Covid-19: Tại sao Úc muốn chuyển từ ‘Covid zero’ sang sống chung với virus?

Frances Mao

BBC News, Sydney

Với tốc độ hiện tại, Úc có thể tiêm chủng cho 70% trẻ trên 12 tuổi vào giữa tháng 10. Khi đó, quốc gia này có kế hoạch nới lỏng phong tỏa và những người được tiêm chủng sẽ có nhiều quyền tự do đi lại hơn. Nhưng Úc sẽ tiếp tục xét nghiệm và truy vết, đồng thời vẫn áp dụng các biện pháp như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Các cuộc phong tỏa quy mô nhỏ hơn cũng sẽ là một khả năng nhưng được coi là không thể xảy ra.

Giáo sư Ivo Mueller, một chuyên gia về sức khỏe dân số và miễn dịch từ Đại học Melbourne cho biết: “Kế hoạch được đề xuất thực sự rất chu đáo và cẩn thận”.

“Đó không phải là ‘Ngày Tự do’, không phải là ‘chúng ta hãy ném mọi thứ ra ngoài cửa sổ và đi tiệc tùng’ – đó không phải là những gì đang được đề xuất”.

Thủ tướng Scott Morrison cho biết Australia đã thay đổi chiến lược Covid: đến lúc bỏ phong tỏa và “ra khỏi hang”.

People wearing masks walk past the Sydney Opera House during a state-wide lockdown in August 2021

NGUỒN HÌNH ẢNH, GETTY IMAGES

Ông cho biết lần đầu tiên, người Úc sẽ sớm “sống chung với virus’ – tức là không cố gắng loại bỏ nó.

Đó là một sự thay đổi mạnh mẽ đối với một quốc gia từng chứng kiến rất ít ca nhiễm.

Chiến lược của Úc là gì?

Một số người gọi đó là kế hoạch “Pháo đài Úc”.

Úc từng đặt mục tiêu “Covid Zero” (không Covid) bằng cách ngăn chặn lượng khách nước ngoài nhập cảnh, truy vết, và đóng cửa biên giới các bang sau khi dịch bệnh bùng phát.

Các cuộc phong tỏa toàn thành phố và toàn tiểu bang thường xuyên được ban hành – đôi khi sau khi chỉ một ca nhiễm được phát hiện.

Một ví dụ là Melbourne, đã sống 200 ngày trong phong tỏa trong 2 năm vừa qua.

Giải pháp này đã bị chỉ trích do ảnh hưởng đến sinh kế và sức khỏe tinh thần người dân.

Queues of people use a QR code to check in at a Sydney stadium for their vaccination appointment

NGUỒN HÌNH ẢNH, GETTY IMAGES

Tuy nhiên, cho đến nay, Úc đã dập tắt dịch bệnh và cho phép nhiều người Úc sinh hoạt như bình thường.

Vì vậy, những gì đã thay đổi?

Biến thể Delta đã đảo ngược các kế hoạch của Úc. Vào tháng 6, biến thế này xuất hiện ở Sydney trước khi lan sang Melbourne và Canberra.

Chính quyền các bang đã cho phong tỏa trở lại. Hiện tại, cứ hai người Úc thì một người phải ở nhà.

Biện pháp này đã giúp ngăn chặn sự lây lan. Tại Sydney, số R – tỷ lệ virus lây lan – đã giảm từ 5 xuống 1,3.

Nhưng giới chức cho biết Covid zero không còn khả thi nữa.

Nhận định này làm gia tăng chỉ trích đối với chính phủ Morrison về mức độ tiêm chủng thấp của Úc. Nhiều người cáo buộc Úc tự mãn. Ông Morrison đã tuyên bố vào tháng 4 rằng tiêm chủng “không phải là một cuộc đua”.

Nhưng giờ đây, ông đã theo sát chính quyền bang New South Wales khi nói rằng tiêm chủng là con đường duy nhất để Úc mở cửa trở lại. Victoria – bao gồm cả Melbourne – cũng đã từ bỏ chính sách Covid Zero trong tuần này.

