Bộ Công an (MPS) là cơ quan tình báo thứ hai của Trung Quốc. Nó được xem như một tổ chức an ninh quốc gia, giám sát tất cả các sở cảnh sát địa phương và tỉnh. Kể từ khi nó được kết nối với cơ cấu hành chính trên khắp lãnh thổ, cơ cấu tổ chức của MPS có lẽ thích nghi với cơ cấu hành chính trên lãnh thổ của đất nước và phù hợp với cơ cấu quyết định của Trung ương.
Tương tự như bất kỳ cơ quan an ninh quốc gia nào, MPS chịu trách nhiệm về các thông tin quan trọng, phối hợp với MSS, chủ yếu liên quan tới những nhà bất đồng chính kiến và người nước ngoài ở Trung Quốc. Sứ mệnh này trùng hợp với MSS (Managed Security Service?) và nhiều nhà phân tích cho rằng MPS hoạt động theo đơn đặt hàng của MSS nhưng trên thực tế, điều này mang lại sự bất đồng và cạnh tranh giữa hai cơ quan. Tương tự như các dịch vụ tình báo khác của Trung Quốc, MPS lệ thuộc vào hai nơi: Hội đồng Nhà nước (đại diện cho các quyền lực hành pháp) và [Bộ] Chính trị Trung ương và Ủy ban Lập pháp (cơ cấu của đảng).
Các tổ chức tình báo và an ninh nội địa của Trung Quốc dựa vào các đơn vị làm việc của công dân Trung Quốc, phù hợp với nơi họ sống và làm việc. Theo Stratfor, tổ chức này được Đảng Cộng sản sử dụng để thúc đẩy các chính sách của họ và cũng để giám sát tất cả các công dân Trung Quốc. Mỗi đơn vị có một đảng viên đứng đầu và thường có ba bộ phận: nhân sự, hành chính và an ninh, các bộ phận này làm việc chặt chẽ với MPS và MSS.
Những hồ sơ chỉ được sử dụng bởi các thành viên của đơn vị, gồm có các thông tin đa dạng khác nhau, từ lịch sử gia đình cho tới sự chính xác. Là thành viên của một đơn vị làm việc, bất cứ công dân Trung Quốc nào cũng có thể được tuyển dụng để làm bất cứ điều gì cho chính quyền, như báo cáo về các công dân Trung Quốc khác hoặc về những người nước ngoài ở Trung Quốc. Đối với người nước ngoài, họ có thể bị theo dõi bằng các thiết bị đặc biệt của các cơ quan tình báo Trung Quốc. Có những khách sạn do MPS hoặc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) làm chủ và điều hành. Dường như MSS có thẩm quyền điều khiển tất cả các hoạt động thông tin. Theo thủ tục hoạt động chuẩn, Cảnh sát quân sự và MPS cần tham khảo MSS trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào và các văn phòng địa phương của MPS chịu trách nhiệm về an ninh công cộng.
MPS có xu hướng tuyển dụng nhiều đặc vụ với kỹ năng hạn chế, những người không được đào tạo cho môi trường hoạt động và làm nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo. Nhiều trinh thám thường được giao cùng nhiệm vụ và trao đổi với nhau cũng như trao đổi mục tiêu của họ. Điều này cho phép MPS so sánh và phân tích nhiều báo cáo để có được những thông tin mong muốn. Một trong những bộ phận chính của MPS là Cục Nội an, nơi đối phó với gián điệp trong nước. Cơ quan này sử dụng một mạng lưới mật vụ khổng lồ, nhiều người trong số đó được phân công các hoạt động thông tin để có được dữ liệu cho điều tra hình sự mặc dù họ được trả lương rất thấp.
Cùng lúc, MPS đôi khi tuyển dụng các mật vụ đã được huấn luyện và họ được tiếp cận [bằng nhiều cách] khác nhau. Họ thường được đưa ra khỏi tỉnh nhà của mình để chuyển các thông tin cụ thể, chỉ đối phó với một loại thông tin tình báo cụ thể và nhận hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. Đôi khi các trinh thám cụ thể như các thành viên cao cấp của các nhóm bất đồng chính kiến, đều bị bắt và bị buộc phải hợp tác. Hầu như trong mọi trường hợp đều có tất cả các phương tiện cần thiết cho hoạt động an ninh ở mức độ cao trong khi làm nhiệm vụ.
