Lý Hoài Quất
Hình ảnh thắp nến tưởng niệm sự kiện thảm sát Thiên An Môn (sự kiện Lục Tứ) tại công viên Victoria vào tối ngày 4/6/2020. (Ảnh: Pang Dawei / Vision Times).
Năm nay là năm kỷ niệm sự kiện Lục Tứ (Thảm sát Thiên An Môn năm 1989) đầu tiên sau khi Luật An ninh quốc gia phiên bản Hồng Kông được thực thi. Năm ngoái, chính quyền Hồng Kông đã lấy lý do dịch bệnh để từ chối cấp phép tổ chức buổi lễ thắp nến tưởng niệm Lục Tứ, tuy nhiên vẫn có lượng lớn người dân tự phát đến công viên Victoria để tưởng niệm. Năm nay, chính quyền Hồng Kông vẫn tiếp tục lấy lý do dịch bệnh để từ chối hoạt động này. Trước đó có thông tin cho biết, người dân vào công viên Victoria sẽ bị bắt, điều này có nghĩa là lễ thắp nến tưởng niệm Lục Tứ tại công viên này đã duy trì 31 năm sẽ không còn nữa. Phó chủ tịch Chi Liên Hội, ông Hà Tuấn Nhân, hy vọng người dân dùng phương thức của riêng mỗi người để tưởng niệm, toàn bộ Hồng Kông đều là công viên Victoria. Nhà tư bản công nghiệp Hồng Kông Viên Cung Di cho biết, toàn thế giới đều là công viên Victoria. Ông kêu gọi người Hoa ở nước ngoài tiếp nối ánh nến Hồng Kong, vào tối ngày 4/6 theo giờ Hồng Kông cùng lên mạng tham gia hoạt động “Ánh nến vạn nhà tưởng niệm Lục Tứ”, tưởng niệm người đã chết trong sự kiện Lục Tứ, lên án chính quyền thảm sát người dân.
Cuộc thỉnh nguyện trên Quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh năm 1989 và hoạt động phản đối Dự luật Dẫn độ bùng phát năm 2019 có nhiều điểm rất giống nhau. Thứ nhất, nhóm người biểu tình chủ yếu đều là học sinh, sinh viên và người trẻ tuổi; thứ hai, người thỉnh nguyện đều yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho người dân giá trị phổ quát như dân chủ, pháp trị, tự do và nhân quyền; thứ ba, người đấu tranh trong hai sự kiện đều trả giá bằng sự hy sinh to lớn, thậm chí là sinh mạng
.
Ông Viên Cung Di chỉ ra, người dân Trung Quốc và Hồng Kông đối kháng đều là chính quyền ĐCSTQ, chỉ là hai việc xảy ra ở địa điểm và niên đại khác nhau, mặc dù thủ pháp đấu tranh của người dân và thủ đoạn đàn áp của chính quyền đều có sự khác nhau, nhưng ý nghĩa đằng sau hai sự việc là hoàn toàn tương đồng.
Đối với hoạt động “Ánh nến vạn nhà tưởng niệm Lục Tứ”, ông Viên Cung Di cho biết, trước sự việc chỉ có suy nghĩ, cho rằng không thể đến công viên Victoria, vậy thì ở nhà lên mạng tưởng niệm, cho rằng đây là một hoạt động đơn giản, nhưng trong quá trình chuẩn bị ông ngày càng cảm thấy ý nghĩa to lớn của sự kiện này. Ông nói, lãnh tụ phong trào sinh viên Lục Tứ Vương Đan, Ngô Nhĩ Khai Hy, Phương Chính, Trần Quang Thành, và còn có nghị sĩ Mỹ Chris Smith, v.v, tham gia hoạt động này. Ngoài ra, còn đặc biệt mời hai khách đến tham gia chương trình lần này, “là người bạn tốt nhất của người Hồng Kông, họ sẽ diễn thuyết, còn ghi một đoạn video ngắn, nhưng bảo mật trước khi sự kiện diễn ra”, đến lúc đó mọi người có thể nhìn thấy họ.
Nhắc đến những nhân sĩ phong trào dân chủ, ông Viên Cung Di không khỏi xúc động, ông nghẹn ngào, họ rất cảm kích người Hồng Kông kiên trì tưởng niệm Lục Tứ, đã tổ chức liên tục 31 năm, “Họ rất cảm kích, đồng tình, hơn nữa sẽ quay lại ủng hộ chúng ta.”
