Khi năng lượng hợp hạch ra đời, Việt Nam có chào đón?

Lưu Trọng Văn

clip_image002

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên và Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dương Quang Thành vừa đưa ra quy hoạch điện cho Việt đến năm 2030 và vươn tới tầm nhìn 2045 với góc nhìn quẩn quanh nhiệt điện, thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời.

Liệu ông Diên, ông Thành có theo dõi những đột phá công nghệ năng lượng đang diễn ra từng ngày trên thế giới, và có những nghiên cứu các nguồn năng lượng khác có thể làm thay đổi toàn diện điện năng toàn cầu?

Nếu có, thì các tính toán về các nguồn năng lượng điện Việt Nam sẽ ra sao? Đồng thời, thông tin mới nhất thế giới sẽ cấp cho VN 15 tỷ đô la để thay thế nguồn điện than chống ô nhiễm môi trường có vai trò gì trong quy hoạch năng lượng tương lai của Việt Nam?

Tin cực vui cho nhân loại nhưng liệu có là tin vui cho các nhà quản lý ngành điện Việt Nam?

Các nhà khoa học Mỹ vừa bắn chùm 192 tia laser năng lượng cao vào một vật thể nhỏ như hạt tiêu, đốt nóng các đồng vị hydro là deuteri và triti lên nhiệt độ hơn 3 triệu độ C.

Đây sẽ là công nghệ mới tạo ra nguồn năng lượng mới có tên: Năng lượng hợp hạch (năng lượng nhiệt hạch) là năng lượng sinh ra trong phản ứng tổng hợp hạt nhân. Trong loại phản ứng này, hai hạt nhân nguyên tử nhẹ hợp nhất thành một hạt nặng và giải phóng năng lượng lớn.

Thí nghiệm thành công trên là phát minh công nghệ mới nhất của các nhà khoa học Mỹ sẽ tạo ra nguồn năng lượng khổng lồ, hiệu quả kinh tế cao, không ô nhiễm môi trường, thay thế hầu hết các nguồn năng lượng khác ở VN (những nguồn năng lượng không ít thì nhiều bị chi phối bởi các nhóm lợi ích bấy lâu nay).

Liệu ông Bộ trưởng Diên và ông Chủ tịch Thành có vỗ tay reo vui trước đột phá năng lượng có thể làm cách mạng toàn diện nền kinh tế thế giới này?

Các dự tính kế hoạch về năng lượng của ông Diên, ông Thành liệu có phải thay đổi trước các dự báo về nguồn năng lượng mới sẽ chiếm lĩnh điện năng toàn cầu trong tương lai?

L.T.V.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Năng lượng. Bookmark the permalink.