Theo các chuyên gia Stratfor, các hoạt động tình báo Trung Quốc hiện chỉ thành công ở cấp tỉnh và địa phương, không phải ở cấp quốc gia. Nhiều nhóm bất đồng chính kiến bị xâm nhập và đôi khi bị phá hủy ngay khi họ hoạt động ở cấp địa phương. Các luồng thông tin [trao đổi] giữa các tỉnh và từ tỉnh đến Bắc Kinh thì vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh có yêu cầu đặc biệt, luôn có câu trả lời đúng lúc.
Ngoài ra còn có vấn đề khi làm việc với các thông tin về các nhà hoạt động dân chủ và tôn giáo, đặc biệt là người nước ngoài. Các vấn đề là do các báo cáo song song – thông tin cần phải được báo cáo với Đảng Cộng sản trước khi gửi cho các tổ chức Chính phủ, theo yêu cầu Đảng cần phải có được thông báo để kiểm soát. Tuy nhiên, cơ cấu đảng ở địa phương gặp khó khăn trong việc báo cáo lên cấp trên và sự quan liêu của Đảng và Chính phủ từ chối hợp tác. Thực ra, những trục trặc này là điều tốt nhất để khai thác hệ thống tình báo Trung Quốc.
MPS thường sử dụng hàng loạt phương tiện kỹ thuật và nhân sự để giám sát người nước ngoài. Lượng người nước ngoài ở Trung Quốc gia tăng và Bắc Kinh lo sợ ảnh hưởng của nước ngoài, [nên] quyết định nâng cao các hoạt động giám sát. MPS tham gia vào rất nhiều các hoạt động giám sát sự đi lại của mọi người. Nhiều người nước ngoài, đặc biệt là các nhà báo và doanh nhân nói rằng họ đã bị giám sát trong các hoạt động hàng ngày. Việc giám sát có thể dễ dàng phát hiện bởi vì Chính phủ muốn những người này biết rằng họ đang bị giám sát để đe dọa họ. Hơn nữa, do có nhiều người nước ngoài nên đòi hỏi số lượng đặc vụ ngang nhau – hầu hết những người này không được đào tạo; mà các viên chức cần chỉ định cho mỗi hoạt động.
Bộ Công an là cơ quan tình báo thứ hai của Trung Quốc. Cùng với Bộ An ninh Chính phủ, nó cung cấp cho Đảng Cộng sản và các tổ chức chính phủ trung ương và địa phương các thông tin tình báo và cụ thể cho hệ thống chính trị ở Trung Quốc và góp phần vào việc bảo mật trong và ngoài nước của chính quyền. Chúng ta có thể nói rằng hai cơ quan tình báo, có sự đóng góp đáng kể cho các cơ quan tình báo quân sự – sẽ được trình bày bên dưới – mang lại lợi ích quan trọng cho Trung Quốc nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và đạt được lợi ích về địa chính trị và địa chiến lược.
Cục tình báo quân sự (MID) đại diện cho cơ cấu quân sự Trung Quốc, chuyên về thu thập, xử lý và phổ biến các dữ liệu, thông tin và các sản phẩm thông tin liên quan đến các khía cạnh quân sự, an ninh. Cơ cấu tình báo này được gọi là Cục Tình báo II của Quân Giải phóng Nhân dân TQ (PLA), chuyên về thông tin quân sự chiến thuật. Ưu tiên thứ hai của nó là thu thập thông tin về công nghệ nước ngoài, các thông tin này có thể đóng góp vào sự phát triển tốt hơn khả năng quân sự của Trung Quốc.
Như minh họa trong biểu đồ bên dưới, MID là cấp dưới trực tiếp không chỉ cho Tổng tham mưu mà còn cho các cơ cấu khác. Theo ý của chúng tôi, điều này có nghĩa là yếu tố chính trị Trung Quốc không trực tiếp bị ảnh hưởng tới nó hoặc ít nhất sự ảnh hưởng bị giảm so với MSS và MPS. Tuy nhiên, không có nghĩa là MID ở ngoài tầm kiểm soát của Đảng.