Ông Viên Cung Di kêu gọi người dân yêu mến tự do, tôn trọng dân chủ, pháp trị và nhân quyền trên toàn thế giới đoàn kết lại để đối kháng chính phủ toàn trị, nếu không đoàn kết, thì sẽ bị ĐCSTQ phá vỡ từng cái, “chỉ có đoàn kết, mới có thể tiêu diệt ĐCSTQ”.
Người dân tham gia “Ánh nến vạn nhà tưởng niệm Lục Tứ”, sẽ tắt đèn vào lúc 9 giờ tối ngày 4/6 theo giờ Hồng Kông, sẽ thắp nến hoặc bật đèn trên điện thoại và đặt bên cửa sổ, dùng ánh nến để tưởng niệm những người đã chết trong sự kiện Lục Tứ và sự kiện phản đối Dự luật Dẫn độ, biểu đạt niềm thương nhớ đối với họ. Ông Viên Cung Di nói, khác với việc tổ chức tại công viên Victoria, khán giả ở phía sau khó có thể nhìn được người ở trên sân khấu, buổi tưởng niệm trên mạng có chỗ tốt là mọi người đều có thể xem ở khoảng cách gần. Ngoài ra, ông kêu gọi mọi người chuẩn bị sẵn khăn giấy, tiết mục giới thiệu sẽ rất cảm động, “không ai có thể không khóc”.
Diễn biến vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989
Ông nói, nội dung chương trình phong phú, nhiều kênh trực tuyến sẽ đồng bộ phát trực tiếp, bao gồm cả kênh bình luận chính trị kinh tế của ông Viên Cung Di và các kênh truyền thông. Buổi tối từ 8:30 đến 9:00, sẽ có một tiết mục giới thiệu Hồng Kông, “âm nhạc trong tiết mục đó vô cùng hay”, “có thể phát lại, nếu bị lỡ thì có thể lên mạng xem lại”. Ông còn cho biết, ĐCSTQ không để người dân đến công viên Victoria tưởng niệm, chúng ta cần ứng phó linh hoạt, tưởng niệm trên mạng lần này là một biện pháp tốt.
Ông Viên Cung Di còn cho biết, ĐCSTQ hiện đang bị phương Tây truy kích hiện đang rơi vào thế yếu, do đó bản thân cũng càng cần thừa thắng truy kích. Hiện tại, ông vừa từ Mỹ đến Anh, và có kế hoạch vận động hành lang nghị viện các nước phương Tây về vấn đề “ĐCSTQ là tập đoàn tội phạm xuyên quốc gia”. Ngoài ra, ông Trình Tường một người làm truyền thông kỳ cựu tại Hồng Kông am hiểu về lịch sử của ĐCSTQ đã giúp ông Viên Cung Di liệt kê ra 10 tội trạng lớn của ĐCSTQ. Ông Viên nói, “Cần đếm ra 10 tội trạng của ĐCSTQ trước người dân, phán quyết ĐCSTQ là tập đoàn phạm tội xuyên quốc gia, hiện tại là lúc xuất kích”. Ông nhấn mạnh, nửa cuối năm nay là thời cơ tốt để truy kích ĐCSTQ, cần khiến ĐCSTQ từ chủ động biến thành bị động, khiến nó biến thành chuột chạy qua đường.
Những tiếng nói kêu gọi truy trách nhiệm đại dịch viêm phổi Vũ Hán trên toàn cầu ngày càng lớn, ông Viên Cung Di chỉ ra, thế giới không nên dung túng ĐCSTQ đảo loạn trật tự quốc tế, kiểm soát quan chức Liên Hiệp Quốc. Lần dịch viêm phổi Vũ Hán này đã tác động đến toàn cầu, một nguyên nhân trong đó chính là chính quyền ĐCSTQ chậm trễ thông báo cho WHO, trong khi quan chức WHO bao che cho ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình và ông Tedros Adhanom khó thoái thác được tội lỗi của mình. “Nhất định cần truy cứu trách nhiệm đến cùng, không thể để ĐCSTQ chạy thoát”. Ông Viên Cung Di kêu gọi nhân sĩ ở nước ngoài viết thư cho nghị sĩ nước sở tại của mình, yêu cầu truy cứu trách nhiệm, “nhất định phải theo sát ĐCSTQ, không thể để ĐCSTQ đào thoát, cuối cùng khiến họ từ bỏ chủ nghĩa cộng sản”.
Lý Hoài Quất, Vision Times
Nguồn: Tri Thức