Những người chặn đà tụt dốc của quan hệ Việt – Mỹ

Hoàng Trường

clip_image002

Liệu quan hệ Việt – Mỹ đang "tình trong như đã / Mặt ngoài còn e"?

Vit Nam cn t thái đ rõ ràng, sòng phngs gì! vi Trung Quc. Câu nói này nguyên là ca Th tướng Phm Minh Chính but ming trước phòng làm vic ca Ngoi trưởng Blinken, nay đang tr thành…

Mùa hè oi đang trôi qua, quan h Vit M tng dy lên nim hy vng vào chuyến thăm Hà Ni cui năm nay ca Tng thng Biden nhưng ri mi chuyn li im ng tr li. Đc s John Kerry cho biết là chuyến thăm chưa din ra theo kế hoch, nhưng ông nói, Tng thng Biden s thu xếp thăm Vit Nam trước khi kết thúc nhim k.

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu (Đặc sứ) John Kerry cho biết, Tổng thống Joe Biden đang rất muốn thăm Việt Nam, nhưng còn vướng một số vấn đề quốc tế nên chưa thu xếp được. Sáng 5/9/2022, trong cuộc phỏng vấn hẹp với báo chí Việt Nam, Đặc sứ John Kerry, cựu Ngoại trưởng Mỹ, cho biết Tổng thống Biden hiện đang khá bận với các vấn đề nóng như xung đột ở Ukraine và căng thẳng với Trung Quốc nên chưa thể sắp xếp sang Việt Nam. Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ nói: “Tôi có thể xác nhận Tổng thống Biden đang rất muốn thăm Việt Nam nhưng vẫn chưa có ngày cụ thể được lên lịch… Ông ấy phải rất tập trung cho những vấn đề này (tức là vấn đề Ukraine và Trung Quốc), nhưng tôi biết Tổng thống rất muốn sang thăm Việt Nam”. Thế là đã rõ, trong hai ngày ở Hà Nội từ 4 – 6/9, Đặc sứ John Kerry đã hoàn thành sứ mệnh ngoại giao tế nhị. Lùi chuyến thăm của Tổng thống sao cho Việt Nam đừng phật lòng! Từ đầu mùa hè, Việt Nam và Mỹ đã phối hợp thúc đẩy chuyến thăm của Tổng thống Biden trong năm 2022, nhưng như vậy là chuyến thăm được mong đợi sẽ không diễn ra.

Tăng cường song phương ln đa phương

Điều gì đã xảy ra trong quan hệ song phương Việt – Mỹ mấy tháng gần đây? Nhìn qua thì không có lý do chính trị nào nghiêm trọng để Hoa Kỳ phải lùi chuyến thăm của Tổng thống Biden. Chiều 30/8, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink trong buổi tiếp Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã khẳng định “tm quan trng ca vic tiếp tc trao đi cp cao gia Hoa K và Vit Nam và ch đón k nim 10 năm quan h ‘đi tác toàn din Hoa K Vit Nam vào năm 2023. Nếu quan sát từ bề ngoài dường như không thấy gì đặc biệt. Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ vẫn đến Washington dự Đối thoại Hoa Kỳ – Việt Nam về Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 9. Theo Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hai quan chức “đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến mối quan tâm chung của hai nước trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực… Hai bên nhất trí tái tham gia cuộc Đối thoại về Châu Á – Thái Bình Dương tại Việt Nam vào năm tới”. Trang Twitter của Cục các Vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương đăng một bức ảnh chụp các thành viên hai đoàn tham gia cuộc đối thoại, đồng thời dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Kritenbrink nói rằng Vit Nam là mt đi tác mnh m ca Hoa K và chúng tôi k vng m rng quan h hơn na”.

Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, trước khi cuộc đối thoại diễn ra, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman hôm 29/8 đã có cuộc gặp riêng với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, theo đó hai bên bày tỏ mong muốn làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song phương. Thông cáo của Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Vedant Patel về cuộc gặp này cho biết rằng “Th trưởng Ngoi giao Sherman và Th trưởng Ngoi giao Minh Vũ nhn mnh tm quan trng ca vic làm sâu sc hơn mi quan h Vit M và tm nhìn chung ca hai nước trong vic thúc đy mt Khu vc n Đ Dương Thái Bình Dương (IP) n đnh và thnh vượng. Vào các lần đối thoại trước đây, trên tinh thần hữu nghị, thẳng thắn, hai bên đã thảo luận các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Trong một diễn biến khác liên quan đến hợp tác Mỹ – Việt trong khu vực IP, thông báo từ Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Tiến Sĩ Ely Ratner, Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách an ninh khu vực IP, sẽ đến Việt Nam trong những ngày tới. TS. Ratner sẽ đến Ấn Độ và Việt Nam đầu tháng này để “gia tăng hợp tác giữa Hòa Kỳ với hai đối tác quan trọng này trong vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.” Tại New Delhi, ông Ratner sẽ đồng chủ trì cuộc đối thoại “US-India 2+2 Intersessional Dialogue” lần thứ 6, cũng như thảo luận về an ninh hàng hải cùng với ông Donald Lu, Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Nam và Trung Á. Sau đó, ông Ratner sẽ đến Hà Nội, đồng chủ trì cuộc đối thoại về chính sách quốc phòng hai nước, gọi là “US – Vietnam Defense Policy Dialogue,” nhằm thực hiện những bước mở rộng và gia tăng quan hệ toàn diện với Việt Nam.

Chuyến đi của Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Ratner tái xác nhận sự cam kết của Mỹ làm việc với các quốc gia đối tác để chia sẻ quan điểm về một không gian Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP). Ngoài ra, hôm Chủ nhật 4/9, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng vừa thông báo bà Bonnie Jenkins, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế, sẽ đến Hà Nội vào giữa tuần này, trong chuyến đi ba nước Philippines, Việt Nam và Singapore từ ngày 5 – 14/9. Vậy là cùng với ông Ratner, bà Jenkins và trước đó là ông John Kerry, trong nửa thời gian đầu tháng 9 này, Hoa kỳ liên tục đã/sẽ có tới 3 đoàn cao cấp thăm và làm việc ở Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyến thăm của hai phụ tá, một của Bộ trưởng Quốc phòng và một của Bộ trưởng Ngoại giao, kể cả chuyến thăm của Đặc sứ Tổng thống John Kerry về môi trường… tất cả đều nhấn mạnh đến hợp tác đa phương, bên cạnh các mối liên hệ song phương Mỹ – Việt dường như đang bị chững lại.

“Rõ ràng, sòng phng… s gì!

Vẫn theo trang mạng Chính phủ, liên quan đến chuyến thăm của Đặc sứ Tổng thống John Kerry, ngày 4/9 hai bên cùng nhất trí phát triển quan hệ “đối tác toàn diện” Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu, ổn định… cùng n lc hướng ti tm mc quan h mi khi điu kin thun li. Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với các nước, qua đó đóng góp tích cực hơn cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển tại khu vực. Việt Nam mong Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với việc ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, quan hệ “đối tác chiến lược ASEAN – Hoa Kỳ” và quan hệ “đối tác Mekong – Hoa Kỳ”. Đặc phái viên John Kerry bày tỏ vui mừng được gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và cảm ơn Chính phủ Việt Nam về sự đón tiếp trọng thị mỗi lần ông thăm Việt Nam. Đặc phái viên Kerry tái khẳng định, Hoa Kỳ nhất quán coi trọng quan hệ “đối tác toàn diện” với Việt Nam, ủng hộ Việt Nam đóng vai trò chủ động, thực chất tại khu vực và trong ứng phó với các vấn đề quốc tế, trong đó có biến đổi khí hậu.