Theo Stratfor, phần lớn các thông tin do MID thu thập đến từ các khu vực biên giới Trung Quốc, đặc biệt là từ biên giới với các nước ở phía Đông Nam châu Á như Việt Nam. Được biết, PLA gửi tuần tra do thám tại vùng biên giới và vượt qua biên giới, và họ tuyển dụng nhiều cư dân các nước láng giềng. Hầu hết thông tin do các đơn vị do thám PLA thu thập bao gồm thông tin quân sự phổ biến (lệnh chiến đấu, giáo lý, địa lý, mục tiêu, ý định chiến lược và phản gián). Mỗi khu vực quân sự có các đơn vị do thám riêng cũng như trung tâm tình báo khu vực để phân tích và phổ biến các thông tin tình báo thu thập được. Ở cấp trung ương, MID có một phòng do thám, phối hợp các nguồn thông tin từ mọi khu vực quân sự.
Các bộ phận cơ cấu của MID được minh họa trong biểu đồ phụ lục bên dưới. Nhiệm vụ của từng bộ phận này như sau:
Phòng I của MID phụ trách tình báo quân đội (HUMINT) và tập trung chủ yếu vào Đài Loan, Hồng Kông và Macao. Ưu tiên của nó là thu thập thông tin tình báo công nghệ để nâng cao khả năng quân sự của Trung Quốc cũng như để tìm kiếm khách hàng và doanh nghiệp xuất khẩu vũ khí cho Trung Quốc, do đó che giấu sự tham gia của PLA vào việc mua bán. Sự an toàn của các hoạt động giao dịch có thể rất thấp bởi vì nhiều vụ bị phát hiện. Trung Quốc giải thích các hoạt động thương mại này với lợi thế là có thể hỗ trợ các hoạt động quân sự khác.
Phòng II phối hợp thông tin từ các đơn vị chuyên ngành của các khu vực quân sự của Trung Quốc.
Phòng III gồm các đặc vụ quân sự Trung Quốc hoạt động trong các Đại sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài. Họ được xem là những người công khai thu thập thông tin tình báo. Một số đặc vụ quân sự Trung Quốc được tham gia vào các hoạt động tình báo bí mật hoặc các hoạt động khác của công dân Trung Quốc sống tại Mỹ và thực hiện xuất khẩu bất hợp pháp công nghệ quân sự Mỹ.
Các Phòng IV, V và VI thực hiện việc phân tích các phần khác nhau trên thế giới và phòng khác từ MID phổ biến các thông tin tình báo cho các cơ quan quân sự và Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Không giống như các cơ quan tình báo phương Tây, MID được biết đến như một nơi cung cấp [thông tin] quan trọng cho [thông tin] tình báo thu thập được từ các nguồn công khai.
Phòng VII đối phó với khoa học và công nghệ. “Các hoạt động tình báo trên mạng” do sáu viện nghiên cứu khoa học Chính phủ lên kế hoạch và thực hiện, hai trung tâm máy tính và toàn bộ quân đoàn tin tặc ái quốc. Văn phòng này bao gồm các công ty sản xuất thiết bị điện tử như máy vi tính, vệ tinh, thiết bị giám sát và các thiết bị khác, có nghĩa là được sử dụng trong hoạt động tình báo và hỗ trợ kỹ thuật.
Rõ ràng MID là một trong những thành phần cơ bản của hệ thống tình báo Trung Quốc. Nó không chỉ cung cấp hỗ trợ các hoạt động của quân đội Trung Quốc mà còn cho hệ thống chính trị của đất nước. Có những cơ cấu quan trọng khác trực thuộc MID đóng góp vào sự hỗ trợ thông tin của quân đội và đất nước. Theo các nguồn đã nêu ở trên, một số cơ cấu như: Viện Nghiên cứu hiến lược quốc tế và Viện Quan hệ quốc tế, hai viện này có uy tín và có tính học thuật cao, hoàn thành các dịch vụ tình báo.
Cùng với những thành phần cơ bản của hệ thống, MID cũng cho ra các dữ liệu và thông tin phục vụ phát triển địa chính trị và địa chiến lược của Trung Quốc, cũng như lợi ích bên trong và ngoài nước của đất nước. Có những bộ phận khác của quân đội đóng góp vào hệ thống tình báo và chúng tôi sẽ trình bày ngắn gọn sau đây:
Một trong những bộ phận có quyền lực và mở rộng của PLA, cũng là một phần của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Tổng cục Chính trị (GDP), phụ thuộc trực tiếp vào Ủy ban Quân quản Trung ương. Nó cài các đặc vụ ở tất cả các cấp của tổ chức quân sự để theo dõi các cơ cấu quân sự và cung cấp ảnh hưởng tư tưởng cho các lực lượng vũ trang. Chúng ta cần nhấn mạnh một thực tế là Cục Tình báo quân Sự, với các đặc vụ tình báo được đào tạo, có thể đe dọa bất kỳ chế độ nào một cách dễ dàng, đặc biệt là sự kiểm soát của Đảng Cộng sản đối với tổ chức quân sự. Vì vậy, nó cần giám sát thích hợp mọi lúc. Đồng thời, Tổng cục Chính trị hoạt động như một bộ phận phản gián bởi giám sát các hoạt động phản gián được thực hiện bên trong Cục Phản gián.
