Quyền của người dân liên tục bị vi phạm trong đại dịch COVID-19

Diễm Thi

Quyền của người dân liên tục bị vi phạm trong đại dịch COVID-19

Một người đang được xét nghiệm COVID-19 tại Hà Nội. REUTERS

Hôm 28 tháng 9 năm 2021, một video clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy dân quân tự vệ, cảnh sát cơ động phá khoá cửa, ập vào nhà bà Hoàng Thị Phương Lan. Những người này bẻ ngoặt tay bà, lôi bà ra ngoài để xét nghiệm COVID-19 trong tiếng la khóc của con bà và sự phản đối của bà, bởi bà đang làm việc online nên không thể đi test lúc đó.

Một ngày sau, bà Lan cho Đài Á Châu Tự do biết tinh thần bà vẫn chưa ổn định trở lại trong khi chính quyền thuyết phục bà gỡ bài, gỡ video trên facebook. Bà kể:

“Khi h đang phá khóa tôi thy không được an toàn nơi đang và sc. Theo tôi biết tôi có th t chi test nếu không thy an toàn, h không được có hành động như vy. Khi h chưa p vào tôi nghĩ có quyn t chi khi thy không an toàn. Khi h dùng vũ lc thì sc toàn tp. Tôi thy hành động ca h s tác động đến con tôi v chế độ bây gi.

Cùng với việc cưỡng ép bà Lan đi thử COVID-19, công an địa phương đã lập biên bản vi phạm, thu giữ CMND của bà. Bà cho biết sẽ hỏi ý kiến luật sư để xem xét việc kiện chính quyền địa phương.

Khi họ đang phá khóa tôi thấy không được an toàn nơi đang ở và sốc. Theo tôi biết tôi có thể từ chối test nếu không thấy an toàn, họ không được có hành động như vậy. Khi họ chưa ập vào tôi nghĩ có quyền từ chối khi thấy không an toàn. Khi họ dùng vũ lực thì sốc toàn tập. Tôi thấy hành động của họ sẽ tác động đến con tôi về chế độ bây giờ.

Hoàng Thị Phương Lan

Câu chuyện của bà Lan là một bằng chứng nữa cho thấy nhân viên phòng chống dịch tiếp tục vi phạm quyền con người bằng các hình thức cưỡng chế thô bạo. Chính những người được cho là thực thi pháp luật lại chà đạp lên luật pháp một cách rõ ràng nhất. Những câu chuyện như vậy xảy ra không ít trong mùa dịch này.

Một trường hợp khác xảy ra được người dân quay clip và đăng tải trên Facebook hồi tháng 8, cho thấy một người dân ở Cà Mau tên Trần Tô Ân Châu cũng vì từ chối xét nghiệm COVID-19 tại nhà nên đã bị lực lượng chức năng khiêng đi cách ly tập trung. Ngoài ra, một thanh niên ở Đắk Lắk đã bị công an còng tay áp giải đi test COVID-19 chỉ vì người này từ chối chuyện test và ở yên trong nhà.

Nhà hoạt động nhân quyền Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) nói với RFA sáng 29 tháng 9:

“Các hình thc cưỡng chế đưa người dân đi xét nghim là vi phm nhân quyn mt cách trm trng, s nhc nhân phm con người. Tình hình nhân quyn Vit Nam ngày càng ti t, đặc bit là trong thi gian xy ra đại dch hin nay. Chính quyn các địa phương lm quyn để thc thi nhng công c ca h mt cách trm trng. Mà tôi nghĩ nó mang tính h thng ch không ch mt vài địa phương, t cp xã đến cp tnh, cp trung ương.

Cng đồng Facebook đã lên tiếng rt nhiu các trường hp nhà cm quyn vi phm nhân quyn hoc các sai phm trong qun lý kinh tế, xã hi. Khi nhiu người cùng lên tiếng phn đối thì nhà cm quyn bt buc phi nhìn li và có mt s trường hp h tha nhn sai lm. Nhưng vic ch xin li là chưa đủ. Nhng người vi phm nhân quyn phi b truy t, nếu nhà cm quyn Vit Nam mun xây dng mt chính quyn lành mnh để đưa đất nước vượt qua đại dch.

