tới đây có giữ lời hứa hay không.
«Việc đàm phán lại các hợp đồng sẽ rất khó thực hiện bởi giờ đây người dân đã biết điều gì quan trọng đối với họ, và rằng đây cũng là một việc làm không phải nhằm chống lại các công ty, nhưng chính là xuất phát từ thiện chí muốn xây dựng một khu vực kinh tế tư nhân vững mạnh.»
Bốn ngày sau khi chúng tôi đến thăm nhà máy ACG/Friguia các công nhân ở đây đã đình công để phản đối sự thiếu quan tâm của ban giám đốc đối với điều kiện làm việc của họ.
Biên âm:
Guinea is the world second producer of bauxite, yet it is one of the poorest country on the continent. It has potential resources estimated to 40 billion tons but the economy of Guinea remains fragile and dependent on bauxite. Mining concessions doubled in 24 years however it will only pay 120 million dollars per year to Guinea. Meanwhile the expectation volume of bauxite and alumina bauxite is increasing. Mining companies are targeted, the government doesn’t seem to mind but the population is more vindicatory. Initiatives have been taken such as the implementation of the transparency initiative for the extraction industry.
«I’m not saying there is no problem but the transparency initiative aims at regularly publishing all revenues collected. Once these revenues have been published the people can realize the money etc. is profitable to the national economy.»
For the population of Mambya, a mining village located in the heart of the bauxite area this profit is not obvious. There is no electricity here. Dispose by CBK, a branch of the Russian giant Rusal, was not moved since it was delivered here 2 years ago. Many employees of CBK live here have had health problems. Most workers have been admitted to the hospital in Kindia and a lot of them suffer from pulmonary tubeculosis, and him, he was ill and he had to to to Conakry to be treated but the company did not want to cover the health care.
According to the population the dynamite used in CBK’s pit cracks the walls of their houses. Before leaving they showed us this creek which provides water for the whole village.
If Guinea wants real development, experts believe that the country must impose fair and more profitable mining contracts on companies. The issue is to know whether the next government to be appointed in the coming weeks will hold its promises.
« It will be very difficult to come back on the process of re-negotiating the agreements because now the population know what is their importance and also that is a work undertaken not against the companies but rather genuine desire to develop a powerful private sector.»
Four days after we came to the ACG/Friguia plant the workers went on strike to protest against the lack of interest of the management with regard to their working condition.