Cục III của Bộ Tham mưu/ PLA có trách nhiệm giám sát về viễn thông của quân đội nước ngoài và đưa ra các thông tin tình báo hoàn chỉnh dựa trên thông tin quân sự thu thập được. Hệ thống giám sát viễn thông (SIGINT) gồm vài chục trạm trên mặt đất, sáu chiếc tàu, xe tải và máy bay có gắn các hệ thống phục vụ cho khoảng 20.000 người. Như đã chỉ ra trong biểu đồ với các dịch vụ tình báo quân sự của Trung Quốc, Cục III (SIGINT) do Đảng Cộng sản gián tiếp kiểm soát thông qua Bộ Tham mưu. Ủy ban Quân ủy trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ có thể đánh chặn thành công các thông tin liên lạc vô tuyến của kẻ thù, mà nó còn có thể bảo đảm rằng không có các liên lạc không dây (wireless) nào có thể diễn ra mà không bị các trạm này chặn. Vì vậy nó có thể kiểm soát các khu vực quân sự chính một cách hiệu quả, các khu vực quân sự tỉnh và tất cả các nhóm vũ trang.
Cục IV của Bộ Tham mưu chịu trách nhiệm về các biện pháp đối phó điện tử và radar. Nó có thông tin tình báo điện tử (ELINT) bên trong bộ máy giám sát viễn thông (SIGINT) (25 người nhận, bao gồm cả trên không). Cục này thu thập và duy trì dữ liệu liên quan đến tín hiệu vô tuyến và tạo ra cơ sở dữ liệu (data bases) cụ thể.
Đã trình bày của các cơ cấu quân sự quan trọng nhất của Quân Giải phóng nhân dân TQ, đó cũng là một phần của hệ thống tình báo Trung Quốc. Quân đội được một loạt các hỗ trợ mà mới thoạt nhìn thì không có điểm gì chung với gián điệp, nhưng đóng góp đáng kể vào việc thu thập các thông tin ở những môi trường mà nó hoạt động. Một trong các tổ chức này là Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp quốc phòng nhà nước, được tách ra từ PLA nhưng thực hiện các khuyến nghị trực tiếp từ Đảng Cộng sản về nghiên cứu và quy hoạch phát triển công nghệ quân sự. Nó cũng hợp tác với MSS và MID để có được thông tin tình báo, đặc biệt là các dữ liệu công nghệ và quân sự đã phân loại. Các nhà khoa học của Viện này thường xuyên tham gia việc thu thập tin tức tình báo từ các nguồn công khai, đặc biệt là khi họ tham dự các hoạt động khoa học hoặc nghiên cứu ở nước ngoài.
Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng Trung Quốc vẫn là một đối thủ quan trọng trong hoạt động tình báo toàn cầu để đạt được mục tiêu địa chính trị và địa chiến lược và đạt được lợi ích kinh tế và quân sự không những tại Trung Á và Viễn Đông mà còn ở các châu lục khác, đặc biệt là châu Âu và Mỹ. Trung Quốc có thể sẽ thúc đẩy một chiến lược tình báo dài hạn được duy trì trong giới hạn hiện hành. Tuy nhiên, do các đặc điểm an ninh toàn cầu, kinh tế, công nghệ mới và các thứ khác, nó có thể sẽ thích nghi chiến lược với điều kiện và thử thách mới. Các nguồn lực tài chính, vật chất và con người của đất nước này, cùng với các đặc điểm cụ thể của dân số Trung Quốc và sự sẵn sàng để thực hiện các nỗ lực cần thiết, hỗ trợ quá trình này nhiều hơn ở bất kỳ nước nào khác trên thế giới.
Ngọc Thu dịch
Dịch từ:
http://www.worldsecuritynetwork.com/showArticle3.cfm?article_id=18347&topicID=55