Về dự án đường sắt cao tốc Ai Cập do Siemens xây dựng

Nguyễn ngọc Chu

Sau khi đăng bài viết “CHOÁNG VÁNG VỚI GIÁ THÀNH ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC AI CẬP DO SIEMENS XÂY DỰNG” theo nguồn https://www.dw.com/…/egypt-signs-8…/a-61967258… đã có rất nhiều bạn tham gia bình luận, phản biện, chia sẻ.

 clip_image002

 

Chẳng hạn như, bạn Tam ND đề nghị “kiểm tra kỹ con số 4,35 triệu $ vì thấp và truyền thông cũng có thể nhầm”.

Bạn Tan Nguyen cũng cấp ngay thông tin https://www.egypttoday.com/…/Germany-cooperates-with

Trong đó Đại sứ Đức tại Ai Cập cho biết tổng hợp đồng của Siemens cung cấp là 12 tỷ Euro (khác với 8,1 tỷ Euro như nguồn dẫn trên), và hơn nữa cho biết phía Ai Cập đảm nhận việc xây dựng cầu và tunnel.

Các bạn Hai Chu dẫn nguồn orascom và Thuc Pham Awake dẫn nguồn tin cua CNN cho biết dự án 660 km có tổng giá 4,5 tỷ $ và phần của Siemens là xấp xỉ 3 tỷ $, suy ra thành 6,81 triệu $/km và tổng dự án là 13,64 tỷ $.

Nhiều bạn như Dậu Nguyễn Văn, Tu D Tran, Nguyen Hoàng, Vu Anh Tuan, Nhan Vu… và nhiều bạn khác nữa mà không thể kể tên ở đây, đều dẫn các nguồn tin hay bình luận với mục đích tìm đến sự thật. Các bình luận có thể khác nhau, nhưng đều mang tính xây dựng, tích cực, với mục đích giúp cho việc xây dựng đường sắt ở Việt Nam có những thông tin tham khảo hữu ích. Xin cảm ơn các đóng góp của các bạn.

Giá thành trung bình 1 km đường sắt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong số đó có:

1. Giá đất: hoặc phải mua đất, hoặc phải thuê đất, hoặc phải đền bù giải phóng mặt bằng…

2. Địa hình: cầu, đường hầm, nền đường cứng hay yếu…

3. Số lượng nhà ga và các cơ sở dịch vụ…

4. Đường 3 hay hay đường đôi.

5. Công nghệ.

6. Xuất xứ thiết bị: hãng sản xuất, nước sản xuất.

7. Thiết bị và số lượng thiết bị.

8. Hiệu suất thi công.

Và nhiều yếu tố khác nữa.

Tất cả gộp lại làm cho giá thành biến động. Bởi vậy mới có những khoản chi phí không nhỏ cho nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trước khi đi đến các bước tiếp theo. Giá thực tế phải căn cứ vào hợp đồng chi tiết.

Cách phổ dụng nhất mà các công ty tư nhân làm khi xác định giá thành dự án là mời các nhà thầu danh tiếng, có công nghệ cao, có thiết bị tốt, có năng lực, có kinh nghiệm, có uy tín… tham gia chào thầu. Và sau đó lựa chọn ra các nhà thầu thích hợp để đàm phán giá. Ở phương diện này, các công ty danh tiếng của châu Âu nhất thiết cần được mời để tham gia xây dựng đường sắt Việt Nam.

Ngoài chào thầu, chủ dự án phải có kiến thức về kỹ thuật và kinh tế để đánh giá dự án, hầu hết phải thuê tư vấn và giám sát dự án. Trên thế giới ở khắp các châu lục, trong khu vực Đông Nam Á, có đủ loại dự án đường sắt – với đủ phương diện: giá thành, địa hình, công nghệ, thiết bị… để Việt Nam tham chiếu.

Vì chưa đủ nguồn thông tin bao quát toàn bộ dự án, để tránh gây ra sự hiểu nhầm, xin rút bài “CHOÁNG VÁNG VỚI GIÁ THÀNH ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC AI CẬP DO SIEMENS XÂY DỰNG”. Dự án đường sắt cao tốc của Siemens ở Ai Cập sẽ được đề cập lại vào thời điểm thích hợp. Bài viết này cũng sẽ được rút sau một thời gian.

Đường sắt Bắc – Nam giữ vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển và bảo vệ đất nước, nên sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của toàn dân, trong đó có cộng đồng mạng. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi, góp ý, phản biện, bình luận.

N.N.C.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Đường sắt cao tốc. Bookmark the permalink.