Huy Đức
Vì sao họ bỏ mà đi
Khu hộp tôn này là một dãy trọ ở Thủ Đức.
Thứ trưởng Bộ Lao động Nguyễn Văn Hồi kể trong đợt khảo sát vừa rồi, ông gặp trường hợp có gia đình 5-6 người sống trong căn phòng chỉ 7m2.
5-6 người và 7m2. Không hiểu họ ăn ở sinh sống thế nào khi mà chỉ thở thôi đã vật cmn vã rồi.
Nhưng đó chưa phải là sự tồi tệ nhất.
Ông Trần Việt Anh, PCT Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM nói: Nhiều phòng trọ chỉ 10m2, mà có tới 10 người chen nhau chung sống.
Trước phong tỏa, họ chia ca ngày đêm đi làm cũng đỡ.
4 tháng hơn 120 ngày lockdown tất cả chui một chỗ. 24/24.
Không gian kín mít ở những nhà trọ ổ chuột như này chính là lý do vì sao số F0 dựng đứng suốt mấy tháng giời.
Ông Việt Anh nói một câu kinh khủng: Hàng ngày họ chứng kiến những F0 ở khu trọ đi rồi không thấy quay về nữa…
Người phụ nữ áo vàng là Huỳnh Thị Mỹ Vân (quê Trà Vinh) hôm qua đã quyết về quê bằng được. 4 tháng, 2 vợ công nhân may ko một xu thu nhập, ko có nguồn trợ cấp ngoài chút lương thực được các mạnh thường quân cứu giúp. Tài sản là “3 tháng tiền trọ còn nợ”, và gia đình 4 người “không còn nổi 1k”.
“1.000 đồng, sao trụ nổi. Đợt trước, chúng tôi đã ra về nhưng bị chặn lại, giờ cỡ nào cũng phải về, phòng trọ đã trả rồi mà cũng không còn gì để ăn cả”- lời Vân.
2 bức ảnh, đủ trả lời cho câu hỏi vì sao những đoàn người tháo chạy khỏi SG, quỳ lạy, phá rào, ném đá..làm mọi cách để được về quê.
Ko biết khi ban hành một chính sách những người dấu đè chữ ký có bao giờ hình dung nổi những thân phận mà họ vẫn gọi là đồng bào như này!!!
Hôm trước tôi viết, “Ông Vũ Đức Đam cũng là người thường, ông Đam làm thế nào cứ để người dân làm thế ấy”. Hóa ra tôi sai. Không chỉ ông Đam không phải là người thường mà cấp Thứ trưởng trở lên cũng không phải là người thường.
Đầu tháng 9-2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đi châu Âu, cuối tháng 9-2021, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc đi Cuba và Mỹ. Như chúng ta đã thấy, vừa trở về là các vị ấy họp hành, thăm thú ngay. Trong khi, tùy tùng thì phải đi cách li 7 ngày dù tất cả họ đều phải tiêm hai mũi vaccine ít nhất 14 ngày trước đó.
Chế độ cách li này được thiết lập bởi Bộ Y tế, theo đó, những ai giữ chức vụ tương đương Thứ trưởng trở lên thì không phải cách ly. Số còn lại phải cách li tập trung 7 ngày. Ai muốn cách li ở nhà hay khách sạn thì phải xin xỏ nhiều nơi. Phải được Bộ Y tế đồng ý bằng văn bản; phải được Sở Y tế đồng ý bằng văn bản; phải được y tế quận đồng ý tiếp nhận bằng văn bản… Có nghĩa là cách li bằng ngân sách thì vô tư, cách li bằng tiền túi thì phải xin lên, xin xuống.
Chống dịch như vậy là dựa trên các nguyên tắc của quyền lực chứ không dựa trên các nguyên tắc của dịch tễ.
Cuộc tháo chạy khỏi Sài Gòn của người miền Tây “đêm trước 1-10-2021” cho thấy, người dân đã cùng quẫn cả về vật chất lẫn tinh thần như thế nào. Chính quyền đã “nắm” dân bằng đủ loại thủ tục, bằng cả app và giấy; bằng cả dây thép gai và công an… mà không biết dân đói hay no, không biết dân muốn về hay ở.
Chống dịch dựa trên nguyên tắc quyền lực không những đã thất bại mà còn nảy sinh biết bao bi kịch.
Ít nhất đã có hai chuyến chuyên cơ chở những người đang nắm vận mệnh quốc gia đi Mỹ và châu Âu. Chỉ cần quan sát thôi, các vị đủ thấy cách chống dịch của Việt Nam rất là lập dị.
Đừng duy ý chí nữa, đừng sử dụng quyền lực nữa… Phải tập trung vaccine cho các nhóm có nguy cơ cao, chuẩn bị các phương án và triển khai các phương pháp điều trị giảm tối đa tỷ lệ tử vong (như đã áp dụng ở Bình Dương). Rồi, đưa cả nước về trạng thái bình thường, sống, làm việc, đi lại nhưng 5 K cẩn trọng.
Chống dịch là để cứu người chứ không phải là cơ hội để hành hạ con người. Hãy cùng dân chống dịch dựa trên cơ sở dịch tễ thay vì mệnh lệnh đơn phương, rồi coi dân như “đối tượng”.
H.Đ.
Nguồn: FB Osin