Cù Tuấn
Ukraine phá hủy căn cứ chỉ huy nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga
Phóng viên nhà nước Nga Sergei Sreda có thể được trao giải thưởng cho một sự ngu ngốc đáng tiếc nhất thế giới, sau khi anh ta chụp ảnh một nhóm lính đánh thuê trước "tổng hành dinh" của Nhóm Wagner ở Popasna trong vùng Luhansk, chụp luôn cả địa chỉ. Một trong những tấm ảnh chụp căn cứ của Nhóm Wagner được Sergei Sreda tải lên một bài đăng của anh ta trên Telegram vào ngày 8 tháng 8, cho thấy một tấm biển ghi địa chỉ của hầm trú bom gần nhất, ở "Myronivs’ka Street, 12". Điểm sơ hở này đã giúp cho lực lượng vũ trang Ukraine nhận ra mục tiêu, và sử dụng tên lửa để phá hủy căn cứ của Wagner vào buổi trưa ngày Chủ nhật. Nhóm Wagner là một nhóm lính đánh thuê do Nga kiểm soát, hoạt động theo yêu cầu của Điện Kremlin trên toàn thế giới, đã được Putin sử dụng ở miền đông Ukraine. Nghị sĩ Ukraine Oleksiy Honcharenko viết trên Facebook: "Không còn trụ sở Wagner ở Popasna nữa. Cảm ơn HIMARS và Lực lượng vũ trang Ukraine!"
|
Khu vực bể làm mát của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ngày 5/4. Ảnh: RIA Novosti.
Ukraine tiếp tục tấn công Kherson, nhưng Nga vẫn cố gắng giữ vững vùng này. Tại vùng Donetsk, Nga pháo kích tấn công hàng loạt thị trấn, nhưng Ukraine cũng đang cố gắng giữ vững.
Ukraine tuyên bố đẩy lùi nhiều cuộc tấn công ở tỉnh miền đông Donetsk, thêm rằng quân đội Nga đang pháo kích dữ dội và tiến công hàng loạt thị trấn. Bộ tổng tham mưu quân đội Ukraine hôm 15/8 cáo buộc quân đội Nga đang pháo kích hơn 10 ngôi làng ở mặt trận miền nam, trong đó có một phần tỉnh Kherson. Quân đội Ukraine cũng khẳng định đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công dữ dội khi Nga cũng đang tìm cách tiến quân đến hàng loạt thị trấn ở tỉnh miền đông Donetsk. "Đối phương không dám tiến quân bằng đường bộ, mà tập trung bắn phá hậu phương bằng pháo binh và rocket", Natalia Humeniuk, người phát ngôn Bộ tư lệnh Tác chiến miền Nam của quân đội Ukraine, cho biết hôm nay và nhấn mạnh lực lượng Ukraine đang tiếp tục tập kích những tuyến tiếp vận hậu cần của Nga. "Chúng tôi đã phá hủy hơn 10 kho chứa trong tuần qua, gây thiệt hại nặng đến mức đối phương không thể vận chuyển khí tài hạng nặng. Có trường hợp ban chỉ huy đối phương phải di chuyển sang bờ kia sông Dnieper sau khi cứ điểm của họ bị tấn công", bà nói.
Giới chức Ukraine và chính quyền thân Nga ở tỉnh miền nam Zaporizhzhia tiếp tục thông báo về các vụ pháo kích nhằm vào nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở thành phố Enerhodar. Hai bên đổ lỗi cho nhau về hoạt động này, sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cảnh báo thảm họa có thể xảy ra nếu chiến sự tại khu vực này không chấm dứt. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo binh sĩ Nga tấn công nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia hoặc sử dụng nó làm căn cứ pháo binh sẽ trở thành "mục tiêu đặc biệt".
Yevhen Yevtushenko, lãnh đạo quận Nikopol nằm đối diện thành phố Enerhodar, cáo buộc lực lượng Nga pháo kích khu vực. Trong khi đó, Vladimir Rogov, quan chức chính quyền thân Moskva, cho biết lựu pháo M777 trong biên chế quân đội Ukraine đã bắn phá 25 đợt trong vòng hai giờ nhằm vào khu dân cư và các vùng đất quanh nhà máy.