Nhưng dư luận lại rất quan tâm tới những dữ kiện nào để hai nước “hướng ti tm mc quan h mi khi thun li. Những điều được cho là thuận lợi ấy cụ thể sẽ là gì? Cả chủ lẫn khách không bên nào đề cập chi tiết. Tuy nhiên, giới quan sát đều chỉ ra được “bí mật công khai” đó là, từ chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala, phía Mỹ đã nhiều lần, qua nhiều kênh, cả chính thức lẫn bán chính thức, kiến nghị với Chính phủ Việt Nam, giờ là lúc hai nước nên nâng cấp quan hệ “đối tác toàn diện” hiện nay lên “tầm mức mới” – đó là quan hệ “đối tác chiến lược”, hoặc cao hơn nữa là “đối tác chiến lược toàn diện”, nhưng Hà Nội vẫn chưa đáp ứng. Trước khi Phó Tổng thống Harris đến Hà Nội cuối mùa hè năm ngoái, cựu Thứ trưởng Ngoại giao và từng là Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh đã cỗ võ cho việc nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ. “Quan h Vit M chc chn đã tm đi tác chiến lược, ông Phạm Quang Vinh nói với báo mạng “Zing” ở trong nước. “Ch còn là vic đnh danh, đt tên sao cho đúng, cho tương xng vi tm quan h. Nói vậy nhưng không phải vậy! Việt Nam vẫn né tránh, kể cả ở cấp cao.

Né tránh nâng cấp ‘đối tác chiến lược’ nhưng Việt Nam vẫn hy vọng đón Tổng thống Biden. Trong khi Tổng thống Hoa Kỳ đang có hàng loạt ưu tiên đối với các đối tác và đồng minh, một chuyến thăm như vậy, theo đánh giá từ phía Mỹ, có thể là chưa thích hợp.

Nghịch lý nói trên xuất phát từ sự bất nhất gần đây của Ngoại giao Việt Nam. Trên đất Mỹ, Thủ tướng Việt Nam tuyên bố không chọn bên, mà chọn chính nghĩa. Tuy nhiên, theo Đại sứ Vinh, “Việt Nam không chọn bên là đúng nhưng chưa đủ”. “Chúng ta không ch không chn bên mà còn phi chơi được vi tt c các nước ln và các đi tác khác. Quan h gia Vit Nam vi M cn phi đt trong bi cnh đó”, ông Vinh nói với báo trong nước. Giới quan sát chú ý đến quan điểm này của ông Vinh. Nếu quan hệ Việt – Mỹ “bị” đặt trong bối cảnh ấy, nghĩa là nó phải chịu sự chi phối của hai mối quan hệ ưu tiên cao hơn, là bang giao Việt – Trung và quan hệ Việt – Nga! Với đà ấy, quan hệ Việt – Mỹ có nguy cơ trở thành “con tin của ý thức hệ” (hostage of ideology), cho dù chủ nghĩa cộng sản ngày nay không còn là chất keo kết dính ba đối tác này với nhau.

Trong ý nghĩa này, các chuyến thăm đã và sẽ diễn ra của Đặc sứ Kerry, của các ông bà Phụ tá Ratner và Jenkins trong thời gian đầu tháng 9 có thể coi là các chuyến viếng thăm rất quan trọng để chặn đà tụt dốc của quan hệ Việt – Mỹ.

Không đánh giá thấp nguy cơ tụt dốc của bang giao Việt – Mỹ, YouTube Nhân Việt vừa có một bình luận nóng đáng tham khảo: “John Kerry thanh minh thanh nga! L lý do tht ti sao Tng thng Biden không đến Vit Nam!YouTuber này phê phán bộ phận các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam nhân nhượng quá mức trước lập trường “thọc gậy bánh xe” của Bắc Kinh mỗi khi Hà Nội có động thái xích lại gần Washington. Xu hướng này có nguy cơ làm hỏng bang giao Việt – Mỹ. Việt Nam cần tỏ thái độ “rõ ràng, sòng phẳng…sợ gì!” với Trung Quốc. Câu nói này nguyên là của Thủ tướng Phạm Minh Chính “buột miệng” trước phòng làm việc của Ngoại trưởng Blinken, nay đang trở thành “câu cửa miệng” ở Việt Nam mỗi khi ai đó muốn tỏ rõ bản lĩnh kiên quyết trước một hành động mà mình cho là đúng đắn và cần phải làm ngay.

H.T

Nguồn: VOA Tiếng Việt

This entry was posted in Quan hệ Việt Mỹ. Bookmark the permalink.