Võ Xuân Sơn
Phía Mỹ khẳng định đây là minh chứng mới nhất cho việc hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam trong việc nâng cao năng lực ứng phó đại dịch COVID-19 của Việt Nam, dựa trên nền tảng quan hệ hợp tác lâu dài.
Tổng lãnh sự Mỹ Damour thăm kho bảo quản vắc xin Moderna ở TP.HCM
Đại sứ Anh tại Việt Nam, Gareth Ward chia sẻ, Anh cam kết hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh chương trình tiêm chủng quốc gia, cũng như giúp những người yếu thế nhất được tiếp cận vắc xin. Những liều vắc xin này sẽ sớm được bàn giao cho cơ quan y tế Việt Nam và chuyển đến những người đang có nhu cầu cấp thiết nhất trên khắp cả nước.
Anh tặng vắc xin phòng Covid-19 cho Việt Nam
Vẫn biết rằng ngành y đang phải căng mình chống dịch, có BV ở TP HCM quá tải, F0 nhiều nơi phải chờ lâu mới được đưa đi… nhưng đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 14 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 mà mới chỉ tiêm được hơn 5 triệu mũi tính đến hết ngày 27/7 thì nếu không chậm phải dùng từ gì?
Còn đây là nhận định của người đứng đầu Chính phủ “Thủ tướng cũng đánh giá việc tổ chức tiêm vaccine tại các địa phương vẫn còn chậm”.
Dù biện minh hay cho rằng có lý do khách quan, chủ quan nào đó thì việc mới chỉ tiêm hơn 1/3 số vắc xin khó khăn lắm mới có được vẫn là điều khó lọt tai!
Nhất là trong tình cảnh dân chúng đang mong từng liều, ai tiêm được coi như ” đặc ân”, có kẻ còn khoe khoang thì việc chậm trễ này liệu có thiếu trách nhiệm?
Chỉ sợ vắc xin thiếu và phân bổ không công bằng, giờ chẳng lẽ phải lo cả việc vắc xin hàng triệu liều trong kho mà chưa thể tiêm được vì abcd gì đó sao? Sang tháng sau khi vắc xin về dồn dập hơn nữa thì sẽ thế nào đây?
Bộ Y tế không chỉ nợ lời giải thích về việc tại sao Kovir của Sao Thái dương hay Hoạt huyết Nhất Nhất lại được Cục trưởng Thinh “o bế” kì quặc, tăng giá vô tội tạ mà còn nên có thông tin rõ ràng về chuyện chậm tiêm vắc xin này!
Nếu lý do chính đáng sẽ giúp người dân yên lòng hơn, còn trục trặc chỗ nào cũng phải sửa gấp chứ k thể như vậy!
Trong khi Bộ Y tế đang đề nghị ngân sách sẽ không mua thêm vắc xin COVID-19, thực hiện tiêm ‘xã hội hóa’, thì những người dân Việt nam thuộc mọi tầng lớp, giàu, nghèo, người làm công, doanh chủ… đang ra sức tìm cách hỗ trợ nhau, cứu giúp nhau để vượt qua khoảng thời gian khắc nghiệt này. Ai có sức dùng sức, ai có công dùng công, ai có tiền dùng tiền. Thật đáng trân trọng.
Có một gia đình có truyền thống làm từ thiện tại Sài Gòn. Tôi quen chị cũng thông qua những chuyến đi từ thiện. Chị cho tôi biết, gia đình chị đang có ý định mua tặng cho TPHCM và Huế, quê anh chị, 300 máy thở. Sau khi tìm hiểu, tôi khuyên chị nên chọn loại máy xâm nhập, mắc hơn nhưng cần thiết hơn, tác dụng cứu người rõ ràng hơn.
Vấn đề khó khăn là hiện nay, hầu như tất cả các nhà máy ở Trung Quốc đều từ chối đơn hàng mới. Nhanh nhất thì phải nửa năm nữa họ mới có thể sản xuất cho những đơn hàng bây giờ. Hiện tại chỉ còn lác đác các máy thở đã qua sử dụng nhưng còn mới (còn bảo hành), của các nhà giàu mua về, bây giờ không sử dụng nên bán lại.
Với loại đó thì phải mua gom. Sáng nay, chị cho tôi biết có 6 máy như vậy đang được các bên giành nhau mua ở Úc. Ấn độ cũng quyết liệt không kém gì chúng ta. Tôi đã tức tốc hỏi ngay chuyên gia và khi được trả lời máy đó tốt, chị đã yêu cầu các con và nhân viên tiến hành hợp đồng mua liền.
Chưa biết sẽ đấu nổi với Ấn Độ và các nước cũng đang đi săn lùng máy thở hay không. Cũng chưa biết có nhập vô Việt nam suôn sẻ không, nhưng tôi vẫn khuyến khích chị mua. Đồng thời tôi sẽ hỏi bên Hải quan, nếu cần thiết sẽ nhờ Bộ Y tế và lãnh đạo TPHCM can thiệp.
Chưa biết mọi chuyện sẽ suôn sẻ hay không. Nhưng chúng ta thấy, trong những ngày này, người dân đang tìm mọi cách nỗ lực cứu giúp nhau, hạn chế thiệt hại do dịch và công tác chống dịch gây ra. Mấy ngày nay, các tổ chức cứu trợ tự phát đã kêu ca rất nhiều vì sự ngăn chặn của các chốt chặn.
Theo tôi biết thì ở cấp cao đã có sự thay đổi nhất định trong phương hướng chống dịch, nhưng cấp thừa hành đang có vấn đề. Hoặc là họ không có khả năng chuyển đổi, hoặc họ không có khả năng hiểu được ý nghĩa của các mệnh lệnh, hoặc có xung đột lợi ích nào đó, nên mọi chuyện rất chậm chạp.
Chúng ta đang thụ hưởng thành quả của việc im lặng, không quan tâm đến chính trị, bịt mắt, bịt tai, bịt miệng một thời gian dài. Bây giờ, chúng ta có một đội ngũ công chức không biết phân biệt đúng sai, chỉ đâu đánh đó, đến mức mà mỗi nơi phải ra công văn định nghĩa hàng hóa thiết yếu là gì.
Nhưng thôi, bây giờ là lúc chúng ta phải cùng nhau và cùng với chính quyền vượt qua thời điểm đau thương này. Mong rằng chính quyền cần xử lí ngay các trường hợp công chức của mình ngăn chặn người dân giúp nhau.
Và, hơn thế nữa, chính quyền cần hỗ trợ hết mực cho công việc từ thiện của dân, vì trong điều kiện chính quyền không còn khả năng tài chính để cứu dân, thì việc người dân cứu nhau là vô cùng quan trọng.
V.X.S.
Nguồn: FB Xuân Sơn Võ