Văn phòng Tổng thống Ukraine công bố sắc lệnh cách chức ba lãnh đạo thuộc Cơ quan An ninh Nội địa (SBU), nhưng không nêu lý do. Theo đó, Cục trưởng SBU tỉnh Kiev Serhiy Zayats và người đồng cấp tại tỉnh Ternopil Yuriy Boreichuk bị cách chức. Cục trưởng SBU tỉnh Lviv Artem Bondarenko được miễn nhiệm và tiếp quản công việc lãnh đạo cơ quan an ninh tỉnh Kiev.
Quốc hội Ukraine hôm 15/8 cũng gia hạn thiết quân luật trên toàn quốc thêm ba tháng. Kiev tuyên bố đang lên kế hoạch mở chiến dịch phản công nhằm giành lại tỉnh Zaporizhzhia và Kherson, hai khu vực lớn nhất do Nga kiểm soát kể từ khi chiến sự bùng phát cuối tháng 2.
Ngày 15-8, người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric tuyên bố khẳng định Liên Hiệp Quốc có đủ khả năng đảm bảo về hậu cần và an ninh để hỗ trợ chuyến thăm của các thanh sát viên Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tới Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine nếu cả Nga và Ukraine đồng ý. Tuyên bố này nhằm phản hồi quan điểm của Nga rằng công tác đảm bảo an ninh của Liên Hiệp Quốc chưa đủ để cho phép thực hiện chuyến thăm của IAEA tới nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu.
Nga nói rằng một máy bay do thám của Anh xâm phạm nước này ở biển Barents và Moskva đã điều động tiêm kích MiG-31BM để ngăn chặn.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 15/8 cho biết trinh sát cơ RC-135 của Không quân Anh vi phạm không phận Nga ở biển Barents, gần thành phố Murmansk, tây bắc nước này. Tiêm kích đánh chặn MiG-31BM đang làm nhiệm vụ tuần tra biên giới đã xác định được trinh sát cơ Anh và "buộc nó ngừng vi phạm". Theo Bộ Quốc phòng Nga, vị trí xảy ra sự việc là Svyatoy Nos, một mũi đất trên bán đảo Kola, phía đông Murmansk. Tiêm kích MiG-31BM được điều động từ vùng lân cận, gần các căn cứ chính của Hạm đội phương Bắc Hải quân Nga, để ngăn chặn máy bay Anh. Bộ Quốc phòng Nga chưa cung cấp thêm thông tin chi tiết, nhưng dữ liệu từ FlightRadar cho thấy một chiếc RC-135 của Không quân Hoàng gia Anh bay ngoài khơi bờ biển Murmansk trước thời điểm sự việc xảy ra. Trinh sát cơ số hiệu RRR7255 đã thực hiện nhiều vòng trước khi đến lối vào Biển Trắng, "vi phạm không phận Nga" trong quá trình này.
Yevgeny Balitsky, lãnh đạo chính quyền quân – dân sự tỉnh Zaporizhia, miền nam Ukraine, hôm 15/8 cho biết đã nhận hơn 30.000 đơn xin quyền công dân Nga. "Ngày càng nhiều cư dân tỉnh Zaporizhia nộp đơn xin quyền công dân Nga. Tính đến nay, hơn 30.000 đơn với đầy đủ giấy tờ cần thiết đang được xem xét tại các cơ sở cấp hộ chiếu. Giai đoạn này, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các cơ chế để giải quyết những trường hợp cụ thể khi thủ tục cấp hộ chiếu bị chậm trễ", ông Balitsky đăng trên Telegram. Lãnh đạo tỉnh Zaporizhia nói thêm khu vực này đang có 12 trung tâm ở nhiều thành phố tiếp nhận hồ sơ xin cấp hộ chiếu Nga. Cùng ngày, Yekaterina Gubareva, phó lãnh đạo chính quyền quân – dân sự tỉnh Kherson, miền nam Ukraine, cho biết đã tiếp nhận hơn 12.000 đơn xin cấp quyền công dân Nga. Đây là những người đã nhận hoặc đang chờ được nhận hộ chiếu Nga. "Hiện có số lượng rất lớn những người muốn xin quyền công dân Nga", bà Gubareva nói.
Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin khẳng định các loại vũ khí của Nga đang đi trước các đối thủ nhiều năm và sẵn sàng cung cấp các khí tài này cho những đồng minh, đối tác bền chặt của nước này ở Mỹ Latin, châu Á và châu Phi. "Hầu như tất cả chúng đều hơn một lần được sử dụng trong các hoạt động thực chiến", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói về các vũ khí mà Nga có thể bán cho các bạn bè bền chặt tại một triển lãm vũ khí ở Matxcơva ngày 15-8. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định sẵn sàng cung cấp cho các đối tác và đồng minh những loại vũ khí hiện đại nhất – từ vũ khí cỡ nhỏ đến xe bọc thép, pháo binh, máy bay chiến đấu và máy bay không người lái. Ông nói Nga cũng có thể sẵn sàng chia sẻ với những bạn bè bền chặt các mô hình vũ khí mới, bao gồm vũ khí chính xác cao và robot chiến đấu, các hình thức chiến tranh phi truyền thống khác. "Nhiều thứ trong số này đi trước nhiều năm, hoặc hàng chục năm so với các đối thủ nước ngoài. Còn nói về đặc tính kỹ chiến thuật, chúng vượt trội hơn hẳn so với thứ đối thủ làm ra", ông Putin quảng bá nhưng không nêu cụ thể loại vũ khí gì và quốc gia nào.
Quân đội Ukraine "đánh trúng sở chỉ huy địch sau khi vị trí này bị một nhà báo Nga làm lộ", Serhiy Gaidai, người đứng đầu chính quyền tỉnh Lugansk, miền đông Ukraine, thông báo trên Telegram. "Đòn pháo kích đã phá hủy sở chỉ huy của Wagner ở Popasna ngày 15/8. Con số thương vong đang được làm rõ". Wagner là công ty an ninh tư nhân Nga được thành lập năm 2014 với khoảng 8.000 thành viên. Các tay súng của công ty này đã tham gia nhiều chiến dịch tại Trung Đông và châu Phi, cũng như chiến đấu bên cạnh quân đội chính quy Nga tại miền đông Ukraine. Gaidai cho biết đòn tập kích được tiến hành sau khi nhà báo Nga Sergei Sreda tuần trước đăng lên Telegram bức ảnh 5 người mặc quân phục đứng trước một ngôi nhà được nhóm tay súng Wagner chọn làm sở chỉ huy. Theo nhật báo Ukrainska Pravda của Ukraine, trong loạt ảnh Sreda đăng ngày 8/8, một bức có bảng địa chỉ "số 12 Mironovskaya, Popasna".
Nhằm bảo vệ sân bay quân sự trọng yếu nằm sát biên giới Ukraine, quân đội Nga đã điều đến đây các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung thế hệ mới S-350. Truyền thông Nga vừa công bố một chùm ảnh về hoạt động tác chiến của lực lượng Không quân Nga tại căn cứ không quân Trung tâm ở thành phố Taganrog thuộc vùng Rostov, sát biên giới Ukraine. Những hình ảnh được ghi nhận cho thấy hoạt động tác chiến của máy bay chiến đấu Nga, đặc biệt là các cường kích tấn công mặt đất Su-25 vẫn đang được thực hiện một cách vô cùng khẩn trương tại căn cứ này.
