Tầm văn hóa nào?

Lưu Trọng Văn

TS Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN cầm quyền trượng màu mè, khoác áo thụng như cha đạo La Mã dẫn đầu các sinh viên tốt nghiệp trong Lễ trao bằng các cử nhân "kinh bang tế thế" tương lai.

Là một tiến sĩ tốt nghiệp ở Anh, từng giảng dạy kinh tế tại Anh và VN, từng tốt nghiệp các chứng chỉ chính trị cao cấp, mới hay kiến thức giỏi giang về kinh tế, chính trị của thầy Trúc Lê chưa đủ độ tin cậy về thước đo tầm cao văn hoá.

Nếu thực sự đạt cái tầm ấy thầy Trúc Lê phải thấy bộ đồ mình khoác, tràng hạt mình đeo, quyền trượng mình cầm là thứ hình thức lai căng?

Tại sao không nghĩ ra nghi thức tốt nghiệp khác sinh động, bình dị mà có ý nghĩa hơn?

Gã gợi ý nhé.

Tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho các cử nhân kinh tế ở một làng quê nghèo nào đó để cho các ông chủ, bà chủ doanh nghiệp tương lai, hay các các chuyên viên kinh tế tương lai thấy mình cần phải làm gì cho Đồng bào và Đất nước.

Ông hiệu trưởng khi trao bằng có thể mời những người Dân một nắng hai sương cùng đứng bên mình trao bằng như trao quyền trượng, gửi gắm một hy vọng, một ước mơ, thậm chí một sứ mệnh.

Sao nhỉ?

Đất nước cần lắm những tấm lòng thực sự, không diêm dúa, màu mè của các nhà đào tạo nhân tài hơn bao giờ hết.

Gỗ càng xấu, càng phải tốt nước sơn.

Chất lượng đào tạo càng xuống, càng vẽ vời cầu kỳ, lòe loẹt, diêm dúa y phục tốt nghiệp hòng che mắt công chúng, bù đắp khiếm khuyết.

Nhưng các cụ bảo rồi, chiếc áo không làm nên thày tu. Mà y phục này của thày trò nom mới thộn làm sao!

Võ Văn Tạo

 

L.T.V.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in văn hoá. Bookmark the permalink.