Thúy | 13/05/2021 02:40 PM
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bangladesh cân nhắc tham gia nhóm Bộ tứ Quad (gồm các nước Nhật Bản – Mỹ – Úc – Ấn Độ).
Bangladesh cân nhắc gia nhập Quad
Tờ Times of India cho biết, Đại sứ Trung Quốc tại Bangladesh Li Jiming phát biểu trước truyền thông địa phương rằng quan hệ giữa hai nước (Trung Quốc – Bangladesh) sẽ xấu đi đáng kể nếu Bangladesh tham gia Quad.
“Chúng tôi không muốn Bangladesh tham gia vào liên minh này,” ông Li nói.
Tuy nhiên, cách ngoại giao chiến lang này của Trung Quốc lại không được Bangladesh đón nhận.
Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh AK Abdul Momen đáp trả rằng: “Chúng tôi làm một quốc gia độc lập. Chúng tôi tự quyết định chính sách đối ngoại của mình. Nhưng đúng, các quốc gia khác có quyền có ý kiến. Tất nhiên là ông ấy (Đại sứ Trung Quốc) đại diện cho quốc gia của ông. Họ có thể nói bất cứ thứ gì họ muốn. Có thể họ không mong điều đó xảy ra (việc Bangladesh tham gia Quad),” ông Momen nói, bổ sung rằng cũng chưa có quốc gia nào trong nhóm Quad tiếp cận Bangladesh.
Trung Quốc cho rằng nỗ lực của Quad là muốn đối trọng lại với sức ảnh hưởng của Bắc Kinh. “Quad nói rằng nhóm chỉ lập lên với mục đích kinh tế và an ninh. Nhưng điều đó không đúng. Chúng tôi biết rằng Quad nhắm mục tiêu là Trung Quốc,” Đại sứ Li Jiming cho hay.
Bất ngờ giành giật “đòn bẩy đối đầu Ấn Độ” của Trung Quốc, Mỹ nhắm vào Vành đai, Con đường?
Bị Trung Quốc ra sức cấm cản gia nhập QUAD, Bangladesh đáp trả “rắn”: Chúng tôi tự quyết!
Đổ hàng tỷ USD, Trung Quốc chưa thu được thành quả
Trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực hợp tác với các nước láng giềng của Ấn Độ như Sri Lanka, Bangladesh , Maldives và Nepal. Tuy nhiên, mặc cho nỗ lực đổ hàng tỷ USD vào khu vực, Bắc Kinh có vẻ như vẫn chưa thu được trái ngọt xứng đáng.
Một vài tuần trước, Bangladesh đưa tuyên bố rất rõ ràng tới Trung Quốc và Pakistan rằng Ấn Độ là đồng minh quan trọng nhất của nước này. Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến, Cố vấn ngoại giao của Thủ tướng Bangladesh bà Sheikh Hasina, Gowher Rizvi nói rằng Dhaka quan tâm hơn tới mối quan hệ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, mặc dù nước này là một phần của sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) đầy tham vọng của Trung Quốc.
“Ấn Độ là đồng minh quan trọng nhất của chúng tôi và sẽ là tự sát nếu như nghĩ khác đi,” cố vấn Gowher nói.
Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc đổ hàng tỷ USD vào các quốc gia Sri Lanka, Bangladesh, Nepal, Maldives chưa mang lại hiệu quả khi các quốc gia này được cho là đã cảnh giác hơn với phương thức ngoại giao bẫy nợ.
Mỹ hưởng “trái ngọt” nếu Bangladesh – Trung Quốc rạn nứt
Vào tháng 9 năm ngoái, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã có một cuộc điện đàm được đánh giá là hiếm có với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Tại đây, Mỹ đã đề xuất giúp quốc gia Nam Á hiện đại hóa quân đội trước năm 2030.
Trước đó, hai nước cũng đã mở cuộc đàm phán về việc mua bán các thiết bị quân sự tiên tiến
Ngoại giao quốc phòng là một phần trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Washington. Vào tháng 6/2019, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo đầu tiên về chiến lược này, trong đó công nhận Bangladesh là “đối tác mới nổi”, cùng với Sri Lanka, Nepal và Maldives ở Nam Á.
Mỹ và Bangladesh đã hợp tác về an ninh trong nhiều lĩnh vực, từ chống khủng bố đến gìn giữ hòa bình, theo kế hoạch tài trợ quân sự nước ngoài bắt đầu từ năm 2005. Từ năm 2018, Mỹ chi thêm 60 triệu USD để hỗ trợ an ninh hàng hải cho Bangladesh.
Theo giáo sư về quan hệ quốc tế của Đại học Dhaka Amena Mohsin, Mỹ đang tích cực thúc đẩy tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm đối đầu với Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc. Bangladesh đã là thành viên của sáng kiến này từ năm 2016.
Các chuyên gia nhận định, mối quan hệ đối tác với Bangladesh sẽ mang tầm quan trọng chiến lược trong cuộc chiến chống khủng bố cũng như mua bán vũ khí của Mỹ.
T
Nguồn: soha.vn