Giới chức tỉnh Ivano-Frankivsk cho biết Anton Lystopad, người từng được trao danh hiệu "phi công giỏi nhất không quân Ukraine", đã thiệt mạng trong chiến đấu. "Anton Lystopad, cựu học sinh khóa 2005-2008, đã thiệt mạng khi bảo vệ đất nước. Cậu ấy đã chiến đấu ngay từ những giờ phút chiến sự đầu tiên", Trường Kỹ thuật Vật lý tại tỉnh miền tây Ivano-Frankivsk của Ukraine, cho biết hôm 14/8. Lystopad theo học tại Đại học Không quân Quốc gia Ivan Kozhedub trong giai đoạn 2013-2018 và trở thành phi công tiêm kích, từng được trao danh hiệu "phi công giỏi nhất không quân Ukraine" hồi năm 2019. Chỉ vài ngày trước khi thiệt mạng, Lystopad được Tổng thống Volodymyr Zelensky trao Huân chương Dũng cảm hạng ba.
Tổng thống Zelensky cáo buộc Nga "tống tiền hạt nhân" với nhà máy điện Zaporizhzhia và kêu gọi trừng phạt Moskva vì điều này. "Những vụ pháo kích khiêu khích nhằm vào khuôn viên nhà máy vẫn tiếp tục. Dưới sự che chở của nhà máy, đối phương đang pháo kích vào thị trấn và khu dân cư gần đó. Quân đội Nga giấu đạn dược và khí tài trong các công trình của nhà máy, cơ sở này cũng bị cài mìn", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói ngày 15/8. Tổng thống Zelensky cáo buộc Nga phớt lờ yêu cầu rút khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia mà 42 quốc gia đưa ra, đồng thời cáo buộc Moskva "tống tiền hạt nhân". Ông cho rằng thế giới "thiếu sức mạnh và quyết tâm để bảo vệ một nhà máy điện hạt nhân, điều đó đồng nghĩa thế giới sẽ thua cuộc". "Cần phải chuyển từ thảo luận và kêu gọi sang các biện pháp trừng phạt cứng rắn mới nhằm vào Nga, Rosatom và toàn bộ ngành công nghiệp hạt nhân của nước này", ông Zelensky nói. "Tất cả lực lượng Nga phải rút khỏi khuôn viên nhà máy và những khu vực lân cận mà không cần bất cứ điều kiện nào". Ông Zelensky cảnh báo bất cứ sự cố hạt nhân nào tại nhà máy điện Zaporizhzhia "có thể là đòn giáng mạnh vào các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia, cũng như những quốc gia và khu vực xa hơn".
Đại tá thủy quân lục chiến Mỹ về hưu Mark Cancian, cố vấn cấp cao Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cảnh báo Ukraine có thể hết đạn pháo phản lực HIMARS trong 3-4 tháng tới nếu duy trì tốc độ khai hỏa như hiện nay, nhất là khi Lầu Năm Góc có thể phải cắt giảm lượng đạn viện trợ vì kho dự trữ của quân đội Mỹ đang cạn dần.
Trả lời phỏng vấn với giới truyền thông vào ngày 15/8, Thị trưởng Kiev Vitaliy Klitschko thừa nhận người dân thủ đô Ukraine đang phải "sống trong một thực tại khó khăn và cần chuẩn bị tinh thần cho mùa đông lạnh giá sắp tới". Ông Klitschko khẳng định việc cung cấp đầy đủ khí đốt đến người dân là trách nghiệm của chính phủ, và Văn phòng Nội các Ukraine đã trấn an ông rằng giá khí đốt cung cấp cho người dân Kiev sẽ không tăng lên. Tuy nhiên, Thị trưởng Kiev không loại trừ những tình huống xấu hơn, đặc biệt là khi Nga đang rất quyết tâm trong việc giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu. Do vậy, ông Klitschko khuyến cáo người dân nên tự trang bị thêm quần áo ấm và chăn cho mùa đông tới.
Trước đó, trong một tuyên bố ngày 12/8, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho hay chính phủ Đức đang chuẩn bị một gói giải pháp nhằm đối phó với nguồn cung khí đốt hao hụt từ Nga. "Tất cả các công trình công cộng, ngoại trừ bệnh viện và các cơ sở xã hội, sẽ không được bật máy sưởi quá 19 độ C", ông Habeck cho biết, đồng thời nhắc lại các quyết định trước đó về việc cấm các bể bơi công cộng bật hệ thống sưởi cũng như yêu cầu các tòa nhà và đài tưởng niệm không bật đèn trang trí suốt đêm.