A hospital

NGUỒN HÌNH ẢNH, EPA

Vậy kế hoạch mới là gì?

Khoảng 36% người Úc trên 12 tuổi được tiêm phòng đầy đủ – còn xa mới đủ để thoát khỏi tình trạng phong tỏa, theo các chuyên gia.

“Những ngày này sẽ kết thúc khi chúng ta bắt đầu đạt 70% và 80%,” ông Morrison nói vào tuần trước.

Nhưng Úc đang bắt kịp tốc độ – nước này hiện đạt tốc độ tiêm chủng nhanh hơn cả Anh và Mỹ ở thời kỳ đỉnh cao của họ.

Với tốc độ hiện tại, Úc có thể tiêm chủng cho 70% trẻ trên 12 tuổi vào giữa tháng 10.

Khi đó, quốc gia này có kế hoạch nới lỏng phong tỏa và những người được tiêm chủng sẽ có nhiều quyền tự do đi lại hơn.

Nhưng Úc sẽ tiếp tục xét nghiệm và truy vết, đồng thời vẫn áp dụng các biện pháp như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Các cuộc phong tỏa quy mô nhỏ hơn cũng sẽ là một khả năng nhưng được coi là không thể xảy ra.

Giáo sư Ivo Mueller, một chuyên gia về sức khỏe dân số và miễn dịch từ Đại học Melbourne cho biết: “Kế hoạch được đề xuất thực sự rất chu đáo và cẩn thận.

“Đó không phải là ‘Ngày Tự do’, không phải là ‘chúng ta hãy ném mọi thứ ra ngoài cửa sổ và đi tiệc tùng’ – đó không phải là những gì đang được đề xuất”.

Khi nào các biên giới quốc tế mở cửa?

Điều này sẽ xảy ra khi Australia chạm ngưỡng 80% dân số tiêm đủ 2 mũi. Tuy nhiên, du lịch sẽ chỉ dành cho các quốc gia “an toàn” được chỉ định và những người đã được tiêm chủng.

Thủ hiến NSW Gladys Berejiklian cho biết bà đang có kế hoạch mở cửa trở lại vào tháng 11, nhưng một số chuyên gia cho rằng việc này có thể xảy ra sớm hơn.

“Với 80% dân số tiêm đủ hai liều, chúng tôi dự đoán sẽ cho phép công dân của chúng tôi đi du lịch quốc tế và cũng có thể chào đón công dân Úc hồi hương qua Sân bay Sydney”, bà Berejiklian cho biết trong tuần này.

Kế hoạch quốc gia của Úc cũng cho phép “bong bóng du lịch” đến các quốc gia an toàn. Công dân nước ngoài đã được tiêm phòng cũng có thể nhập cảnh.

Hãng hàng không Qantas đã có kế hoạch mở lại các đường bay vào tháng 12 tới Anh, Mỹ, Singapore, Canada và Nhật Bản.

Nhưng có phải ai cũng hài lòng?

Cuộc thăm dò cho thấy 62% người Úc ủng hộ kế hoạch mở cửa trở lại của chính phủ.

Nhưng nhiều người Úc phản đối ý tưởng “sống chung với virus”, sau khi đã quen với tỷ lệ lây nhiễm thấp.

Mô hình của chính phủ, do Viện Doherty chuẩn bị, ước tính rằng việc mở cửa trở lại khi số người tiêm chủng đạt mức 70% có thể dẫn đến 13 ca tử vong trong sáu tháng – với điều kiện việc xét nghiệm và truy vết đang ở mức đỉnh điểm. Nhưng con số đó có thể tăng lên 1.500 nếu không có đủ các các biện pháp chăm sóc sức, dự báo cho biết.

Chỉ trong tuần này, Úc đã ghi nhận ca tử vong do Covid thứ 1.000.