Ông Vũ Quốc Ngữ nói thêm, người dân Việt Nam muốn có nhân quyền thì phải đấu tranh chứ không có cách nào khác, bởi vì tự do, nhân quyền không phải là một món quà mà Thượng đế ban cho.

3408e6a1-64ed-4888-a57c-fb2fa9f247a0.jpeg

Cách chống dịch của Việt Nam bị coi là phiên bản của Vũ Hán, Trung Quốc, từ việc xét nghiệm đến việc cách ly.

Khi biến thể Delta bắt đầu xuất hiện ở Vũ Hán vào đầu tháng 8 vừa qua, giới chức thành phố này cho biết sẽ xét nghiệm toàn bộ dân trong thành phố và áp lệnh phong tỏa. Để bảo vệ thủ đô, tất cả các tuyến đường hàng không, xe buýt và các tuyến đi lại từ Bắc Kinh đến các vùng có dịch bị cắt. Tất cả khách du lịch cũng đã bị cấm vào thủ đô và giới chức chỉ cho phép những du khách “thiết yếu” có kết quả xét nghiệm âm tính được vào.

Trở lại câu chuyện bà Lan, truyền thông Nhà nước một ngày sau khi xảy ra vụ việc cho hay, ông Bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Phú Võ Thanh Quan đã nhận khuyết điểm và công khai xin lỗi bà Hoàng Thị Phương Lan. Ông Quan thanh minh cho hành động vi phạm của lực lượng chức năng là do mong muốn nhanh chóng dập dịch, sợ dịch bùng phát trở lại nên hơi nóng vội dẫn đến biện pháp cưỡng chế.

Luật sư Đặng Đình Mạnh thuộc đoàn luật sư TP.HCM nói với RFA rằng, việc ông Bí thư phường chỉ đạo cho nhân viên công lực phá cửa tư gia của một người, ập vào và cưỡng chế đi để xét nghiệm là một việc hoàn toàn bất hợp pháp. Vị Luật sư này nhận định rằng, chính quyền địa phương đã vi phạm ít nhất ba điều: Xâm phạm chỗ ở của người khác; Bắt giữ người trái pháp luật; Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác. Ông nói:

“Ông Bí thư phường ch đạo cho nhân viên công lc phá ca tư gia ca mt người sau đấy h p vào và cưỡng chế chế đi để xét nghim.

Cái din biến ca s vic như vy thì có th gi đấy là hành vi cưỡng chế ca v phía chính quyn nhưng mà ni dung ca vic cưỡng chế này là đưa đi xét nghim Covid thôi thì cái này thc ra không có lut pháp nào cho phép làm như vy. Vì vy cho nên tôi khng định rng cái vic h phá ca đồng thi cưỡng chế bt cô này đi xét nghim là mt vic hoàn toàn bt hp pháp.

Về phương diện luật pháp, chính quyền Việt Nam hiện nay bị cho là bất bình đẳng trong xử lý vi phạm. Chính quyền thì mạnh tay cưỡng chế, vi phạm nhân quyền, nhưng nếu người dân phản đối thì bị kết vô tội “chống người thi hành công vụ”.

Các hình thức cưỡng chế đưa người dân đi xét nghiệm là vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng, sỉ nhục nhân phẩm con người. Tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng tồi tệ, đặc biệt là trong thời gian xảy ra đại dịch hiện nay. Chính quyền các địa phương lạm quyền để thực thi những công cụ của họ một cách trầm trọng. Mà tôi nghĩ nó mang tính hệ thống chứ không chỉ một vài địa phương.

Ông Vũ Quốc Ngữ

Qua những vụ việc dân bị hành xử thô bạo, phi pháp, nhiều người nhắc lại câu nói của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ khi nói về vụ Đồng Tâm tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ ngày 4 tháng 5 năm 2017: “Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi trước dân, nếu dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP, nếu người vi phạm có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ trong thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì có thể bị xử phạt hình phạt tù cao nhất đến 07 năm tù.

Công luận nêu câu hỏi nếu lực lượng chống dịch dùng vũ lực bắt dân làm điều mà họ không muốn trong phạm vi luật pháp thì sẽ bị hình phạt như thế nào?

D.T.

Nguồn: RFA Tiếng Việt

This entry was posted in Công an trị, Quyền con người. Bookmark the permalink.