Nghị sĩ cấp cao Nga tuyên bố nước này sẽ không để cho bất cứ bên nào gây hại tới cây cầu nối bán đảo Crimea với lục địa Nga, trong bối cảnh Ukraine trước đó cảnh báo có thể tấn công công trình này. Phó chủ tịch Hội đồng Quốc gia Nga (Thượng viện) Konstantin Kosachev ngày 15/8 tuyên bố: "Chúng tôi chắc chắn sẽ không để ai phá hủy cầu Crimea trong bất cứ hoàn cảnh nào". Theo nhận định của ông Kosachev, bất cứ cuộc tấn công tiềm năng nào vào cầu Crimea dường như sẽ liên quan đến vũ khí nước ngoài viện trợ cho Kiev "vì Ukraine hiện không có loại vũ khí (phù hợp) để nhằm mục tiêu vào cây cầu". Trước đó, các chuyên gia nói rằng, Ukraine chưa sở hữu bất cứ vũ khí nào có tầm tấn công đủ để bắn tới cầu Crimea.
Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin nhận định, Ukraine hiện đã mất sự độc lập về tài chính và "đã phá sản". Trong bài viết đăng trên Telegram hôm 15/8, Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin nói rằng, các khoản thuế Ukraine thu được chỉ bù đắp được 40% ngân sách. Trong khi đó, Ukraine chi 60% ngân sách cho quân sự. Quan chức Nga nhận định, mức thâm hụt hàng tháng của Ukraine lên tới 5 tỷ USD. "Ukraine đã phá sản", ông Volodin nói. Theo đánh giá của Chủ tịch Hạ viện Nga, chính phủ Ukraine hiện không còn có thể thực hiện nghĩa vụ đối với công dân nước này nếu thiếu sự hỗ trợ từ Mỹ và EU. "Ukraine đã mất đi sự độc lập về tài chính", ông Volodin kết luận.
Các binh sĩ tình nguyện viên châu Âu chiến đấu cho Ukraine trong phòng xét xử ở Donetsk, miền đông Ukraine, hôm 15/8. Ảnh: AP.
Chính quyền Donetsk ở miền đông Ukraine xét xử 5 công dân châu Âu với cáo buộc "được huấn luyện để dùng vũ lực". Ba công dân Anh và hai công dân Thụy Điển bị đưa ra xét xử hôm 15/8 tại phiên tòa do phe ly khai miền đông Ukraine tổ chức ở thành phố Donetsk. Những người này bị cáo buộc đánh thuê và "đang được huấn luyện để dùng vũ lực", song đều không nhận tội. 5 người này được cho là đã chiến đấu cùng lực lượng Ukraine chống lại quân Nga và bị bắt ở Mariupol. Theo luật pháp của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), các công dân châu Âu này có thể đối mặt án tử hình. Họ sẽ đối mặt phiên tòa tiếp theo vào tháng 10.
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) ghi nhận hơn 5.500 người thiệt mạng và gần 7.700 người bị thương kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine. Con số thực tế có thể cao hơn do tình hình chiến sự gây cản trở quá trình xác minh và thống kê. Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) báo cáo gần 10,7 triệu lượt người rời Ukraine và hơn 4,5 triệu lượt người từ nước ngoài vào Ukraine trong gần 6 tháng xung đột. Cơ quan này cũng ghi nhận gần 6,4 triệu người tị nạn Ukraine trên khắp châu Âu.
C.T.
Nguồn: FB Cù Tuấn
Xem thêm:
Putin tìm cách triệt tiêu chứng cớ “khủng bố” khi chiến cuộc bị đẩy vào tình thế bất lợiKim Thúy / VietCatholic New / 16/8/2022 Ukraine đánh Crimea lần 2: Căn cứ quân sự Nga nổ long trời. Putin viết thư cho Kim tính đường chạy.Kim Thúy / VietCatholic News / 16/8/2022 2
|