Giáo sư Mueller cho biết về mặt tâm lý, đó là một sự thay đổi lớn trong tư duy.

Hơn 90% các ca nhiễm ở Úc là ở quanh Sydney và Melbourne. Nhưng sáu trong số tám tiểu bang và vùng lãnh thổ của Úc hầu như không có ca nhiễm nào.

“Về cơ bản không có lây nhiễm và không có các lệnh hạn chế, mọi người về cơ bản sống một cuộc sống bình thường nên việc nói với họ rằng họ chung sống với virus thực sự rất khó”, Giáo sư Mueller nói.

Cuộc chiến chính trị

Do đó, các khu vực không Covid tại Úc không đồng ý với chính phủ liên bang và các bang khác về chiến lược sống chung với Covid.

Dưới hệ thống chủ nghĩa liên bang của Úc, chính quyền các bang có quyền kiểm soát y tế, chính sách và biên giới nội bộ.

Queensland và Tây Úc hiện từ chối mở cửa các tiểu bang của họ trong khi Sydney chứng kiến hơn 1.000 ca nhiễm mỗi ngày.

Thủ hiến Tây Úc Mark McGowan nói: “Tôi không thể hiểu tại sao có những người ở đó nói rằng chúng tôi nên cố tình lây nhiễm bệnh cho chính mình”.

Nhưng ông Morrison lập luận rằng những tiểu bang đó không thể náu mình trước virus mãi mãi.

Giáo sư Mueller nói: “Hầu hết các bang ở Úc cần phải nhận ra rằng cuối cùng họ phải đi ra khỏi vùng Không Covid, bởi vì nó không bền vững mãi mãi.

“Quý vị phải bắt đầu chuẩn bị cho người dân về cuộc sống tới đây như thế nào, quý vị phải bắt đầu tìm kiếm giải pháp cho vấn đề hơn là chỉ dừng lại ở đó”.

Úc có thể học được gì từ nước ngoài?

Các chuyên gia nói rằng có thể học được nhiều điều từ các quốc gia khác về cách mở lại một cách an toàn và hạn chế rủi ro.

Giãn cách xã hội có thể được yêu cầu ở các trường học, giống như ở Pháp và Mexico? Với du lịch, Úc có thể áp dụng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh như ở châu Âu và Bắc Mỹ không? Giấy thông hành vaccine nào là tốt nhất để cho phép đi lại một cách an toàn?

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng Úc hiện cần tập trung vào việc tiêm chủng cho các nhóm đặc biệt có nguy cơ, chẳng hạn như cộng đồng bản địa, trước khi mở cửa trở lại.

Họ lưu ý rằng kế hoạch mở cửa trở lại của Australia cũng đã được định hình từ kinh nghiệm của Anh và Mỹ.

Trong khi chủng Delta hoành hành ở cả hai quốc gia, tiêm chủng làm giảm đáng kể các ca bệnh nặng và tử vong.

Tiến sĩ Mueller nói: “Điều đó giúp chúng tôi yên tâm rằng chúng tôi đang đi đúng hướng với vaccine.

Kế hoạch mở cửa trở lại của Úc ở mức 80% là cao hơn so với mức 54% ở Anh, nơi tỷ lệ dân số đã tiêm chủng hiện đang ở mức khoảng 80%. Ở Đan Mạch, nơi 70% dân số được tiêm chủng, hầu như tất cả các hạn chế đã được bãi bỏ.

Singapore, đạt 80% dân số tiêm chủng trong tuần này, cũng đang đi trước trong kế hoạch mở cửa trở lại. Nhưng Singapore làm thận trọng như Australia, chỉ cho phép dân đi tới các quốc gia an toàn và duy trì các hạn chế như đeo khẩu trang.

F.M.

Nguồn: bbc.com/vietnamese

This entry was posted in Chính sách chống đại dịch virus Vũ Hán, Quản lý xã hội trong đại dịch. Bookmark the permalink.