“Quả bom” Trung Quốc – Litva phát nổ: Dư chấn đánh động toàn EU, Đức cảnh báo nguy hiểm

Thúy

Hồi tháng 5/2021, Lita công bố kế hoạch mở phòng đại diện thương mại ở đảo Đài Loan (Trung Quốc) và cân nhắc rời một diễn đàn dành cho các quốc gia Đông Âu do Trung Quốc chủ trì. Theo Bloomberg, động thái này của Litva đã gây thêm trở ngại cho kế hoạch mở rộng và tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Âu.

Hành động của quốc gia Baltic đã khiến quan hệ với Trung Quốc giảm đáng kể.

Doanh nghiệp Đức cảnh báo rằng, nỗ lực của Trung Quốc nhằm vào Litva vì Đài Loan có thể là “thứ hủy hoại chính mình” bởi họ buộc phải tách khỏi các đối tác bất đồng về chính trị.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho biết, Bắc Kinh đã phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào các công ty đa quốc gia để Litva bị ảnh hưởng, tuy nhiên các nhóm thương nhân cho biết bằng Bắc Kinh đang thực hiện “tẩy chay thương mại với hậu quả gây ảnh hưởng khắp EU” và cảnh báo rằng các công ty Đức có thể buộc phải đóng cửa các hoạt động sản xuất ở Litva.

Cần giải pháp

Mối quan hệ giữa quốc gia Baltic và Trung Quốc xuống dốc nghiêm trọng sau khi Đài Loan thành lập văn phòng đại diện chính thức ở Vilnius. Bắc Kinh cho rằng điều này đã vi phạm chính sách “Một Trung Quốc” – một lý do mà Liên minh châu Âu (EU) không đồng ý.

SCMP cho biết rằng, kể từ đó, các doanh nghiệp châu Âu cáo buộc Bắc Kinh chặn nhập khẩu từ Litva trong đó một số báo cáo khác cho thấy Trung Quốc đang gây sức ép với các công ty khác, chẳng hạn như nhà sản xuất ô tô của Đức Continental để họ phải ngừng sử dụng các thành phần được sản xuất tại Litva.

Phòng thương mại Đức – Baltic đã cảnh báo chính phủ Litva trong 1 bức thư rằng các nhà đầu tư Đức có thể cần phải đóng cửa các cơ sở của họ ở Litva trừ khi có một giải pháp mang tính xây dựng để khôi phục lại quan hệ kinh tế Litva – Trung Quốc, trang web LRT của Litva đưa tin.

Các công ty liên quan đến than bùn, laser, phụ tùng xe hơi và lĩnh vực công nghệ cao cũng đang gặp khó khăn, bức thư cho hay.

“Chúng tôi không thể tiếp tục các dự án đầu tư (mở rộng sản phẩm) vì chúng tôi không còn nhận được các sản phẩm thành phần cần thiết từ Trung Quốc. Chúng tôi không thể nhập khẩu các bộ phận cần thiết cho việc sản xuất từ Trung Quốc. Chúng tôi không thể xuất khẩu thành phẩm (xuất xứ từ Litva) sang Trung Quốc.”

Nhắm mục tiêu gián tiếp

Các quan chức và nhà quan sát cho biết xuất khẩu trực tiếp của Litva sang Trung Quốc chỉ chiếm 1% GDP của quốc gia Baltic này, nhưng Bắc Kinh có thể nhắm vào các mục tiêu gián tiếp ảnh hưởng đến nước này.

Liên đoàn các ngành công nghiệp Đức cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi rất lo ngại về việc mối quan hệ của EU và từng nước EU với Trung Quốc. Các biện pháp gần đây của Trung Quốc với Litva đang có tác dụng tẩy chay thương mại và hậu quả xảy ra trên toàn EU.”

Tuyên bố cho hay, nhập khẩu từ Trung Quốc cần thiết cho các nhà máy của Đức ở Litva và xuất khẩu từ Đức sang Trung Quốc có chứa các thành phần của Litva cũng bị ảnh hưởng.

“Về lâu dài, sự leo thang từ phía Trung Quốc mang lại hậu quả lớn. Nó cho thấy rằng Trung Quốc sẵn sàng tách mình về mặt kinh tế khỏi các đối tác bất đồng về chính trị.”

Mặc dù Bắc Kinh phủ nhận việc sử dụng các công ty đa quốc gia để gây áp lực lên Litva, nhưng họ đã cảnh báo rằng Litva sẽ phải trả giá khi lựa chọn xích lại gần Đài Loan.

Bộ trưởng Ngoại giao Litva Gabrielius Landsbergis đã kêu gọi sự hỗ trợ từ EU và Mỹ để bù đắp lại sự trả đũa của Bắc Kinh.

EU và Trung Quốc cũng có thời điểm tranh cãi nảy lửa liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Tân Cương. Và một cuộc đối thoại cấp cao thường niên giữa hai bên đã bị hoãn lại cho đến năm sau sau khi 2 bên có rất ít cơ hội đạt được tiến bộ trong các lĩnh vực quan trọng.

Tuy nhiên Trung Quốc được cho là đang cố gắng ổn định quan hệ với EU.

Theo SCMP, một nhà nghiên cứu tại Bắc Kinh cho biết ông không mong đợi sự suy thoái trong quan hệ Litva- Trung Quốc leo thang đến mức có thể ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc – EU.

“Tuy nhiên, Litva đã đưa nó lên cấp độ EU,” nhà nghiên cứu này cho hay.

T.

Nguồn: SOHA

This entry was posted in Trung Quốc. Bookmark the permalink.